Dạy học bằng… trải nghiệm
Giúp người học nâng cao tính tư duy độc lập và khả năng tự nghiên cứu là hiệu quả mang lại từ đề tài “Dạy học bằng phương pháp trải nghiệm” của Thiếu tá Mạc Thị Lan Phương, Phó chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin, Binh chủng Thông tin liên lạc.
“Khi về trường giảng dạy, tôi thấy cách giảng dạy chủ yếu vẫn theo lối truyền thụ một chiều, thầy cô giáo giảng, học viên ghi chép. Chính vì vậy, nhiều vấn đề học viên khó hiểu lại không được trao đổi thảo luận tại giờ học nên chất lượng học tập bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì vậy, tôi cùng các đồng nghiệp nghiên cứu thực hiện đề tài “Dạy học bằng phương pháp trải nghiệm”, chị Lan Phương bộc bạch.
Đề tài đã được Hội đồng khoa học nhà trường thông qua, góp phần đưa phương pháp dạy học tích cực “tương tác giữa người dạy và người học” vào giảng dạy. Bằng phương pháp này, học viên có thể nắm, hiểu nội dung bài học ngay trên giảng đường, chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường từng bước được nâng lên. Ngoài góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, chị Phương còn đam mê nghiên cứu, đổi mới các giáo trình, tài liệu phục vụ nâng cao chất lượng học tập.
Nhận thấy các giáo trình của nhà trường trước đây thường kế thừa tài liệu giảng dạy của Trường Sĩ quan Thông tin dạy cho đối tượng học viên sĩ quan, bởi vậy nhiều nội dung không phù hợp với đối tượng học viên nhân viên chuyên môn kỹ thuật của trường nên cô đã bắt tay vào viết các giáo trình, tài liệu chuyên ngành thông tin, trong đó tiêu biểu có giáo trình Kỹ thuật số-vi xử lý năm 2014, 2019 và giáo trình Bảo đảm kỹ thuật trang bị công nghệ thông tin năm 2020. Nhờ các giáo trình này mà những nội dung chuyên ngành đã trở nên phù hợp với các đối tượng học viên, giúp học viên dễ nhớ, dễ hiểu.
Thiếu tá Mạc Thị Lan Phương trong một giờ lên lớp.
Không chỉ là nhà giáo giỏi, tâm huyết với nghề, chị Phương còn là Phó chủ tịch Hội Phụ nữ nhà trường. Trong công tác hội, chị luôn năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong bám sát, hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Chị cùng với Ban chấp hành Hội Phụ nữ làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong nâng cao chất lượng hoạt động của hội, xây dựng mô hình làm kinh tế gây quỹ mang lại hiệu quả cao, động viên và giúp các hội viên vượt khó, an tâm tư tưởng công tác. Nhiều năm liền, Hội phụ nữ nhà trường được tặng bằng khen của Binh chủng Thông tin liên lạc và của Tổng cục Chính trị, Cờ thi đua của binh chủng năm 2020 vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoạt động phong trào phụ nữ.
Video đang HOT
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là lời khen tặng được mọi người dành cho Thiếu tá Mạc Thị Lan Phương. Bởi ngoài trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ chung, chị Phương luôn biết cách sắp xếp, bố trí thời gian khoa học để chăm sóc tổ ấm gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Hai con của chị Phương luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, là con ngoan, trò giỏi. Gia đình chị vinh dự được công nhận là Gia đình quân nhân tiêu biểu toàn quân năm 2021.
Cô sinh viên Quảng Nam dù bị bại não vẫn khiến bao người 'phục sát đất'
Bị bại não từ nhỏ nhưng nữ sinh Lê Trần Kim Thảo vẫn nỗ lực để đạt nhiều thành tích đáng khâm phục. Hiện tại Thảo là sinh viên năm 4, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quảng Nam.
Được biết, ngay từ khi lọt lòng em Lê Trần Kim Thảo (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã không may mắn như bao đứa trẻ khác khi bị chứng bệnh bại não, di chứng tật đầu không yên, cong vẹo cột sống cổ, lưng, nhược tứ chi, hạn chế vận động. Vì thế ngay cả việc đi đứng đối với em cũng rất khó khăn, đầu liên tục lắc, giọng nói ngọng nghịu, sinh hoạt, học hành cũng chậm hơn những bạn bè đồng trang lứa.
Bởi vì cuộc sống gia đình khốn khó, chỉ vài tháng sau khi sinh con, bố mẹ phải gửi Thảo cho ông bà ngoại chăm sóc để vào TP.HCM làm công nhân kiếm sống, gửi tiền về nuôi con. Dù hoàn cảnh hết sức khó khăn, còn phải nuôi ba đứa con nữa ăn học nhưng ông bà ngoại vẫn cố gắng làm thuê làm mướn cưu mang thêm cô cháu gái tật nguyền.
