Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt: Chiêu thức ‘ép’ sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ

Theo dõi VGT trên

Để “ép” bằng được sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra, nhiều trường Đại học phải sử dụng 4 chữ D: Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt. Nhưng giải pháp này không phải lúc nào cũng có tác dụng.

Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt: Chiêu thức ép sinh viên đạt chuẩn ngoại ngữ - Hình 1

Học ngoại ngữ tại phòng Lab là mơ ước của nhiều sinh viên ĐH.

Theo chia sẻ của nhiều sinh viên, phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở các trường ĐH vẫn thiên về dạy ngữ pháp, chưa có sự tương tác nhiều giữa giảng viên và người học.

Phương tiện hỗ trợ học ngoại ngữ của sinh viên trên giảng đường vẫn là cassette. Các trường đều có phòng Lab nhưng họa chăng hay chớ sinh viên đại trà mới được học. Phòng Lab chủ yếu để phục vụ sinh viên các chương trình chất lượng cao, chương trình quốc tế.

Lãnh đạo một trường ĐH tại Hà Nội thừa nhận trường có phòng lab nhưng sinh viên đại trà chủ yếu vẫn học bằng cassette. Chỉ một số bậc được vào học phòng Lab. Đó là những sinh viên học chương trình quốc tế, cần phải học nhanh ngoại ngữ.

Trước câu hỏi tại sao trường đã được tự chủ nhưng cơ sở vật chất để đào tạo ngoại ngữ vẫn không thay đổi so với cách đây cả chục năm, vị lãnh đạo này cho rằng tuy được tự chủ nhưng trường không thể lấy học phí giống như các trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Vì học phí của trường được quy định theo tín chỉ và theo quy định nên lớp học không thể chia nhỏ cũng như rất khó đầu tư cơ sở vật chất.

Trong khi đó, khi sinh viên bắt đầu vào trường sẽ được kiểm tra đầu vào để chia lớp. Nhưng trình độ của sinh viên chủ yếu ở mức A1, A2 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) nên đôi khi trường không đủ đội ngũ giảng viên, còn phải đi thuê.

Còn lãnh đạo phòng Đào tạo của một trường ĐH khác cũng thừa nhận vấn đề ngoại ngữ nhiều khi phải “ép” sinh viên học. Dù không muốn nhưng trường vẫn phải áp dụng giải pháp 4 chữ D: Dạy, Dỗ, Dọa, Diệt để ép sinh viên học ngoại ngữ.

Vừa ép vừa tạo điều kiện

Trong khi đó, PGS. Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn hàng năm đó cũng chỉ đạt 55-56%. Trong đó, một phần tại ngoại ngữ. Trường rất đau đầu. Nhà trường làm thế nào?

Từ năm 2013, trường gần như “ép” sinh viên phải học ngoại ngữ. Sinh viên vào trường đều phải trải qua một kỳ kiểm tra ngoại ngữ để xếp lớp. Những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ được miễn học. Lớp học được chia nhỏ khoảng 25 sinh viên.

“Trường chỉ tổ chức dạy cho đến khi sinh viên đạt xong TOEIC 300 điểm. Sau đó, sinh viên sẽ tự học ở bất kỳ đâu. Nhưng phải đạt ngoại ngữ từng năm. Hết năm thứ ba phải đạt TOEIC 350, năm thứ 4 là TOEIC 400 và năm cuối là TOEIC 450. Nếu không đạt từng năm sẽ phải hạn chế đăng ký tín chỉ học” – PGS. Trần Văn Tớp nói.

Một mặt “ép” sinh viên nhưng mặt khác, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tìm mọi giải pháp để hỗ trợ sinh viên.

PGS. Trần Văn Tớp cho biết, trường có trung tâm khảo thí tổ chức thi ngoại ngữ cho sinh viên. Trước 2015, trung tâm chỉ tổ chức 5 lần/năm. Nhưng từ năm 2015, tổ chức 10 lần thi/năm. Nhưng cũng có điều kiện là không thí sinh nào được thi hai lần liên tiếp. Một năm trung tâm tổ chức thi cho khoảng 20.000 lượt sinh viên. Giúp sinh viên có cơ hội nhiều hơn. Nó cũng được cải thiện trong 3 năm gần đây.

Video đang HOT

Mặt khác, trường cũng tăng cường động viên sinh viên học. Năm 2017, PGS. Trần Văn Tớp cho hay trường có hơn 100 sinh viên không được nhận đồ án vì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Trường mời từng sinh viên động viên, làm công tác tư tưởng, tạo điều kiện cho sinh viên học. Nhưng chỉ được 80% trong số này theo được, số còn lại thiếu động lực học ngoại ngữ.

