“Dạy chương trình mới, mỗi ‘bệnh nhân’ cần một ‘đơn thuốc’ khác nhau”

Theo dõi VGT trên

“Trong giáo dục hiện nay còn tình trạng ‘mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc’. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình mới, cần phải hướng tới mỗi ‘bệnh nhân’ có một đơn thuốc khác nhau”.

GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khẳng định như thế tại buổi tập huấn Chương trình GDPT mới cho đội ngũ giảng viên sư phạm diễn ra tại Huế.

Dạy chương trình mới, mỗi 'bệnh nhân' cần một 'đơn thuốc' khác nhau - Hình 1

GS.TS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Từ ngày 1/8, Bộ GD-ĐT tổ chức bồi dưỡng về việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới cho 700 giảng viên đến từ các trường Sư phạm chủ chốt trên cả nước.

Đợt tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày, được tổ chức ở các tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Huế, Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, TP Hồ Chí Minh.

Trong ngày tập huấn đầu tiên tại Huế, GS.TS Đinh Quang Báo đã trình bày những nội dung cơ bản về Chương trình GDPT mới và các Chương trình môn học. Về Chương trình GDPT mới, ông Báo đề cập đến các vấn đề lớn như logic xây dựng chương trình, giáo dục tích hợp, giáo dục phân hóa, giáo dục STEM,…

Theo ông, Chương trình GDPT mới được thiết kế theo logic sơ đồ ngược: từ mục tiêu xác định chuẩn đầu ra năng lực, từ đó xác định nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá,…

Việc chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nghĩa là phải tổ chức để học sinh làm được gì, chứ không phải phải nắm được những nội dung gì. Nói cách khác, giáo dục tiếp cận năng lực lấy năng lực làm mục tiêu, nội dung là nguyên liệu, là phương tiện để hình thành năng lực.

Về giáo dục tích hợp, ông Báo nhận định: “Trước đây quan niệm tích hợp chỉ là phương pháp dạy học. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Giáo dục tiếp cận năng lực coi giáo dục tích hợp là phương cách duy nhất để đạt đến năng lực cho học sinh. Tích hợp kết nối ở các phạm vi, mức độ khác nhau, mức độ cao nhất tạo thành môn học mới”.

Với một số môn học mới ở cấp tiểu học như môn Khoa học tự nhiên, GS Đinh Quang Báo cũng nhận định: “Phải khẳng định rằng giáo viên hiện nay đã dạy được môn này. Họ chỉ cần được bồi dưỡng thêm để có khả năng tốt hơn trong phối hợp các thành phần của môn học. Nếu đào tạo theo Chương trình mới, chắc chắn giáo viên sẽ có trình độ cao hơn hiện nay”.

GS. Đinh Quang Báo cũng nêu một so sánh hóm hỉnh về dạy học phân hóa: “Trong giáo dục hiện nay còn có tình trạng ‘mọi bệnh nhân uống cùng một loại thuốc’. Tuy nhiên, để thực hiện Chương trình mới, cần phải phải hướng tới mỗi ‘bệnh nhân’ có cách điều trị khác nhau, có đơn thuốc khác nhau,… nghĩa là dạy học cần lưu ý đến tố chất, đặc điểm cũng như mỗi cách học của từng học sinh”.

Dạy chương trình mới, mỗi 'bệnh nhân' cần một 'đơn thuốc' khác nhau - Hình 2

Các giảng viên chủ chốt tham gia buổi tập huấn

Video đang HOT

Trong 3 ngày tập huấn, học viên sẽ được bồi dưỡng các nội dung: Tìm hiểu và hướng dẫn thực hiện chương trình tổng thể và các chương trình môn học; Hoạt động giáo dục, điều kiện tổ chức thực hiện GDPT mới; Phát triển nội dung, tài liệu, phương thức bồi dưỡng giáo viên thực hiện CTGDPT mới…

Kết thúc đợt tập huấn, mỗi trường tham gia tổ chức tập huấn sẽ chọn từ 2 đến 3 giảng viên sư phạm chủ chốt của mỗi môn học để tham gia tập huấn dạy và học các chương trình bồi dưỡng thường xuyên tiếp cận theo năng lực.

