Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên… nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả.

Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào? - Hình 1

Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học.

Dạy học là quá trình linh hoạt, có tính “mở”

Tại Trường Tiểu học Hòa Bình (Quận 1, TP.HCM), cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung – giáo viên Lớp 1/6 đã giãn tiến độ thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 (còn gọi là chương trình mới – PV) và tăng thời lượng tiết dạy để vừa sức với học sinh trong những buổi đầu mới làm quen con chữ.

Riêng môn tiếng Việt lớp 1, được cô Dung phân bổ tiết dạy theo hướng tăng thêm thời lượng ở phần âm, vần để rèn thêm kỹ năng đọc, viết cho học sinh. Trong đó, cô tận dụng tối đa các tiết thực hành, ôn tập, ôn luyện để hỗ trợ, hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Từ phương pháp dạy học “mở”, việc thực hiện chương trình mới và sử dụng SGK giảng dạy cho học sinh lớp 1 đã bắt đầu bắt nhịp, làm quen. Đa số học sinh vui vẻ, phấn khởi học tập.

“Quá trình dạy học là quá trình linh hoạt, không mang tính một màu và có tính “mở”. Giáo viên nên cố gắng căn cứ vào đặc điểm của học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học”, Cô Dung cho biết.

So với chương trình GDPT 2006 thời lượng dành cho môn tiếng Việt lớp 1 là 350 tiết (10 tiết/tuần), còn chương trình GDPT 2018 là 420 tiết (12 tiết/tuần), tăng 70 tiết với mong muốn học sinh lớp 1 sớm đọc thông viết thạo, có công cụ để học tốt các môn học khác.

Mặt khác, nội dung sách còn nhiều chữ. Số lượng chữ trong một số bài đọc còn nhiều làm cho việc khai thác hết ý nghĩa của câu chuyện đối với một số học sinh còn hạn chế. Học sinh lớp 1 chưa biết chữ và số nên cũng tạo sự khó khăn cho các em khi tiếp nhận kiến thức, đặc biệt đối với học sinh chậm tiếp thu.

Như vậy, để có được phương pháp giảng dạy hiệu quả, cô Dung cho rằng giáo viên cần thường xuyên sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; cùng trao đổi, chia sẻ để điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

Video đang HOT

Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu kỹ đặc điểm học sinh của lớp mình phụ trách cả về tâm lý, thể chất, hoàn cảnh gia đình và việc trẻ có được học chữ trước hay chưa để tùy mức độ tiếp nhận của các em, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, phân bổ các tiết dạy trong từng giai đoạn cho phù hợp.

Đặc biệt, cô Dung nhấn mạnh: “Giáo viên cần ghi nhận sự tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất, tuyệt đối không chê bai, phê bình các em. Tăng cường gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với phụ huynh để giúp học sinh làm quen, hòa nhập với môi trường, nề nếp học tập và sinh hoạt tại trường. Với những học sinh tiếp thu bài chậm, giáo viên chủ động liên hệ để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để giúp các em tiến bộ”.

Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào? - Hình 2

Bộ SGK lớp 1 “Chân trời sáng tạo” được ngành giáo dục TP.HCM lựa chọn giảng dậy trong năm học 2020-2021. Đây là bộ sách được đánh giá là có từ ngữ, hình ảnh gần gũi với học sinh TP.HCM, khắc phục được khuyết điểm của bộ SGK hiện hành có quá nhiều phương ngữ miền Bắc.

Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, thời gian đầu các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM triển khai chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới gặp phải một số khó khăn như trẻ tiếp thu chậm, viết chữ chưa đúng yêu cầu,…

Nhiều người cho rằng, đa số giáo viên còn mang nặng tư duy phương pháp giảng dạy cũ nên khi vận dụng vào chương trình mới cảm thấy áp lực, thiếu chủ động.

Thầy Cao Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Đồng (Quận 3, TP.HCM) cho biết, ở chương trình mới, giáo viên được trao quyền chủ động trong thiết kế từng bài học, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Nhưng hiện tại giáo viên vẫn chưa đủ sự tự tin, mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

“Chính những người quản lý giáo dục phải tháo gỡ cho được sự chưa tự tin ở giáo viên. Cần chủ động bàn bạc, trao đổi với giáo viên, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học”, thầy Cao Xuân Hùng nói.

