Dạy chuyên Toán có cần ‘luyện gà nòi’?
“ Luyện gà nòi” là cách dạy chiêu thức để đạt thành tích cao trong thi cử. Hiện tại, cách dạy này vẫn tồn tại do bệnh thành tích trong giáo dục.
Trước hết, để có thể tranh biện và thảo luận, ta cần làm rõ các định nghĩa và khái niệm liên quan. “Luyện gà nòi” ở đây được hiểu là chăm chút, luyện các chiêu thức để thi đấu. Kết quả rất quan trọng vì liên quan thắng thua, tiền cược của chủ nhân. Còn sức khỏe và sự phát triển sau này của chú gà không mấy quan tâm.
TS Trần Nam Dũng – huy chương bạc Toán quốc tế năm 1983.
Liên tưởng vấn đề đào tạo học sinh giỏi, “luyện gà nòi” là dạy chiêu thức, cách giải độc đạo, bắt tủ để đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi cụ thể. Mục tiêu là thành tích của thầy, của trường, của phụ huynh (thường là cả học sinh cũng rất hứng thú với những thành tích đó), chứ không phải sự phát triển vững chắc và lâu dài của bạn trẻ.
Nếu được hiểu theo nghĩa này, rõ ràng “luyện gà nòi” là không cần và không nên. Nhưng tại sao ta biết thế mà tình trạng này vẫn diễn ra?
Đó đơn giản do áp lực thành tích. Người thầy đôi khi biết dạy như thế là phản sư phạm, áp đặt, nhưng vẫn “buộc” phải làm để có thành tích “an lòng” lãnh đạo và phụ huynh.
Chính vì thế, có thầy nhiều thành tích, sau này lại đánh giá sự nghiệp của mình bằng điểm âm. Tất nhiên, cũng không ít thầy cô xây dựng, đánh bóng tên tuổi bằng những thành tích ấy.
Cách đây khoảng 10 năm, trong buổi gặp gỡ phụ huynh, họ nói với tôi, năm nay, thành tích học sinh giỏi của lớp chưa tốt. Tôi bảo, việc phát triển các cháu phải tính đến định hướng lâu dài. Các vị ấy nói: “Thực sự chúng tôi cũng nghĩ thế, nhưng dù sao có thành tích vẫn hơn, thầy ạ”.
Năm sau, thành tích của học sinh lớp này may mắn được cải thiện, nhiều em đoạt giải quốc gia, có học sinh được dự thi Toán quốc tế. Nhưng điều mà tôi vui mừng hơn là các em đều phát triển tốt, dù nhiều bạn thậm chí không lọt vào đội tuyển trường.
Một điều đáng lo ngại nữa là chất lượng đề thi ở cấp độ vòng tỉnh, vòng trường không tốt: Các bài toán được lấy ở đâu đó, hay được sáng tác cẩu thả, dùng những ý tưởng vụn vặt. Để đối phó sẽ có cách học tương ứng là học tủ và các chiêu thức vụn vặt. Cả hai cách học này đều không có lợi cho sự phát triển của học sinh.
Video đang HOT
Ngày xưa, tôi có được dạy theo kiểu “luyện gà nòi” không? Xin trả lời là không. Các thầy dạy chúng tôi những điều rất căn bản, rèn kỹ năng xử lý vấn đề, cách thức tiếp cận bài toán.
Ngày nay, tôi có dạy học sinh “luyện gà nòi” không? Xin trả lời là không. Có thể điều này sẽ ảnh hưởng thành tích của học sinh, của trường, nguyện vọng của phụ huynh, nhưng tôi vẫn luôn kiên định như vậy. Suy cho cùng, thầy giáo dạy học sinh cách học, chứ không phải để chúng có những thành tích nhất thời.
TS Trần Nam Dũng đoạt huy chương bạc Olympic Toán quốc tế năm 1983.
Năm 1988, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Mát-xcơ-va, TS Trần Nam Dũng được nhận vào Đại học Tổng hợp.
Ông được mệnh danh “cao thủ” luyện thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Những gương mặt nổi bật trong số học trò của vị tiến sĩ toán học này là Lê Quang Nẫm (huy chương vàng Olympic Toán châu Á – Thái Bình Dương 1997), Phạm Tuấn Huy (huy chương vàng Toán quốc tế 2013, 2014), Võ Anh Đức (huy chương vàng Toán quốc tế 2013), Cấn Trần Thành Trung (huy chương vàng Toán quốc tế 2013), Hoàng Anh Tài (huy chương bạc Toán quốc tế 2015).
TS Trần Nam Dũng là người tiên phong xây dựng cộng đồng Toán học với những hoạt động mạng, trại hè lý thú, nhằm khơi gợi và nuôi dưỡng tình yêu toán cho giới trẻ tại khu vực miền Nam, khởi nguồn từ mạng Trí tuệ Việt Nam.
Hiện tại, ngoài giảng dạy tại Đại học Quốc gia TP HCM, ông tham gia dạy trực tuyến tại Zuni.vn và giảng bài tại các tỉnh thành lân cận.
Theo Zing
'Ra nước ngoài học Toán là cách thành người giỏi nhanh nhất'
Đó là ý kiến của GS Đỗ Đức Thái (Đại học Sư phạm Hà Nội), người giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 1978.
Chuỗi Bài giảng đại chúng diễn ra trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học và thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được tổ chức tại Hà Nội chiều 20/12.
Nhiều chuyên gia đã chia sẻ về các nội dung: Ích gì Toán học; Từ trường chuyên đến đỉnh cao Toán học; Giới thiệu Tôpô học.
