Dạy con quý thân thể và sinh mạng
Có người sẽ thắc mắc nội dung này liệu có “lạc đề” với giáo dục giới tính không? Vậy chúng ta giải thích thế nào về việc các em nhỏ bị chính người nhà xâm hại?
Những trẻ đường phố bị lạm dụng tình dục cứ ngỡ được “quan tâm”, “yêu thương” hoặc bị “trừng phạt”?
Những đứa bé tập tành chơi “trò người lớn”? Những em gái mới lớn “thấy thích thì cho” đã đẩy bạn trai vào tù vì tội “giao cấu với trẻ vị thành niên”? Học sinh sinh viên coi “sống thử như bản nháp của hôn nhân” và giải quyết hậu quả bằng phá thai chui? Những thiếu nữ, người vợ bị bạo lực tình dục bởi chính người lẽ ra phải yêu thương, bảo vệ mình nhất?
Một buổi sinh hoạt về giới tính với học sinh.
Những cặp trai gái bị cấm yêu cùng tự tử để “được chung sống ở kiếp sau”? Những thanh thiếu niên tìm đến cái chết vì yêu đơn phương, bị thất tình, bị cưỡng bức? Những kẻ nhân danh tình yêu tung clip sex lên mạng, đánh đập, làm nhục, tước đoạt mạng sống của “người cũ” vì cuồng ghen, giành giật đối tượng, vì “cái gì đã thuộc về tôi thì không thể thuộc về ai khác”?…
Daniel Ange viết: “Thân xác bạn là lời ngỏ của tình yêu và sự sống”. Không bao giờ được coi là quá sớm để dạy trẻ biết yêu quý thân thể và sinh mạng, vì thể xác là khía cạnh vật chất của sự sống con người và tình dục là khía cạnh vật chất của tình yêu đôi lứa. Tôi thường chia sẻ đề tài này bằng ba câu chuyện:
1. Ngày xửa ngày xưa, một nhà sư già sống trong am nhỏ trên núi thường bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho dân làng dưới thung lũng. Thỉnh thoảng bà làm bánh chay đãi bọn trẻ. Lũ trẻ nghèo không được dạy dỗ phép tắc lao vào chộp lấy bánh, sư cô liền ngăn lại: “Này này, các cháu phải nói đàng hoàng là “Cho cháu xin” chứ.”
Bọn trẻ ngơ ngác: đằng nào thì bánh chẳng cho chúng? Bà hiền từ nói: “Cái bánh chay này tuy không có nhân thịt cá, chỉ làm bằng bột gạo lấy từ cây lúa nhưng cây lúa và những loại rau củ quả đều có sinh mạng như động vật, mọi thứ các cháu ăn đều có sự sống cả. Nói “Cho cháu xin” tức là “Cho tôi xin sinh mạng của các bạn”, và mỗi khi ăn xong phải nhớ nói lời cảm ơn với những sự sống mà các cháu đã hưởng.”
2. Khi đến Tổ ấm Huynh đệ nuôi dạy 75 trẻ khuyết tật ở TP Phan Thiết, tôi ngạc nhiên trước những cây cảnh, chậu hoa xanh tốt, lành lặn đến từng chiếc lá, cánh hoa. Nữ tu M.G. Hoàng Liên nói: “Nếu có chiếc lá nào bị vò, bứt, vặt thì do phụ huynh “tiện tay” đấy ạ”.
Hỏi làm cách nào mà các cô giáo ở đây dạy được các em chậm trí, khiếm thính, tự kỷ… chạy nhảy “hết mình” mà vẫn không phá phách, đánh nhau hoặc tự làm đau mình, sơ Liên cười: “Phải kiên nhẫn dạy từng chút một. Cháu bứt lá cây thì nhẹ nhàng cấu vào tay cháu, hỏi có đau không, rồi trò chuyện thủ thỉ: cái cây như mình cũng biết đau, con đừng làm đau chúng.
Cháu kéo đuôi con mèo thì nhổ sợi tóc trên đầu cháu hỏi có đau không, rồi lại giảng giải: con mèo, con chó cũng biết đau như mình, đừng làm chúng đau. Cây cỏ, động vật còn biết đau thì các con khi té ngã, bầm tím, chảy máu cũng đau lắm, con đừng làm đau bạn. Nói đi nói lại cho đến khi cháu hiểu. Sau này chính cháu lại nhắc nhở bạn mới đến”.
3. Năm 2010, bộ phim kinh dị – tâm lý Lời thú tội (tên gốc “Kokuhaku”, đạo diễn Tetsuya Nakashima) đã làm chấn động Nhật Bản, gây ám ảnh với câu nói của nhân vật Shuuya: “Không ai dạy tôi giết người là sai trái”. Giống như thơ Haiku (chỉ gợi chứ không tả), bộ phim gợi cho người xem những suy tư về giá trị của sự sống.