Vì di chứng của bại não dẫn đến khả năng giao tiếp của Thảo bị hạn chế rất nhiều, cộng thêm cột sống bị cong vẹo, tứ chi vận động khó nên việc viết chữ bằng bút hay tham gia các hoạt động vận động chân tay, đi lại rất khó khăn.
Để có thể đi lại và nói được như bây giờ, lúc còn bé nhiều ngày ông ngoại của Thảo phải vượt quãng đường hơn 30km đưa em đi tập vật lý trị liệu tại trung tâm khuyết tật ở thị trấn Núi Thành trong 6 năm liên tục.
Nữ sinh Lê Trần Kim Thảo
"Có những ngày trời mưa lớn nước ngập đường, xe bị chết máy giữa đường, ông ngoại phải dắt bộ nhưng ông vẫn không than phiền và chưa bao giờ để em phải vắng một buổi tập luyện nào cả. Ông ngoại em đã 64 tuổi lại mất sức lao động 81%, bà ngoại thì sức khỏe yếu, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào 2 sào ruộng nhưng ông bà vẫn chăm sóc và lo lắng chu đáo cho em", Thảo kể.
Hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng Thảo vẫn quyết chí học tập để không thua kém các bạn. Từ lớp 1 đến lớp 12, em luôn là học sinh khá, giỏi. Năm lớp 10, cô bé khiến bạn bè ngỡ ngàng khi thi đậu vào lớp chọn của Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Núi Thành).
Với số điểm tổng kết năm lớp 12 ba môn Toán 8,3, Vật lý 8,3, Hóa học 7,6, Thảo đã được xét tuyển vào ngành Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Quảng Nam.
Hiểu và thấm được những vất vả của ông bà mình, Thảo đã cố gắng học tập để không phụ công ông bà nuôi dưỡng. Ngày cầm trên tay tờ giấy báo đỗ đại học, Thảo vỡ òa hạnh phúc vì nỗ lực phấn đấu của mình và ông bà đã dần có quả ngọt.
Thảo nhận giải thưởng sinh viên nữ tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Trong quá trình học tập ở trường đại học, Thảo luôn cố gắng giữ thứ hạng top 3 của lớp, xếp loại giỏi, xuất sắc qua các kỳ học. Để trau dồi thêm kiến thức, cô sinh viên Đại học Quảng Nam đã tự mày mò nhiều khóa học online về công nghệ thông tin từ cơ bản đến chuyên sâu. Thảo còn mạnh dạn tham gia các cuộc thi lập trình để cọ xát, thử thách bản thân và giành được nhiều thành tích nổi bật so với các bạn đồng trang lứa.
Nhờ ý chí kiên cường cùng tinh thần học hỏi không ngừng, Kim Thảo đã nhận được nhiều suất học bổng trong suốt hành trình đi tìm con chữ, cổ vũ tinh thần vượt lên hoàn cảnh như học bổng "Tiếp sức đến trường", học bổng "Thắp sáng tương lai". Gần đây nhất, cô sinh viên vượt khó đã được vinh danh là một trong 50 đại diện tiêu biểu cả nước trong chương trình "Tỏa Sáng Nghị Lực Việt".
Không chỉ vươn lên làm chủ tương lai của chính mình, Kim Thảo còn tích cực giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn khác, các hoạt động thiện nguyện tại địa phương, của đoàn, hội nhà trường và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, lạc quan của thế hệ trẻ. Kim Thảo còn ấp ủ ước mơ quyên góp để mang cơ hội tiếp cận với công nghệ đến cho những trẻ em vùng cao gặp nhiều khó khăn.
Được biết, sau khi tốt nghiệp đại học Thảo dự kiến xin vào một công ty phần mềm làm việc để có nguồn thu nhập tự lo được cho bản thân cũng như phụng dưỡng ông bà ngoại, giúp đỡ cho em trai được vào đại học.
"Sau đó, em muốn mở một lớp tin học miễn phí dạy cho trẻ em nghèo và khuyết tật ở quê. Bởi quê em còn nghèo, nhiều em không có điều kiện để tiếp cận tin học thực sự rất thiệt thòi", Thảo chia sẻ.
Thảo quan niệm, mỗi người đều có những khó khăn riêng cần vượt qua, tuy nhiên sự kiên cường và niềm tin lạc quan rằng mình sẽ vượt qua là vũ khí để mỗi người tiến bước. "Dù vị trí ở đâu, chỉ cần mình cố gắng và kiên cường, không ngại những thử thách, tất cả khó khăn đều sẽ là bàn đẩy để chúng ta tỏa sáng", Thảo chia sẻ.
TPHCM: 3 trường ký hợp tác liên thư viện và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin Ngày 10/11, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức Lễ ký kết hợp tác liên thư viện và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin với Trường CĐ Công Thương TP.HCM và Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương. Đại diện Lãnh đạo Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và Trường CĐ Công Thương TP.HCM, Trường Trung cấp Nghề...