Dạy con biết ‘cãi’
‘ Quyền được cãi’, ‘quyền được nói không’… là những điều quan trọng mà các bậc phụ huynh ngày nay muốn dạy con để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những cái xấu.
Phu huynh nên dạy con biết tranh luận, phản biện ngay từ khi còn bé – MINH HỌA: DAD
Kẻ xấu chỉ mạnh trong bóng tối
Qua nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại gần đây, nhất là bị xâm hại bởi chính thầy cô của mình như vụ việc tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ), nhiều bậc phụ huynh vô cùng hoang mang và trăn trở về việc dạy con thời nay.
Chị Nguyễn Lê Cẩm Tú, có con học lớp 4, Trường tiểu học Hồ Văn Cường, Q.Tân Phú, TP.HCM băn khoăn: “Thực sự là dạy con trong thời đại này quá khó. Lâu nay chúng ta có chuẩn mực ‘con ngoan, trò giỏi’, con càng biết nghe lời lại càng được khen ngợi. Nhưng liệu việc ‘biết nghe lời’ đó có phải là nguyên nhân dẫn đến chuyện những học sinh nam ở trường phổ thông dân tộc nội trú kia trở thành nạn nhân của thầy hiệu trưởng hay không?”.
“Đừng nói cho ai biết nhé”, “Cấm không được nói với ai”…, theo phụ huynh Hoàng Anh Tú (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), luôn là những câu “bùa chú” hắc ám của kẻ xấu thường dùng với các nạn nhân. “Tôi thường dạy các con của mình rằng trước kẻ xấu, đừng sợ! Kẻ xấu mới sợ chúng ta. Bằng chứng là chúng ngăn cản ta nếu ta đưa ra ánh sáng những việc chúng làm. Rằng bóng tối mới là nơi kẻ xấu có sức mạnh. Khi đưa chúng ra ngoài ánh sáng chúng sẽ chết ngay!…”, ông Hoàng Anh Tú khẳng định.
Vậy nên, ông Tú cho rằng cha mẹ hãy bắt đầu bằng việc huấn luyện con mình việc lên tiếng. Bằng việc lắng nghe con thay vì thờ ơ, hoặc thể hiện sự không tin vào những gì con nói, phán xét những gì con nói, châm chọc, chê bai, bỏ qua những điều con nói.
“Bên cạnh đó, hãy truyền cho con lòng dũng cảm. Không thể có một đứa trẻ dũng cảm nếu như cha mẹ chúng hèn nhát, sợ sệt. Con cái luôn nhìn vào chúng ta mà sống. Hãy cho con lòng tin rằng cha mẹ không sợ kẻ xấu…”, ông Tú chia sẻ thêm.
Cho con quyền được cãi
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thúy Nga, phụ huynh có con học lớp 3, Trường tiểu học Cửu Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nói về quan điểm của mình: “Trẻ em như tờ giấy trắng rất dễ bị xâm hại và tổn thương. Trước khi chờ pháp luật và công lý bảo vệ các con thì chúng ta phải bảo vệ các con trước. Tôi không dạy con phải nhẫn nhịn, phải cúi đầu câm lặng khi bị bắt nạt dù nhẫn nhịn trong nhiều trường hợp là tốt. Tôi dặn con, nếu ai có hành vi xâm hại mình thì lập tức về kể cho ba mẹ nghe”.
Để có được những kỹ năng đó, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên tham vấn tâm lý, cho rằng: “Người lớn cần học cách tôn trọng, lắng nghe trẻ, coi những dịp trẻ phản kháng là cơ hội để dạy trẻ cách suy nghĩ độc lập, cách phản ứng có văn hóa. Muốn vậy, người lớn rất cần tâm thế bình đẳng với trẻ, đừng coi điều gì mình nói ra cũng đúng. Thầy cô cũng cần nhìn nhận lại thế nào là con hư, trò hỗn, để học cách tôn trọng trẻ hơn, cho trẻ cơ hội được suy nghĩ khác, được nói khác những gì chúng được truyền dạy”.