Ngay sau đợt tập huấn này, từ ngày 6-10/8, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức Hội thảo tập huấn “Dạy và học các chương trình bồi dưỡng thường xuyên tiếp cận theo năng lực” cho 400 học viên được lựa chọn từ số giảng viên tập huấn lần này.

Trường Giang

Theo vietnamnet

Xây dựng mạng lưới trường sư phạm với những 'hạt nhân' mạnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu này tại buổi làm việc với trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sáng 31/7.

Xây dựng mạng lưới trường sư phạm với những 'hạt nhân' mạnh - Hình 1


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng phải giải bằng được "bài toán" đào tạo sinh viên sư phạm vượt rất xa nhu cầu, kiểm định chất lượng đào tạo chưa tốt nên kể cả những trường có chất lượng đào tạo tốt như ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ có 30-35% sinh viên ra trường làm trong ngành giáo dục. Ảnh: VGP/Đình Nam

Sau khi thăm một số khoa, phòng thí nghiệm, ký túc xá của trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội, Phó Thủ tướng mong muốn lãnh đạo nhà trường chia sẻ những điều tâm huyết, vướng mắc, bức xúc nhất trước yêu cầu sắp xếp, cơ cấu lại toàn bộ hệ thống đào tạo sư phạm nhằm bảo đảm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới giáo dục.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết toàn trường có 1.143 cán bộ, giáo viên, trong đó có 735 giảng viên với 16 Giáo sư, 159 Phó Giáo sư, 272 Tiến sĩ; 495 Thạc sĩ; 154 Cử nhân...

"Đội ngũ cán bộ, giảng viên của ĐH Sư phạm Hà Nội đang ở "độ tuổi vàng", được đào tạo cơ bản ở nước ngoài, đây là tài sản quý giá nhất của trường. Chúng tôi muốn tạo môi trường tốt nhất cho anh chị em làm việc", GS. Nguyễn Văn Minh bày tỏ.

Với đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có chất lượng (59% có trình độ từ tiến sĩ trở lên), trường ĐH Sư phạm Hà Nội là đơn vị chủ chốt xây dựng các chương trình khung, chương trình chi tiết làm cơ sở cho các trường sư phạm khác xây dựng các ngành đào tạo; làm nòng cốt cho việc xây dựng các chương trình khung cho toàn ngành sư phạm.

Qui mô tuyển sinh của Trường hàng năm là khoảng 2.000 sinh viên chính qui tập trung; 1.000 học viên cao học, 150 nghiên cứu sinh. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; liên tục được cập nhật, đổi mới thường xuyên theo chu kì. Từ năm 2009 đến 2014, Nhà trường đã hai lần đổi mới toàn bộ chương trình đào tạo cử nhân chính quy; năm 2018, trường đã thực hiện cập nhật đổi mới chương trình đào tạo thạc sĩ.

Mặc dù kinh phí hoạt động nghiên cứu cho giai đoạn 2008-2018 chỉ khoảng 10 tỷ đồng/năm nhưng ĐH Sư phạm Hà Nội luôn nằm trong tốp 5 các trường đại học cả nước có số lượng bài báo khoa học đăng trên các tạp chí ISI/Scopus, năm 2018 đạt tỷ lệ 5,6 cán bộ, giảng viên/bài báo.

Là cơ sở có nguồn lực tốt nhất trong hệ thống đào tạo sư phạm, lãnh đạo trường ĐH Sư phạm Hà Nội rất mong được tham gia đầy đủ, toàn diện và trách nhiệm vào sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà.

"Với tỷ lệ 59% giảng viên có trình độ tiến sĩ, Nhà trường mong muốn Bộ GD&ĐT tin tưởng giao cho trường những nhiệm vụ lớn, không chỉ trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mà cả những đề tài nghiêu cứu khoa học giáo dục làm cơ sở, căn cứ, nền tảng vững chắc trong quá trình triển khai những nhiệm vụ về đổi mới giáo dục và đào tạo", GS. Nguyễn Văn Minh bày tỏ.