Toán học rất đỗi con người
Mở đầu cuộc nói chuyện về chủ đề Toán học, ích gì?, giáo sư Hà Huy Khoái dùng những câu thơ trong bài "Ích gì" của Chế Lan Viên để ví von:
"Giống nàng Tiên, ông Bụt hiện trong mơ...
Mà chả cần ai giết
Chỉ thôi yêu là nó chết".
Theo ông, Toán học cũng trừu tượng như nàng tiên hay ông bụt, nó ra đời dựa trên những thứ không có thực. Tuy nhiên, những thứ trừu tượng đó lại tạo ra con người văn minh như ngày nay. "Lý thuyết Toán học ứng dụng vào đâu?" là câu hỏi khó trả lời. Vào thời cổ đại, khi Apolonius nghiên cứu lý thuyết Đường Conic, ông chỉ biết trả lời: "Tôi nghiên cứu vì thấy nó đẹp". Lý thuyết về Đường Conic mãi đến 2.000 năm sau mới có ứng dụng và đó là một trong những ứng dụng vĩ đại nhất của khoa học. Như vậy, một lý thuyết đẹp bao giờ cũng có ích.
GS Khoái cho rằng, hiện nay, những lý thuyết đi vào thực tiễn có thể chỉ cần 2 năm, thậm chí hai tháng. Vì lý thuyết Toán học là thứ trong suốt như không khí nên nhiều người không thấy được sự hữu ích để bỏ tiền đầu tư cho nó. Người nghiên cứu Toán cũng như người mở đầu, đừng hỏi họ sẽ đi đâu, nếu biết đi đâu thì không đi xa được.
Tâm đắc với bài phát biểu của GS Hà Huy Khoái, GS Ngô Bảo Châu nhớ lại kỷ niệm hồi nhỏ được mẹ đưa đến gặp chuyên gia nghiên cứu về trẻ chậm phát triển. Chuyên gia yêu cầu ông nhớ 8 số tự nhiên liên tiếp, tuy nhiên ông chỉ nhớ được 5 số.
GS Ngô Bảo Châu tham gia Bài giảng đại chúng. Ảnh: Quyên Quyên.
Câu chuyện đó khiến ông suy nghĩ về việc rèn luyện tư duy Toán học. "Ai cũng nghĩ Toán học là cái trừu tượng không tiếp cận được, nhưng thực ra Toán học là cái rất đỗi con người. Mỗi chúng ta học Toán, thực hiện các thao tác tư duy, thì khả năng tư duy sẽ gọn gàng ngăn nắp hơn. Toán học có khả năng mở rộng phạm vi đầu óc con người", GS Châu chia sẻ.
Theo GS Nguyễn Hữu Việt Hưng, khoa Toán cơ Tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội, "để duy trì cuộc sống, có thể coi 99% những lý thuyết về văn học, nghệ thuật, khoa học... là vô dụng. Nếu nghĩ theo hướng đó thì chỉ có cám lợn là hữu ích. Tuy nhiên, con người vẫn tạo ra khoa học kỹ thuật, vẫn thám hiểm vũ trụ, bởi con người khác con vật ở chỗ không chỉ nhìn vào cám lợn, mà biết nhìn lên bầu trời".
Người giỏi phải gặp thầy hay
GS Đỗ Đức Thái (Đại học Sư phạm Hà Nội), người giành huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 1978, cho rằng, để đạt đến "đỉnh cao" Toán học như GS Ngô Bảo Châu phải học và làm Toán từ nhỏ.
Theo GS Thái, điều khó nhất trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo Toán học không phải kỹ thuật để đưa đến chứng minh chính xác, mà là ý tưởng nghiêm túc. Cũng theo đánh giá của GS này, 70% đến 80% sự thành công của người làm nghề Toán là lựa chọn đúng thầy và tìm đúng chủ đề.
Bài giảng đại chúng thu hút đông đảo người quan tâm Toán học. Ảnh: Quyên Quyên.
Để phát triển Toán học, GS Đỗ Đức Thái khuyên các bạn trẻ nên cố gắng làm luận án ở trường đại học lớn nước ngoài. Bởi đến thời điểm hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam không đủ chuyên gia đỉnh cao, thiếu thốn vật chất, không gian để tĩnh tâm làm Toán. Trong khi đó, việc tìm học bổng nước ngoài không quá khó khăn. GS Thái nhận định, đây là con đường nhanh nhất để tạo ra đội ngũ chuyên gia giỏi.
"Khi học xong, các bạn có về nước hay không đó là chuyện cá nhân. Bởi ở đâu, con người Việt Nam cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho đất nước", GS Thái nhấn mạnh.
Nếu GS Thái cho rằng, việc học sinh bậc THPT nghiên cứu khoa học là phong trào và không hiệu quả thì GS Ngô Bảo Châu lại quan niệm, không nên "thiêng liêng hóa" việc nghiên cứu khoa học của học sinh. Hãy để các em làm việc độc lập ngay từ khi còn nhỏ, nghiên cứu và mày mò thứ gì đó không phải bài tập thông thường hay những điều có sẵn. Bản chất nghiên cứu khoa học là điều cần thiết, vì vậy không nên tước đi công việc này của các em.
Theo Zing
Việt Nam tăng gấp đôi công trình công bố Toán quốc tế "Mỗi năm Việt Nam tăng 20% công trình công bố Toán quốc tế. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tăng gấp hai lần các công trình công bố Toán quốc tế", GS Trần Văn Nhung cho biết. Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm hoạt động Chương trình trọng điểm...