Theo tiến sĩ Thúy, nếu chúng ta giáo dục trẻ theo cách “cấm cãi, cha mẹ thầy cô luôn đúng” thì không có gì ngạc nhiên khi có những em 18 tuổi đi thi bị cán bộ coi thi ký nhầm trên giấy thi cũng không dám nói.
“Vì thế, cha mẹ, thầy cô nên cho trẻ cơ hội nói lên ý kiến khác, dạy trẻ biết cách cãi, nói đúng hơn là biết tranh luận, phản biện ngay từ khi còn bé. Trẻ cần được người lớn lắng nghe khi các em có những cách nghĩ, cách làm khác người lớn. Có thể suy nghĩ đó chưa đủ chín chắn, chưa cân nhắc mọi dữ kiện nhưng khi được lắng nghe, các em mới có cơ hội bày tỏ và từ đó sẽ lắng nghe người lớn hơn”, tiến sĩ Thúy nêu quan điểm.
Theo thanhnien
Hiệu trưởng dâm ô hàng chục nam sinh: Do thói quen bệnh hoạn?
Nhìn nhận về vụ thầy hiệu trưởng dâm ô hàng chục học sinh nam ở Thanh Sơn, Phú Thọ, TS tâm lý Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, việc này cho thấy dâm ô và xâm hại bé trai chưa được nhiều người đánh giá là làm hại trẻ.
Hiệu trưởng Đinh Bằng My bị tố dâm ô hàng chục nam sinh
TS Vũ Thu Hương cho rằng, sự việc đau lòng này diễn ra, nhiều người lớn vẫn nghĩ đây chỉ là một thói quen bệnh hoạn của ông hiệu trưởng và trẻ chỉ phải chịu đựng tí ti.
"Hoàn toàn họ không chịu thừa nhận những tổn thương vô cùng lớn mà trẻ sẽ phải đối diện khi trực tiếp trở thành nạn nhân của câu chuyện kinh hoàng đó"- TS Hương nhấn mạnh.
Do sự thờ ơ của người lớn?
TS Vũ Thu Hương cho rằng, năm 2016, dân cư mạng "sốt sình sịch" với nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em và con số thống kê lên tới 1.200 vụ. Sau đó, các cha mẹ chợt nhận ra là cần phải dạy con phòng tránh và ứng phó với xâm hại. Tuy nhiên, các phụ huynh ai cũng thờ ơ.
TS Hương cho rằng, sau thời điểm hot 2016, nhiều phụ huynh đã hiểu là cần phải dạy trẻ phòng tránh và ứng phó với xâm hại, nhưng chủ yếu là vẫn nghĩ cho con gái chứ không nghĩ là cần phải dạy cả trẻ trai.
"Từ đó đến nay, các lớp giới tính vẫn có xu hướng muốn tách nam riêng nữ riêng"- TS Hương nói
Cũng theo nhà tâm lý này, những bé trai vẫn chưa thực sự được quan tâm. Thực tế, nhiều lớp phòng tránh xâm hại vẫn tách riêng cho nam và nữ.
"Việc dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại, vấn đề này hoàn toàn không cần tách vì nó là khoa học hoàn toàn. Phụ huynh đừng nghĩ con trai là an toàn"- bà Hương nhấn mạnh.
Cũng theo nhà tâm lý này, trong quá trình tư vấn, bà đã gặp rất nhiều "khách" cần tư vấn về việc trẻ em bị xâm hại. Con trai bị xâm hại rất nhiều, thậm chí nhiều hơn con gái vì ai cũng nghĩ là xâm hại xong đứa trẻ không bị sao cả (ý là không để lại hậu quả lớn về thể xác).