Đồng quan điểm, cô Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ, bên cạnh trao quyền chủ động cho giáo viên trong phân bổ bài dạy thì rất cần sự góp ý cho giáo viên từ ban giám hiệu trường hoặc từ những buổi họp tổ chuyên môn. Cụ thể, hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Để giáo viên thật sự tự tin, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, thầy Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, chính hiệu trưởng đóng vai trò cầu nối vô cùng quan trọng.

“Hiệu trưởng phải xuống lớp cùng dạy, cùng dự giờ mới biết giáo viên đang gặp khó khăn gì, để từ đó góp ý, định hướng chuyên môn. Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa để kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ thầy cô”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.

Theo thầy Nguyễn Văn Hiếu, giáo viên hôm nay đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến. Chính các giáo viên sẽ là người gỡ được các “nút thắt” chương trình mới mà nhiều người đang lo lắng.

Với thời lượng, nội dung chương trình hiện nay đòi hỏi giáo viên phải chủ động cân đối thời gian, không được bớt thời lượng của môn học để cuối cùng giúp các em học sinh đạt được các yêu cầu về kỹ năng sau một năm học, sau một cấp học.

Cũng lưu ý, sách giáo khoa hiện nay là tài liệu cơ bản và chủ yếu dùng để xây dựng kế hoạch dạy học chứ không phải là tài liệu bắt buộc như trước đây, nên giáo viên có thể chủ động thay đổi ngữ liệu dạy học cho phù hợp.

Mặt khác, cần động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh chứ không phê bình trước đám đông để các em mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, qua đó nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh, năng lực giúp các em hòa nhập học tốt hơn.

“Việc dạy và học chương trình mới có khó khăn nhưng nếu có sự hợp tác, hỗ trợ giữa phụ huynh học sinh với giáo viên, giữa hiệu trưởng với giáo viên và sự quan tâm thường xuyên của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT thì ngành giáo dục sẽ luôn đi đúng hướng của chương trình đó là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh”, thầy Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Chị Cao Thái Hà, phụ huynh học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Văn Tần (Quận 6, TP.HCM) chia sẻ, chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới thực sự giúp trẻ năng động, sáng tạo. Nội dung sách giáo khoa triển khai theo từng chủ đề tích hợp các vấn đề trong cuộc sống, giúp trẻ vừa biết chữ, các con số còn nắm được kiến thức tổng quát, hướng đến phát triển tư duy. Khoảng 2 tuần đầu, trẻ có gặp khó khăn nhưng sau đó trẻ tiếp thu bài tốt, hoạt bát, có sự sáng tạo sau mỗi chủ đề bài học.

Đòi hỏi tất yếu

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở lớp 1 hơn một tháng. So với lộ trình đổi mới giáo dục, đây là thời gian quá ngắn, do đó thật khó để đưa ra nhận định, đánh giá công tâm, khách quan.

Đòi hỏi tất yếu - Hình 1


Ảnh minh họa

Thông tin ban đầu của Bộ GD&ĐT và nhiều sở GD&ĐT sau thời gian trực tiếp nắm bắt thực tế cho thấy, hầu hết các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn. Giáo viên lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nền nếp dạy học dần ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin cho học sinh lớp 1 ở hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới.

Đây là kết quả đáng ghi nhận. Phải khẳng định như vậy vì chúng ta đã trải qua một năm vô vàn khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Nhiều công việc chuẩn bị không thể diễn ra theo đúng kế hoạch, từ đó ảnh hưởng đến tâm thế triển khai chương trình mới.

Trong đó có việc học sinh, trẻ mầm non phải nghỉ học kéo dài; thời gian tựu trường năm học 2020 - 2021 lại chậm hơn khoảng 2 tuần so với thông lệ. Bước vào lớp 1, trẻ mầm non vốn bỡ ngỡ, nhưng chỉ có thời gian rất ngắn để làm quen với trường, lớp, với cô giáo và bè bạn. Việc chuẩn bị tâm lý và trang bị kĩ năng cần thiết cho trẻ bởi vậy cũng hạn chế hơn, đặc biệt với những lớp đông học sinh...

Những yếu tố khách quan đó góp phần dẫn đến một số khó khăn mà mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đã tốn nhiều giấy mực phản ánh trong thời gian qua; trong đó có vấn đề triển khai sách giáo khoa mới.