Từ năm 2017, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã chuyển sang đón đầu xu hướng mới, đào tạo kết hợp online và offline đối với môn Ngoại ngữ. Trường thí điểm 3 lớp học TOEIC theo hình thức này, kết quả khả quan. Bắt đầu từ năm học 2018 -2019, trường tổ chức 25 lớp buổi tối và 10 lớp ban ngày bằng hình thức kết hợp với tinh thần hoàn toàn tự nguyện.

Trước băn khoăn về việc các trường mới chỉ yêu cầu chuẩn ngoại ngữ nội bộ (do các trường tự tổ chức thi), lãnh đạo một trường cho biết thực tế thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chi phí rất cao. Sinh viên phải thi đi thi lại nhiều lần cũng là một gánh nặng về kinh phí. Vì thế, các trường khuyến khích sinh viên thi chứng chỉ quốc tế chứ chưa bắt buộc.

Theo T.iền phong

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel

PGS. Trần Huy Thịnh và TS. Lê Thị Hường là hai trong số bốn học trò Việt của GS. Tasuku Honjo - người vừa được trao g.iải t.hưởng Nobel Y học và Sinh lý học 2018. Với họ, kết quả này không quá bất ngờ bởi nhiều năm về trước, ông đã được cho là ứng cử viên sáng giá của g.iải t.hưởng Nobel.

"Em đã thành công vì chứng minh được protein này không hoạt động"

GS Honjo không chỉ được các học trò mà cả giới khoa học tại Nhật Bản khẳng định chắc chắn sẽ dành được g.iải t.hưởng Nobel cao quý.

Hơn 10 năm về trước, trong vòng phỏng vấn học bổng Monbusho tại Đại sứ quán, TS. Lê Thị Hường (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec) đã được hỏi rằng có biết Giáo sư Tasuku Honjo là ai không?

"Họ nói với tôi, "GS Honjo là ứng cử viên của g.iải t.hưởng Nobel". Tôi đã ngưỡng mộ thầy từ dạo ấy".

Khi có cơ hội làm việc tại phòng lab của thầy Honjo trong suốt hơn 6 năm, chị Hường ấn tượng mãi về một người thầy ân cần, dù kiệm lời nhưng luôn quan tâm tới học trò.

"Tôi nhớ trong phòng lab khi ấy chỉ mình tôi có con nhỏ. Làm nghiên cứu thực sự rất bận. Ngày thường khi tan học, tôi phải đưa cả con tới phòng lab và tiếp tục làm việc đến 9, 10 giờ tối. Thầy cũng rất vui vẻ tạo điều kiện. Mỗi khi trở về nhà con thường kể lại: Giáo sư rất "nice". Khi con đang mải chơi, giáo sư vẫn đi tới và chào con rằng "Ông về trước nhé!".

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel - Hình 1

"Riêng lab thầy Honjo luôn có một cái bảng tên của học viên. Bảng tên này có hai mặt, mặt đỏ tức học viên chưa đến lớp, mặt đen tức đã đến rồi. Lần nào đến tôi cũng thấy tấm thẻ của thầy ở mặt đen. Thầy không cần nói nhiều, cũng không nhắc nhở chuyện đến muộn đến sớm. Nhưng chỉ cần nhìn vào bảng tên chúng tôi đã rất... sợ và tự ý thức được" - TS. Lê Thị Hường kể

Dù ít biểu lộ tình cảm ra bên ngoài nhưng khi thấy học trò là những bác sĩ sang Nhật làm nghiên cứu, lại mang theo cả gia đình, GS Honjo đã tạo điều kiện cho học trò tìm thêm một học bổng khác. Nhờ vậy, những học trò như chị Hường đã có thêm một khoản t.iền để trang trải chi phí tại Nhật.

"Ngoài cuộc sống là vậy, còn khi làm việc thầy Honjo vô cùng nghiêm túc" - chị kể.

Tại phòng lab của thầy, vào mỗi buổi sáng thứ 2 hàng tuần mọi người phải báo cáo về vấn đề mình đang làm. Giữa tuần cũng sẽ có một buổi để từng người trình bày vấn đề đang nghiên cứu. Đến thứ 7, các lab khác có thể được nghỉ nhưng riêng lab của thầy Honjo vẫn tiếp tục làm việc.

Học viên tại đây sẽ trình bày những chủ đề liên quan đến nội dung mình đang nghiên cứu hoặc cảm thấy thú vị hay cập nhật những nội dung kiến thức chuyên ngành để tất cả mọi người cùng thảo luận.

"Chính vì tuần nào cũng phải đưa ra một kết quả mới nên chúng tôi luôn chạy đua với thời gian. Bạn cảm tưởng nó giống như thể một vòng quay không có điểm dừng, hôm nay thành công rồi thì ngày mai lại tiếp tục tìm hướng đi mới".

"Tuy nhiên, dù có thể không ra kết quả nhưng thầy Honjo không bao giờ mắng trò".