Video đang HOT
Ba câu chuyện trên cho thấy khi được DẠY đúng đắn, trẻ nào cũng biết quý thân xác và sự sống của mình cũng như của người khác.
Cách dạy:
Bằng trải nghiệm hằng ngày.
Dùng văn học và những mẩu chuyện.
Phát triển óc xét đoán và suy nghĩ.
Bài học dành cho trẻ nhỏ:
- Giữ thân thể sạch sẽ, rửa mặt mũi chân tay, để đầu tóc gọn gàng, mặc quần áo lành lặn, tươm tất, đúng với giới mình.
- Ăn, ngủ, học, sinh hoạt đúng giờ giấc cho có sức khỏe. Tránh phí phạm thức ăn, đồ dùng.
- Học thuộc “Luật bàn tay” và “Nguyên tắc đồ lót” để áp dụng đúng, nhận biết nguy cơ bị xâm hại và cách thoát.
- Không bắt nạt hoặc đánh bạn. Không ngược đãi động vật và phá hoa màu, cây trồng, cảnh vật.
Mở rộng bài học cho thiếu niên:
- Tăng hiểu biết về giới tính và tâm lý lứa tuổi qua các nguồn tin cậy: tranh ảnh, mô hình, video clip, phim khoa học, các buổi nói chuyện chuyên đề phù hợp.
- Giữ tình bạn khác giới trong sáng, đừng vội “nâng cấp” thành yêu đương.
- Biết giữ mình: Gặp con vật bị thương hoặc trẻ lạc, hãy báo người lớn giúp đỡ, vì còn nhỏ tuổi nhiều khi chưa kịp làm gì đã bị gây hại (con vật phản ứng cắn xé, kẻ xấu vu oan, xâm hại, bắt cóc…).
Thấy người đuối nước, điện giật biết mình sức yếu hoặc không biết bơi thì phải la to cầu cứu sự trợ giúp, đừng vội vàng lao vào để cùng chết với nạn nhân. Không tham gia tụ tập đánh nhau, uống rượu bia, hút thuốc, nghiện ngập dù bị rủ rê hay kích động. Áp dụng quy tắc an toàn khi dùng mạng xã hội.
- Đừng phán xét, lên án, “ném đá”, loại trừ ai chỉ vì họ khác mình (từ vẻ ngoài đến giàu nghèo, giới tính, tôn giáo). Một bạn thừa cân không phải là “kẻ tham ăn”, một bạn khuyết tật không chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải “dị nhân”, một bạn muốn chuyển giới không phải “đồ ẻo lả” hay đáng xấu hổ… Mỗi người có hình hài, cá tính, sở thích, đức tin riêng cần được tôn trọng.
- Biết cảnh giác và có óc suy đoán, đừng bồng bột, cả tin mà gặp họa. Chẳng hạn có bạn nhỏ đang đợi cha mẹ đến đón, thấy con chó nằm rên ư ử ở bãi đậu xe, thương quá ngồi xuống cho nó mẩu bánh mì liền bị kẻ xấu nấp ở góc khuất xông ra từ phía sau, chụp thuốc mê rồi vác đi. Người nhà đến chỉ còn thấy chiếc dép rơi lăn lóc.
Có thiếu nữ thấy em bé đứng khóc trong công viên, lại gần hỏi han thì được em bé nhờ đưa về nhà. Lần theo địa chỉ tìm thấy trong balô của bé, vừa gõ cửa thì một lũ “đầu trâu mặt ngựa” xông ra chửi mắng, kéo tụt vào nhà rồi đưa đi đâu không rõ.
Cả hai trường hợp đều do kẻ xấu dùng “mồi nhử” để đánh vào lòng trắc ẩn của nạn nhân. Tuyệt đối tránh “cầm hộ”, “mang giùm” hành lý của người lạ ở sân bay, rất có thể trong đó chứa ma túy, chất nổ. Các nhân viên hàng không sẵn sàng giúp đỡ hành khách nào thật sự cần.
Với vị thành niên:
Tôn trọng thân thể và sinh mạng của mình và của người khác, không phải để sợ chết, hèn nhát mà là hiểu giá trị của sự sống để biết hi sinh vì điều quý giá hơn.
Xây dựng nam tính và nữ tính, con gái phải tế nhị và cương quyết, con trai phải lịch sự và tự chủ. Học tập, giải trí đi đôi với dinh dưỡng, rèn luyện để có cơ thể khỏe và đẹp.
Tự trưởng thành để biết đặt tình cảm của mình đúng chỗ. “Chết cho người mình yêu” là dám hi sinh sự dựa dẫm, lười biếng, ích kỷ, tồi tệ trong mình để làm người thân yêu hạnh phúc.
Có kiến thức về giới tính, tình dục, các bệnh tật liên quan. Hiểu biết về quá trình thụ tinh và mang thai. Quý trọng và có trách nhiệm với sự sống mà mình sẽ cưu mang và sinh ra.