Xây dựng mạng lưới trường sư phạm với những 'hạt nhân' mạnh - Hình 2


Cơ sở vật chất của ĐH Sư phạm Hà Nội còn nhiều khó khăn, có những giảng đường, phòng thí nghiệm, ký túc xá được xây dựng cách đây 30-40 năm. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phải quyết tâm sắp xếp lại các trường sư phạm

Cả nước hiện có 113 cơ sở đào tạo giáo viên (trường sư phạm) gồm: 14 trường đại học sư phạm, 48 trường đại học đa ngành có đào tạo sư phạm, 30 trường cao đẳng sư phạm, 19 trường cao đẳng đa ngành có đào tạo sư phạm và hai trường trung cấp sư phạm. Một thời gian dài, việc nâng cấp và mở mới dẫn đến hệ thống các trường sư phạm phân bố dàn trải, nguồn lực bị phân tán; nhiều trường quy mô nhỏ, chất lượng thấp, khó phát triển

Trước thực tế hiện có quá nhiều cơ sở đào tạo giáo viên ở địa phương, nhiều tỉnh đã thừa giáo viên, TSKH. Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán-Tin đặt vấn đề phải quyết tâm tái cơ cấu quyết liệt hệ thống các trường sư phạm theo hướng các trường đại học có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn thành trường trọng điểm, các trường khác sẽ được chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay "vệ tinh" của các trường trọng điểm.

Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết Bộ Nội vụ ủng hộ chủ trương hình thành các trường sư phạm trọng điểm như ĐH Sư phạm Hà Nội làm "hạt nhân" hướng dẫn cho các "trường vệ tinh" ở địa phương trong công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cấp bách nhất hiện nay là đào tạo, bồi dưỡng lại giáo viên theo chương trình, SGK mới.

Đồng thời, chỉ những trường sư phạm trọng điểm mới được giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên căn cứ vào nhu cầu cụ thể của các địa phương với chương trình chuẩn hóa và đồng bộ trong toàn hệ thống để bảo đảm chất lượng được đồng nhất.

Xây dựng mạng lưới trường sư phạm với những 'hạt nhân' mạnh - Hình 3


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các nhà sư phạm, các nhà giáo phải là những tấm gương mô phạm từ đạo đức, lý tưởng, đến lòng yêu nước, văn hoá, sinh hoạt... Ảnh: VGP/Đình Nam

Trường sư phạm phải mẫu mực, chuẩn mực nhất

Nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ dành cho trường ĐH Sư phạm Hà Nội là "làm thế nào để Nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Chữ 'mô phạm' Bác Hồ dành cho trường sâu sắc vô cùng. Trường cần xây dựng môi trường văn hoá mẫu mực, chuẩn mực nhất trong giảng dạy, sinh hoạt, giữ gìn môi trường, không vứt rác bừa bãi...

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trước hết phải trở thành một trường ĐH mẫu mực trong thực hiện tự chủ. Theo Phó Thủ tướng, từ trước đến nay, nói đến tự chủ ĐH thì các trường sư phạm bao giờ cũng nghĩ mình đi sau nhưng trong xu hướng đổi mới giáo dục ĐH, cốt lõi là tự chủ về chuyên môn, tổ chức, tài chính, nếu là trường mẫu mực, chuẩn mực thì ĐH Sư phạm Hà Nội phải đi đầu. Với đặc thù đào tạo giáo viên, Nhà trường cần nghiên cứu cơ chế, kiến nghị để tự tháo gỡ cho mình và góp sức thực hiện tự chủ ĐH trên cả nước.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cần làm tốt hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sư phạm, giáo dục lẫn nghiên cứu cơ bản. Nhà trường là 'hạt nhân', 'đầu tàu', một mắt xích quan trọng có tính định hướng cho đổi mới giáo dục theo nghị quyết 29, cụ thể là đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học.

Khẳng định vai trò quan trọng, quyết định của đội ngũ giáo viên trong thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo, Phó Thủ tướng cho rằng yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên phải nắm bắt được tri thức, xu thế mới, phương pháp dạy và học mới theo hướng phát triển năng lực, không truyền đạt kiến thức cho học sinh thụ động, một chiều mà trao đổi lại để phát huy sáng tạo, sở trường của từng học sinh. Muốn làm được như vậy, đầu tiên phải thay đổi từ đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm nhằm thực sự khuyến khích sáng tạo cá nhân của sinh viên. Tuy nhiên, đây đang là điểm yếu trong các trường sư phạm.