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel - Hình 2

"Thầy thường nói rằng, kể cả thành công hay không thành công thì đó cũng không phải là thất bại"

Bản thân chị cũng không ít lần rơi vào bế tắc đến chảy nước mắt vì không tìm ra hướng đi.

"Tôi sợ nhất cảm giác nuôi chuột cả năm trời, mình có thể biến đổi gen một con chuột thành kiểu hình mình mong muốn, nhưng khi đưa ra thí nghiệm lại không thấy biểu hiện gì. Khi đó tôi đã nói với thầy rằng: "Em rất tiếc phải đưa đến thầy một kết quả không như mong muốn. Em thấy rất bất lực và muốn dừng lại". Và thế là tôi bật khóc.

Nhưng thầy rất bình tĩnh. Thầy nói với tôi rằng: "Thầy lại không nghĩ như vậy. Em đã thành công khi chứng minh được protein này không hoạt động trên chuột. Mọi điều đều có thể xảy ra. Em được quyền tiếp tục thử với những loại protein khác. Chúng vẫn đang đợi em".

Thầy cứ kiên nhẫn và chờ đợi học trò như thế. Với thầy, kể cả thành công hay không thành công thì đó cũng không phải là thất bại".

Thầy Honjo còn cẩn thận tới độ, mỗi khi đang nghiên cứu cái gì mới sẽ trình bày để cả lab ngồi nghe và góp ý.

"Thực ra với phong cách của một giáo sư sẽ không cần thiết phải nghe ý kiến của ai, nhưng thầy vẫn thích lắng nghe học trò".

Thầy còn luôn muốn học trò có điều kiện học tập tốt nhất. Thầy sẵn sàng hỗ trợ khi học trò cần một loại protein hay kháng thể dù chúng có thể đắt tới 25.000$. Thầy dạy học trò về trách nhiệm của người đi trước trong việc chỉ bảo thế hệ đi sau theo văn hóa Senpai - Kohai của người Nhật. Ở đó, người thầy không phải mất quá nhiều thời gian vào việc giảng dạy mà chủ yếu chỉ ra phương pháp và định hướng cho học trò.

"Những điều thầy làm luôn khiến chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn. Chúng tôi cũng luôn dành những sự tôn kính nhất đến thầy".

6 chữ "C" của thầy Honjo

"Tôi vẫn thường nói với các bạn của mình rằng, nếu ai đó đã tồn tại được ở nước Nhật thì có thể tồn tại được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Và, nếu như đã tồn tại được ở phòng thí nghiệm của thầy Honjo thì có thể tồn tại được ở bất cứ phòng nghiên cứu nào trên khắp đất nước Nhật" - PGS. Trần Huy Thịnh (Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein, trường ĐH Y Hà Nội) tự hào khi nhắc về người thầy của mình.

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel - Hình 3

PGS. Trần Huy Thịnh hiện đang làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Gen - Protein, trường ĐH Y Hà Nội

PGS. Trần Huy Thịnh kể lại rằng, ở lab của giáo sư Honjo ai cũng biết đến 6 chữ "C", đó là "curiousity" - tò mò; "courage" - can đảm; "continuation" - tiếp tục; "confidence" -tự tin; "concentration" -tập trung; "challenge" - thách thức.

"6 chữ "C" của thầy Honjo có nghĩa là, dù trong nghiên cứu nói chung đến 90% là thất bại, dù người làm nghiên cứu có thể mất hàng năm trời để cho ra kết quả nhưng luôn phải nhìn nhận vấn đề một cách thẳng thắn, dám đối mặt với thất bại như một phần của cuộc sống. Được phép thất bại, nhưng không được phép thất bại liên tục trong cùng một vấn đề.

Vì thế, mặc dù có những giai đoạn tôi cảm thấy thực sự bế tắc, nhưng tôi chọn cách đạp xe ra ngoài bờ sông, ngồi ở đó hàng giờ để tự hỏi tại sao lại như thế thay vì từ bỏ. Mặc dù có thể phần lớn câu hỏi không có câu trả lời, nhưng mỗi lần như vậy tôi thấy mình được giải tỏa. Sau đó tôi lại quay về tiếp tục bắt tay vào tìm hướng đi mới".

PGS. Trần Huy Thịnh nể phục nhất ở người thầy của mình là cách tư duy và giải quyết vấn đề. "Một vấn đề dù được thầy trình bày bằng tiếng Anh hay tiếng Nhật cũng đều rất thuyết phục. Chúng tôi vẫn luôn ngưỡng mộ khi chứng kiến thầy viết sách. Thầy không bao giờ cần gõ máy tính hay viết ra giấy mà chỉ cần ghi âm sau đó để thư ký nghe và đ.ánh lại thành văn bản. Những kiến thức như sẵn có trong đầu thầy và được sắp xếp rất bài bản".