Không bao giờ tự coi mình là đồ second hand, đồ xài lại, đồ cũ hay hàng “quá đát” mà vẫn luôn là lần đầu tiên với một người khác.
Dù đã từng bán mình, phá thai, “mất trinh”, thân xác nhàu nát vì tội lỗi thì khiết tịnh vẫn không bao giờ là muộn để bắt đầu giữ mình trong sạch từ lúc này, ngay hôm nay.
Theo Th.S – BS Lan Hải/Tuổi Trẻ
Mẹ dạy con gái yêu đàn ông sao cho đúng cách, đừng nên nhắm mắt mà yêu
Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ... để không. Nếu không được yêu, con cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình không thiếu, con yêu!
Con thương mến!
Sẽ có một nửa cuộc đời con chung sống bên người khác chứ không bébỏng trong vòng tay mẹ chở che. Sẽ có một ngày người con nghĩ đến trước tiên là chàng trai kia chứ không còn là mẹ. Những vui buồn của con sẽ chẳng còn giản đơn khi trái tim đã bắt đầu lệch nhịp. Mẹ hiểu, con yêu!
Mẹ không thể chỉ trỏ buộc con yêu người này hay phải thích người kia, lại càng không thể thay con sống với những buồn vui của người mà con lựa chọn. Mẹ chỉ có thể nói với con những điều nhỏ nhặt, để yêu một người đàn ông, con phải cố gắng nhiều.
Mặc kệ người đời vẫn cứ ví phụ nữ như phở với cơm, con không là cơm, lại càng không phải phở. Sao phải nghĩ mình là đồ ăn để người ta thử? Con là con - một người phụ nữ, vậy thôi.
Trong mắt nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ... để không. Nếu không được yêu, cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình, không thiếu, con yêu!
Mẹ không yêu cầu con học rộng tài cao, nhưng mẹ mong con hãy tìm một công việc cho mình để mà cố gắng. Có yêu bao nhiêu cũng nhất quyết không được dựa dẫm. Độc lập tài chính mới có thể độc lập tinh thần. Cho dù giỏi hơn người đó - cũng đừng để anh ấy cảm thấy tủi thân. Đừng ngạo mạn với số tiền mình kiếm được ra, chúng sẽ chẳng là gì khi đặt lên bàn cân với mối quan hệ mà con phải gìn giữ. Hãy làm một người phụ nữ, biết trân trọng đối phương.
Đàn ông đôi lúc cũng rất... đáng thương. Chỉ vì họ không biết quá nhiều điều cần hiểu. Giận dỗi ít thôi và nhạy cảm vừa đủ. Đừng cố tỏ ra khó hiểu, họ, không thông minh và kiên nhẫn như con nghĩ đâu! Rất nhiều lúc, họ cũng chỉ như những đứa trẻ lớn xác mà thôi. Chiều chuộng, vỗ về, con cũng cần mềm mỏng. Già néo đứt dây, hai đứa cùng trẻ con thì chuyện sẽ hỏng. Trưởng thành lên, cũng đã đến lúc rồi!
Cái họ cần ở mình là gì con biết không? Là quen nhưng không nhàm, là sẻ chia nhưng không cam chịu, là của riêng mình họ và là chính con. Gắng sức để làm một người phụ nữ vô giá, mẹ nghĩ là không nên. Vì những thứ như thế thường sẽ chỉ nằm trong tủ kính. Làm một người biết mình đứng ở đâu và mình là ai, sẽ tốt hơn tất thảy. Họ yêu con, chứ không yêu những thứ con cố vẽ ra và đeo mặt nạ. Cất chiêu trò đi, con không tính toán mãi được mà!
Đừng tị nạnh chuyện bếp núc, rửa bát, dọn nhà. Con không làm thì chắc chắn anh ta sẽ tìm một người khác! Mẹ biết là bình đẳng rồi, nhưng có những thứ đừng nên quá sòng phẳng. Người thương con, sẽ tự biết đỡ đần. Là phụ nữ, có giữ được cái bếp, mới giữ được người đó ở nhà. Nghe lời mẹ, học nấu nướng nghe con!
Có những ngày sóng gió ập đến con thuyền chung. Và niềm tin, là thứ cuối cùng mẹ muốn dặn. Nếu còn nắm được tay, đừng vội vàng buông bỏ. Vì có những người, sẽ mãi thành nuối tiếc, nếu không còn cạnh nhau...
Theo Phunutoday
Dùng tai nghe đúng cách để không làm hại tai Chọn tai nghe vừa vặn, tránh nghe nhạc với âm lượng lớn trong thời gian dài, cho đôi tai được nghỉ ngơi là những cách giúp hạn chế chứng giảm thính lực. Giảm thính lực đang là hội chứng phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y...