Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường mầm non.
Thay vì dạy học một chiều theo kiểu “cô nói, trẻ nghe”, thì với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên tạo điều kiện để trẻ chủ động khám phá, sáng tạo.
Tạo môi trường cho trẻ khám phá
Trong giờ hoạt động âm nhạc của lớp lá 2, Trường Mầm non Hoa Hồng ( TP.Quảng Ngãi), dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các bé thỏa sức thể hiện năng khiếu. Bé làm ca sĩ, bé làm nhạc công, các bé thích thú khi được hoá thân vào nhân vật mình chọn. Không chỉ các lớp học nhiều màu sắc, Trường Mầm non Hoa Hồng còn xây dựng môi trường bên ngoài thân thiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Giờ hoạt động âm nhạc của các bé lớp lá 2, Trường Mầm non Hoa Hồng (TP.Quảng Ngãi).Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng Nguyễn Thị Thu Diễm cho biết: Trường đã xây dựng các góc vui chơi mới nhằm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục mọi lúc, mọi nơi như góc thư viện, khu vui chơi cát, nước, khu phát triển vận động, khu vực khám phá cây xanh…
Qua 5 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, diện mạo trường đã có những đổi thay đáng kể. Khuôn viên ngoài lớp học rợp bóng cây xanh, thảm cỏ, đồ chơi phong phú, tạo điều kiện cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên, tự do khám phá và phát triển vận động.
Tại Trường Mầm non 17 tháng 3 (Sơn Hà), đã xây dựng mô hình nhà sàn mang đậm bản sắc văn hoá của đồng bào Hrê. Trong mỗi tiết học, giáo viên thường hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá các bộ phận ngôi nhà, tên gọi, công dụng, các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt, lao động… Ngoài việc tạo không gian cho trẻ trải nghiệm, khám phá môi trường tự nhiên, qua mô hình này còn giáo dục cho trẻ về cội nguồn, thêm yêu quê hương…
Video đang HOT
Nâng cao chất lượng giảng dạy
Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT) Phạm Thị Thanh Hà cho biết: Qua 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, các trường đã có những thay đổi tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư xây dựng, mua sắm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.
Nhiều giáo viên đã sáng tạo, chủ động trong việc lập kế hoạch dạy học, lựa chọn chủ đề, tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động học và chơi phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế ở trường lớp. Phụ huynh học sinh cũng phối hợp tốt hơn với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ…
“Qua thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo nền tảng tốt để trẻ vững tin bước vào lớp 1″, bà Hà nhận định.
Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương dạy học lấy trẻ làm trung tâm vẫn còn gặp khó ở những điểm trường có diện tích nhỏ; một số giáo viên khi tổ chức hoạt động còn mang tính áp đặt, chưa phát huy hết khả năng tự lập của trẻ…
Trong thời gian tới, các trường cần tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên. Bên cạnh đó, các trường cần thực hiện tốt phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho trẻ.
Năm thách thức khi là trẻ tài năng
Trẻ tài năng thường gặp khó trong kết bạn, làm chủ cảm xúc cá nhân và học tập, buộc phụ huynh theo dõi sát sao và có giải pháp phù hợp.
1. Không làm theo hướng dẫn
Trẻ có năng khiếu đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực cụ thể (trẻ tài năng/trẻ năng khiếu) thường có phương pháp học tập độc lập, có thể không hoàn thành yêu cầu hoặc bài tập của giáo viên nếu đã nắm rõ. Hoặc trước nhiệm vụ được giao, các em sẽ làm theo cách riêng hay chạy theo mối quan tâm cá nhân. Điều này có thể dẫn tới việc các em nhận điểm kém, bị giáo viên phê bình.
Trường hợp này, phụ huynh cần kết hợp với giáo viên và nhà trường để đánh giá đúng tài năng của trẻ, từ đó có cách giáo dục phù hợp.
2. Tương tác xã hội kém
Trẻ tài năng có thể khó kết bạn. Các em cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với những người lớn tuổi so với bạn bè đồng trang lứa. Điều này có thể dẫn tới hành vi chống đối xã hội, bắt nạt hoặc bị bắt nạt.
Do vậy, phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi với bạn bè đồng trang lứa bằng cách tìm đề tài chung để trò chuyện, giao lưu và cọ xát với môi trường bên ngoài. Trẻ tài năng tiếp thu nhanh nên phụ huynh có thể thảo luận về các trở ngại xã hội, động viên con sẽ không đơn độc.
3. Khó điều phối cảm xúc cá nhân
Đôi khi tài năng gắn liền với sự phát triển thiếu đồng bộ khi trưởng thành. Điều này đồng nghĩa trẻ có thể cực kỳ thông minh nhưng không thể giải quyết cảm xúc tiêu cực. Nhiều em dễ nổi nóng hoặc mắc chứng trầm cảm, gây căng thẳng cho gia đình và mọi người xung quanh.
Trẻ tài năng có thể tự tin thảo luận về các vấn đề phức tạp cùng người lớn nhưng không phải lúc nào cũng biết cách diễn giải hoặc xử lý thông tin, cảm xúc cá nhân. Các em vẫn là những đứa trẻ cần được dạy dỗ, uốn nắn để có thể điều tiết và làm chủ cảm xúc cá nhân.
Ảnh: Shutterstock.
4. Khiếm khuyết trong học tập
Ước tính 2-5% trẻ trong độ tuổi đi học có năng khiếu nhưng gặp trở ngại trong vấn đề học tập. Nhóm này thường được gọi là "khác thường gấp đôi" (2e). Trẻ có năng khiếu có thể mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), chứng khó đọc.
Cha mẹ cần hiểu rằng khiếm khuyết trong học tập là sự khác biệt trong cách bộ não xử lý thông tin, hoàn toàn không ảnh hưởng tới tố chất thông minh của trẻ. Một đứa trẻ có thể có năng khiếu trong lĩnh vực này nhưng kém hơn ở lĩnh vực khác.
5. Ám ảnh về sự hoàn hảo
Trẻ năng khiếu được định hướng để trở thành người đạt thành tích cao trong cuộc sống. Tuy nhiên, mục tiêu này khiến trẻ mệt mỏi, gây mất thời gian, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Với trẻ nhỏ, phụ huynh không cần sửa lỗi ngữ pháp hay chính tả không quá quan trọng. Ở trẻ lớn hơn, hãy giúp con lập mục tiêu, làm dự án để cùng nhau tận hưởng quá trình học tập thay vì chăm chăm vào mục tiêu đạt thành tích.
Năng khiếu là thuật ngữ của người lớn, không phải mục tiêu của trẻ. Thay vì sử dụng từ "năng khiếu" như động lực, tiêu chuẩn thành tích của con tại trường, phụ huynh hãy chú ý đến vấn đề sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Vì sao có chuyện học sinh "ngồi nhầm lớp"? Chuyện học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 đọc còn ê a thậm chí không biết đọc, biết viết, không làm nổi phép tính đơn giản hay không viết được tên mình cũng không có gì là lạ. Đó cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt xảy ra ở một trường học đặc biệt nào đó. Ảnh minh họa Chuyện học...