37 t.uổi thầy Honjo đã là giáo sư tại một trường đại học lớn thứ 3 Nhật Bản. 41 t.uổi thầy được mời về làm giáo sư của trường Đại học Kyoto, ngôi trường đại học lớn thứ 2 của Nhật. Đến giờ, GS Honjo đã 76 t.uổi. 35 năm giữ nguyên tại vị trí đỉnh cao của khoa học, đó không phải điều dễ dàng.

Mặc dù là một giáo sư nhưng ngoài phòng thí nghiệm, ông luôn quan tâm đến học trò từ những điều nhỏ nhất.

6 chữ C của giáo sư đoạt giải Nobel - Hình 4

Mỗi năm, GS. Honjo đều cùng chụp chung với Học viên một bức ảnh kỷ niệm

"Tôi nhớ những ngày đầu đặt chân tới đất nước Nhật, sau khi trở về từ phòng lab, thầy đã gửi cho tôi tất cả những vật dụng cần thiết từ khăn mặt, kem đ.ánh răng, bàn chải, dao cạo râu, dép đi trong nhà, đôi đũa cái bát,...

Tôi còn nhớ mãi những bài học thầy dạy chúng tôi. Tôi nhớ thầy thường nói rằng: "Đừng cố gắng trở thành người số 1 mà hãy cố gắng trở thành người duy nhất".

Bởi, trong lĩnh vực khoa học luôn có những chủ đề nóng ai cũng muốn mình phải khám phá, đóng góp và trở thành số 1. Nhưng ở góc khác, thầy khuyên chúng tôi, mỗi người nên tìm cho mình một con đường riêng không giống ai và đó phải là con đường phù hợp nhất với điều kiện và khả năng của mình".

Thúy Nga

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi không có nhu cầu làm người thứ ba"
06:08:04 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nấu cháo cho vợ ăn nhưng lại quên bỏ muối, tôi chạy vội lên phòng để nêm lại cho em thì c.hết sững khi nghe bí mật động trời

Góc tâm tình

09:34:32 05/07/2024
Minh thấy đầu óc choáng váng, không thể tin vào những gì mình đã nghe thấy. Hóa ra suốt 4 năm sống cùng nhau, Yến vẫn nhớ mong người yêu cũ.

Loại rau thơm mọi người hay ăn nhưng nhiều người không biết là vị thuốc quý

Sức khỏe

09:32:10 05/07/2024
Trong rau bạc hà có chứa hàm lượng vitamin A và chất chống oxy hóa rất cao, có lợi cho sức khỏe. Các chất này bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và tăng cường thị lực cho mắt.

MC Đan Lê khoe mặt mộc t.uổi 40, chia sẻ 6 điều chăm sóc da cơ bản ai cũng cần đọc

Làm đẹp

09:15:26 05/07/2024
MC Đan Lê đã chia sẻ khoảnh khắc để mặt mộc trên trang cá nhân khiến khán giả cảm thán vì làn da cô quá trẻ so với t.uổi tứ tuần.

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính vạn người mê

Người đẹp

09:09:34 05/07/2024
Có hình thể cân đối với chiều cao 1,72 m, gương mặt khả ái, Á hậu Trịnh Thùy Linh luôn cuốn hút mỗi khi lên đồ. Sau đăng quang, Á hậu Trịnh Thùy Linh trở nên quyến rũ và trưởng thành hơn.

Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'

Pháp luật

08:55:32 05/07/2024
Ngày 4/7, nhiều người dân ở phố Hàng Mã (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đau xót khi hay tin cô gái T.Q.H. (22 t.uổi) bị s.át h.ại bằng s.úng.

Giải mã sức sống mãnh liệt phong cách Indochine trong kiến trúc Việt Nam

Trắc nghiệm

08:48:30 05/07/2024
Vừa mang thiết kế đậm nét sang trọng châu Âu, nhưng vẫn thấp thoáng nét mộc mạc Á Đông, phong cách Indochine đã in dấu trên những công trình kiến trúc tuyệt tác bậc nhất từ Bắc tới Nam.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.

Vikings Esports LOL: tiểu sử, thành tích, đội hình

Mọt game

08:10:05 05/07/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vikings Esports, ngôi sao mới nổi trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.

Thành phố ở Đức đổi tên để chào mừng Taylor Swift

Nhạc quốc tế

08:06:25 05/07/2024
Các quan chức thành phố Gelsenkirchen tại Đức đã quyết định tạm thời đổi tên thành phố thành Swiftkirchen nhằm chào mừng sự có mặt của Taylor Swift tại đây. Nữ ca sĩ sẽ có 3 đêm diễn hoành tráng thuộc khuôn khổ Eras Tour tại nơi này.