Cũng theo bà Hương, bản thân bà đã nói với các phụ huynh rằng, đã có nhiều trường hợp các bác thu mua giấy vụn, các bác giúp việc,.... xâm hại các bé trai hay các anh trai lớn rủ rê các bạn ấy xem phim đồng tính và lôi kéo các bạn ấy.
"Nhưng thật sự những tổn thương tâm lý như vậy thì không thể nói là nhỏ. Và chẳng có gì là không tổn thương thể xác"- bà Hương nhấn mạnh.
Cần bố trí dạy các nội dung về tránh xâm hại trong nhà trường
TS Vũ Thu Hương cho rằng, trẻ nam cũng như trẻ nữ, khu vực nào là khu vực không được can thiệp. Trẻ cũng cần được dạy về cơ thể của các con, về quá trình hình thành thai nhi, về mọi thứ liên quan đến việc thụ tinh và cần bảo vệ các bộ phận sinh dục.
Cũng theo TS Hương, trẻ nam cũng như trẻ nữ cần được dạy về các vấn đề liên quan đến giới tính và đặc biệt là cách phòng tránh và ứng phó khi xảy ra nguy cơ bị xâm hại.
Bà Hương nhấn mạnh, mỗi phần học cần được bố trí tăng dần nội dung và kĩ năng từ lúc trẻ 3 tuổi cho đến khi trẻ trưởng thành.
"Đặc biệt nhà trường cần bố trí dạy các nội dung này trong các tiết học liên quan và các hoạt động ngoại khóa của trường"- Bà Hương nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hương, thực tế, khi bọn trẻ được dạy đáp trả lại các hành động xâm hại, chúng nó sẽ luôn làm được việc tự bảo vệ bản thân. Còn khi không dạy, trẻ nghĩ rằng phản kháng lại là hành động hỗn hào với người lớn. Và trẻ nghĩ là phận làm con cháu, trẻ phải chịu đựng.
Như đã đưa tin, vụ việc gây xôn xao dư luận khi hàng loạt học sinh nam (đang học và đã ra trường) tố cáo ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) có hành vi dâm ô các em ngay tại phòng làm việc. Một số nam sinh kể nhiều lần bị hiệu trưởng gọi lên phòng nói chuyện. Người này yêu cầu các em thực hiện một số hành vi lạm dụng tình dục. Mỗi lần, Hiệu trưởng sẽ cho kẹo và 20.000-30.000 đồng. Trả lời VTV24, ông My phủ nhận chuyện này.
Chiều 15/12, lãnh đạo UBND huyện Thanh Sơn cho biết, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh Bằng My để điều tra hành vi Dâm ô với người dưới 16 tuổi. Cùng ngày, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Sở GD&ĐT Phú Thọ, đề nghị xác minh, báo cáo vụ việc
Ngày 17/12, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ Phùng Quốc Lập ký công văn gửi Bộ GD&ĐT về vụ việc. Bộ GD&ĐT khẳng định đây là hành vi không thể chấp nhận được, yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, xác minh và phối hợp các ban, ngành liên quan xử lý nghiêm vụ việc vi phạm đạo đức trên (nếu có).
Liên quan đến vụ việc, chiều 18/12, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc yêu cầu Bộ Giáo dục Đào tạo, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo đưa hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn ra khỏi ngành ngay khi có đủ căn cứ về hành vi xâm hại tình dục học sinh.
Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng và công an địa phương điều tra, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục.
Theo 2sao
Xâm hại học sinh: Điều khó nói sẽ mãi mãi bị chôn vùi nếu người lớn vô cảm "Tôi thực sự không thể tượng tượng ra các em đã phải chịu đựng như thế nào trong suốt thời gian qua. Chắc chắn sẽ sợ hãi, tự giày vò bản thân và đôi khi còn hoảng loạn về mặt tinh thần vì các em không biết chia sẻ với ai". Đó là chia sẻ của chuyên gia tâm lý xung quanh sự...