Đòi hỏi tất yếu - Hình 2


Ảnh minh họa

Có vẻ như trong cơn bão truyền thông đang diễn ra, sách giáo khoa được đặt lên vị trí quá cao. Trong khi đó, điểm nhấn của lần đổi mới này ở chỗ: Sách giáo khoa từ chỗ là "pháp lệnh" chỉ còn là một tài liệu dạy học quan trọng. Chương trình mới là pháp lệnh, và để đạt được yêu cầu của chương trình, giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa như một phương tiện để đưa trò tới đích.

Cũng bởi vậy, giáo viên không nhất nhất "bám" theo sách giáo khoa, không phải dạy đúng theo sách mà được quyền chủ động, cốt sao bảo đảm được chuẩn đầu ra của chương trình. Để làm được điều này, trong giai đoạn đầu chưa quen, thầy cô chắc chắn sẽ vất vả, phải mất nhiều thời gian và công sức hơn; nhưng không thể vì vất vả mà không làm, bởi đây là đòi hỏi tất yếu của đổi mới.

Để bước qua những khó khăn ban đầu, trước tiên mỗi thầy cô phải vượt qua chính mình, thay đổi thói quen, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Thầy cô cũng cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục, linh hoạt xác định yêu cầu cần đạt theo từng "chặng" để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng. Trên cơ sở đó, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với từng học trò.

Việc phối hợp giáo dục gia đình - nhà trường vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ lớp 1. Thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chương trình mới; tạo điều kiện cho phụ huynh gặp gỡ sau các buổi học nếu có nhu cầu. Nếu học sinh tiếp thu bài chưa như mong muốn, hãy chủ động mời phụ huynh đến trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp để giúp các em tiến bộ...

Có thể nói, chẳng đổi mới nào ngay từ đầu đã ngay lập tức trơn tru. Vấn đề là, khi tất cả cùng đồng lòng, nhìn về một hướng vì lợi ích con trẻ - cũng là tương lai đất nước - thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

https://nongnghiep.vn/day-hoc-lop-1-theo-chuong-trinh-sach-giao-khoa-moi-nhu-the-nao-d276159.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộXôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ00:30Kinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gáiKinh hoàng clip xe máy chở đôi nam nữ "lao như tên bắn" vào nhà sàn, dân mạng đổ dồn sự chú ý vào tình trạng của cô gái00:17Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!01:09Tiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do nàyTiểu thư Doãn Hải My bị toxic khắp cõi mạng sau video bắt trend hát tiếng Anh hút 24 triệu views chỉ vì lý do này00:27Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!01:30Cười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thuaCười chảy nước mắt clip bố mặc váy dạy "công dung ngôn hạnh" cho con gái, thông minh, hiệu quả khối mẹ phải chào thua00:52Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"Video kinh hoàng ghi lại khoảnh khắc mái hộp đêm bị sập khiến ít nhất 184 người thiệt mạng: Người sống sót cho biết "Giống như một cơn sóng thần"01:00Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nàoNgười phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào00:11Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"Nghe cái cách em bé này nói chuyện, đầy người lớn phải thốt lên "trời ơi con còn trưởng thành hơn cả cô chú nữa"01:09Clip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài GònClip: Người phụ nữ lưng trần, chạy xe máy như diễn xiếc giữa phố Sài Gòn00:28Lôi Con lỡ miệng thốt lên 1 câu, làm lộ bí mật kinh doanh của Quang LinhLôi Con lỡ miệng thốt lên 1 câu, làm lộ bí mật kinh doanh của Quang Linh03:06

