Dạy học Ngữ văn: Hiệu quả từ cách làm hay
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình giáo dục. Ngoài chức năng công cụ, môn Ngữ văn còn góp phần vào việc hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách con người.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã có cách làm hay tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp nhận.
HS tham gia CLB Sáng tác trẻ.
Học qua hoạt động trải nghiệm
Một trong những phương pháp dạy học được đề xuất, thảo luận trong thời gian gần đây là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đặc biệt là hình thành các câu lạc bộ sáng tác.
Có thể nói, một trong những nhu cầu cao đẹp nhất của con người là khám phá thế giới nội tâm sâu kín, bộc lộ cảm xúc và tìm kiếm niềm sẻ chia, đồng cảm từ những tâm hồn khác. Bởi lẽ đó, sáng tạo văn học nghệ thuật đã trở thành một nhu cầu tự thân, một niềm khát khao, đam mê của rất nhiều bạn trẻ. Không những vậy, các em còn mong muốn có một không gian, môi trường sáng tác thực sự để được giao lưu, tương tác, chia sẻ cùng bạn bè, độc giả.
Hoạt động này nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kỹ năng sống và năng lực cho học sinh.
Video đang HOT
Phương pháp này chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, ở cả phần dạy – học đọc – hiểu văn bản cũng như Tiếng Việt, Tập làm văn, đặc biệt là việc khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách, đề tài, sự nghiệp sáng tác của tác giả và giá trị tác phẩm.
Sáng tác hay xuất phát trong giờ học
Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Sáng tác trẻ ở Trường THCS Lê Văn Thiêm – TP Hà Tĩnh.
Hoạt động sáng tạo được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Thông qua các hoạt động cụ thể nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Việc tham gia vào các hoạt động, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
Câu lạc bộ Sáng tác trẻ có thể được triển khai thành các chủ đề, chủ điểm, có thời gian biên tập, sửa chữa. Giáo viên chủ nhiêm đặc biệt là giáo viên dạy Văn phải là những biên tập viên, định hướng, khơi gợi xúc cảm ở mỗi thành viên câu lạc bộ.
Mùa thu là mùa của thi ca. Ví dụ, “Mùa thu và mái trường”, “Lời ru bên cánh võng”, “Khát vọng mùa xuân và tuổi trẻ”… Theo từng chủ đề, câu lạc bộ sẽ định hướng và thu hút được nhiều thành viên và hoạt động sẽ cụ thể hơn, tạo được dấu ấn sâu sắc. Và cũng chắc chắn sẽ có nhiều sáng tác mới, thể hiện những cách nhìn tinh tế trước những chuyển biến của tạo vật, của đất trời.
Say mê phân tích tác phẩm.
Câu lạc bộ Sáng tác trẻ không chỉ là nơi gặp gỡ của các bạn có khả năng sáng tác, mà còn là điểm hẹn của nhiều cây bút phân tích, thẩm bình tác phẩm. Sẽ thật hạnh phúc cho người sáng tạo khi đứa con tinh thần của mình đến được với trái tim bạn đọc, và được tái tạo thêm một lần nữa qua lăng kính thẩm bình của bạn yêu thơ văn. Thiết nghĩ, đây sẽ là một hoạt động đem lại ý nghĩa to lớn đối với việc học Văn nói riêng và nuôi dưỡng tâm hồn biết trân trọng những giá trị đẹp đẽ trong cuộc sống hiện nay nói chung.
Dương Thị Huyên (Giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm – TP Hà Tĩnh)
Theo GDTĐ
Phát triển văn hóa đọc qua ngày hội đọc sách
Chiều ngày 28/10, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã tổ chức chương trình "Ngày hội đọc sách" năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Chương trình thực hiện theo kế hoạch số 117/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo UBND Quận Bắc Từ Liêm về xây dựng "Chương trình nhà trường": Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tế. Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh có được kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, từ đó sáng tạo, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề.
Ban Giám hiệu nhà trường trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Đọc sách chính là một quá trình tích lũy kiến thức, giúp cho độc giả không chỉ hiểu biết về tương lai mà còn là cơ hội để hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, để giúp cho học sinh toàn trường tích cực, chủ động trang bị kiến thức từ nhiều nguồn, đồng thời tạo điều kiện cho phong trào thi đua "Chăm ngoan học giỏi", Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã phát động phong trào đọc sách từ tháng 9/2019.
Tham dự ngày hội, 100% các lớp ghi hình hoạt động đọc sách của học sinh theo nhiều hình thức (đọc sách trong lớp, tại thư viện, đọc sách theo hình thức thư viện mở...). Tại ngày hội, học sinh được trải nghiệm các hoạt động bổ ích như sáng tác thơ, ngâm thơ, vẽ bìa cho sách, sáng tác truyện theo tranh vẽ, sân khấu hóa về nhân vật lịch sử, tìm hiểu sách, báo tiếng Anh hay trình diễn thời trang tái chế "Không sử dụng rác thải nhựa trong học đường"...
"Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc và vai trò của sách, người làm sách và văn hóa đọc trong cộng đồng, Trường tiểu học Xuân Đỉnh tổ chức ngày đọc sách nhằm giới thiệu nguồn sách hiện nay thư viện của trường. Chúng tôi hy vọng, ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho các em học sinh những niềm vui, nâng cao nguồn tri thức", cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu.
Học sinh khối lớp 5 sân khấu hóa truyện về Bác Hồ
Mỗi gian trưng bày sách được giáo viên cùng học sinh trưng bày sách, truyện, báo thành nhiều mô hình và đa dạng. Trong đó các loại sách, báo, truyện có đề tài về lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong ngày hội đọc sách, học sinh được bồi dưỡng tình yêu sách, báo, phát triển văn hóa đọc trong cán bộ giáo viên và học sinh cùng cha mẹ học sinh.
Đây là sân chơi bổ tích thu hút giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh vào các hoạt động văn hóa của nhà trường, bồi đắp cho người đọc lòng yêu nước, yêu lịch sử dân tộc, hướng các em học sinh tới những hoạt động lành mạnh và bổ ích.
Theo anninhthudo
Học sinh thoát khỏi nỗi lo làm bài kiểm tra Thay vì làm các bài kiểm tra 15 phút, một tiết bằng giấy, hiện nhiều trường học đã đánh giá học sinh thông qua các bài thu hoạch của hoạt động trải nghiệm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, làm dự án. Sở GD&ĐT TP.HCM đã ban hành văn bản về thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục,...