Tin đang nóng

Xôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộXôn xao clip cô giáo mầm non lôi bé 22 tháng tuổi vào góc khuất camera, diễn biến sau đó càng xem càng phẫn nộ
2 giờ trước
MC Quyền Linh lập vi bằng, thông báo rõ ràng về hình ảnh quảng cáo 2 nhãn hiệu sữaMC Quyền Linh lập vi bằng, thông báo rõ ràng về hình ảnh quảng cáo 2 nhãn hiệu sữa
6 giờ trước
Chấn động: 1 nam ca sĩ lộ file ghi âm ngoại tình với trợ lý ngay sinh nhật của bạn gái diễn viênChấn động: 1 nam ca sĩ lộ file ghi âm ngoại tình với trợ lý ngay sinh nhật của bạn gái diễn viên
5 giờ trước
Vụ án bí ẩn của diễn viên nổi tiếng: Ra đi trong tủ quần áo khách sạn với tư thế gây sốc và loạt thuyết âm mưu rợn ngườiVụ án bí ẩn của diễn viên nổi tiếng: Ra đi trong tủ quần áo khách sạn với tư thế gây sốc và loạt thuyết âm mưu rợn người
5 giờ trước
PV nóng NS Quyền Linh: "Không có lý do gì tôi chấp nhận tiếp tay cho sự giả dối"PV nóng NS Quyền Linh: "Không có lý do gì tôi chấp nhận tiếp tay cho sự giả dối"
1 giờ trước
Cựu cán bộ Công an TP Thủ Đức "vòi" 100 triệu đồng của người vi phạmCựu cán bộ Công an TP Thủ Đức "vòi" 100 triệu đồng của người vi phạm
3 giờ trước
Ông Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuấtÔng Trump tính tặng tiền, vé máy bay cho người nhập cư tự trục xuất
2 giờ trước
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.1): Tam quan lệch lạc, khán giả bỏ chạy giữa chừng15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.1): Tam quan lệch lạc, khán giả bỏ chạy giữa chừng
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Nữ hoàng Kpop' BoA công khai những góc khuất đằng sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Kpop' BoA công khai những góc khuất đằng sau ánh hào quang

Sao châu á

16 phút trước
Sau phát ngôn gây tranh cãi trong một buổi livestream, nữ hoàng Kpop BoA chính thức lên tiếng trên nền tảng Weverse, gửi lời xin lỗi chân thành và hé lộ những tổn thương sâu kín.
Hailey Bieber giúp chồng xây dựng thương hiệu mới

Hailey Bieber giúp chồng xây dựng thương hiệu mới

Sao âu mỹ

21 phút trước
Hailey Bieber vừa hé lộ một thiết kế thời trang mới mà cô đang cùng chồng là Justin Bieber thực hiện cho thương hiệu Skylrk, dự án thời trang mới nhất do nam ca sĩ Baby làm chủ.
Đình Bảo của AC&M sau 17 năm sang Mỹ định cư

Đình Bảo của AC&M sau 17 năm sang Mỹ định cư

Sao việt

24 phút trước
Đình Bảo từng là thành viên của nhóm AC&M. Năm 2008, anh sang Mỹ sinh sống, sáng lập trường tư thục và công ty CRIIO, đặt nhiều tham vọng phát triển nền âm nhạc nước nhà.
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi

Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi

Nhạc việt

26 phút trước
Sau thời gian im ắng, Hồ Hoài Anh được công bố đảm nhận vai trò tổng đạo diễn album vol.4 Theater Of Dreams của ca sĩ Đông Nhi.
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng

Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng

Pháp luật

36 phút trước
Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh ...
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Thế giới

36 phút trước
Tổng thư ký NATO cho biết, Ukraine chưa bao giờ được hứa hẹn về tư cách thành viên của khối như một phần của bất kỳ giải pháp hòa bình tiềm năng nào cho cuộc xung đột với Nga.
Đóng vai công an nhiều nhất màn ảnh, nam nghệ sĩ ưu tú bị nhầm là 'cán bộ' thật

Đóng vai công an nhiều nhất màn ảnh, nam nghệ sĩ ưu tú bị nhầm là 'cán bộ' thật

Hậu trường phim

36 phút trước
30 năm gắn bó với hình tượng người chiến sĩ công an trên màn ảnh, NSƯT Văn Báu tiết lộ nhiều khán giả tưởng ông là công an thật, có nghề tay trái là diễn viên.
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng

Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng

Nhạc quốc tế

49 phút trước
Mới đây, bà Đỗ Hoa - CEO Yuehua Entertainment đã có phát ngôn chính thức về câu nói 6 năm hoạt động không 1 đồng lương của Yiren.
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid

Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid

Sao thể thao

1 giờ trước
Cựu thuyền trưởng Liverpool - Jurgen Klopp đang được đồn đoán sẽ quay trở lại băng ghế huấn luyện, với vị trí mới tại sân Santiago Bernabeu.
Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Thế giới số

2 giờ trước
Tuy nhiên, dù ý tưởng có vẻ rất xanh và tiện lợi, nhưng thực tế là chưa có một chiếc smartphone Android nào trang bị tính năng này thành công trên thị trường đại trà. Tại sao công nghệ đầy hứa hẹn này lại thất bại liên tục?
Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Tin nổi bật

2 giờ trước
Trong lúc tắm tại khu vực bãi biển xã Vinh Thanh, một nam sinh lớp 7 ở thành phố Huế bị sóng biển cuốn trôi, mất tích.