"Các nhà sư phạm, các nhà giáo phải là những tấm gương mô phạm từ đạo đức, lý tưởng, đến lòng yêu nước, văn hoá, sinh hoạt... để những 'sản phẩm' do mình đào tạo trở thành những người mẫu mực trong xã hội. Dạy làm người cho các em học sinh, nhất là những em nhỏ, trước hết người lớn phải làm gương mà đầu tiên chính là các thầy cô. Đây là vinh dự, trách nhiệm vô cùng lớn lao của các trường sư phạm", Phó Thủ tướng mong muốn.

Xây dựng mạng lưới trường sư phạm với những 'hạt nhân' mạnh - Hình 4


Ảnh: VGP/Đình Nam

Mạng lưới trường sư phạm có 'hạt nhân' và 'vệ tinh'

Trước tình trạng đào tạo sinh viên sư phạm vượt rất xa nhu cầu, kiểm định chất lượng đào tạo chưa tốt nên kể cả những trường có chất lượng đào tạo tốt như ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chỉ có 30-35% sinh viên ra trường làm trong ngành giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đây là "bài toán"phải giải cho bằng được. Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT xem xét quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, "khắc phục câu chuyện mở ra ào ạt, số lượng nhiều nhưng không kiểm soát được chất lượng".

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hiện Bộ GD&ĐT đã nắm được số lượng giáo viên từng trường, từng bộ môn và dự báo được nhu cầu giáo viên trong 3-5 năm tới cũng như số lượng sinh viên đang đào tạo. Làm cơ sở cho các địa phương thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên ở những trường sư phạm tốt nhất. Sinh viên sư phạm được bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. Làm được như vậy, trong một vài năm chất lượng đầu vào cũng như chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm sẽ được nâng lên.

Trong khi đó, các trường sư phạm địa phương tập trung bồi dưỡng, tập huấn giáo viên với sự hướng dẫn từ các trường trọng điểm như trường ĐH Sư phạm Hà Nội tương tự như ngành y tế có "bệnh viện hạt nhân" tuyến trên kết nối, hướng dẫn cho các "bệnh viện vệ tinh" bên dưới.

"Đây là điểm cốt lõi trong đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm chứ không đơn thuần là bỏ trường này, giữ trường kia. Chúng ta cần hình thành một mạng lưới đào tạo giáo viên mới, đào tạo người tốt nghiệp ĐH làm giáo viên, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên thường xuyên, tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn.

Đồng thời, phát triển các trường phổ thông thực hành nằm trong trường sư phạm 'hạt nhân' và một số trường ở địa phương để đưa vào những chương trình, phương pháp giảng dạy mới, thực hiện đổi mới cơ chế quản trị trong trường phổ thông. Mạng lưới trường là cơ sở thực hành của các trường sư phạm phải thật lớn, thật rộng, có sự giao lưu, trao đổi thường xuyên", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đình Nam

Theo baochinhphu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng cũ cưới hot girl sau 3 tháng Từ Hy Viên qua đời: Đón dâu bằng trực thăng, váy cưới đính 999 viên kim cương!Chồng cũ cưới hot girl sau 3 tháng Từ Hy Viên qua đời: Đón dâu bằng trực thăng, váy cưới đính 999 viên kim cương!
17:46:07 07/04/2025
Thêm một góc quay khác về "người hùng nhí" 3 tuổi chưa nói sõi nhưng đã biết cứu bạn ở Nghệ An: Càng xem càng khiến nhiều người trầm trồThêm một góc quay khác về "người hùng nhí" 3 tuổi chưa nói sõi nhưng đã biết cứu bạn ở Nghệ An: Càng xem càng khiến nhiều người trầm trồ
20:07:03 07/04/2025
"Cam thường" check nhan sắc Harper Beckham: Tiểu thư tài phiệt xinh như búp bê, sống trong nhung lụa vẫn có lúc giản dị bất ngờ"Cam thường" check nhan sắc Harper Beckham: Tiểu thư tài phiệt xinh như búp bê, sống trong nhung lụa vẫn có lúc giản dị bất ngờ
18:29:38 07/04/2025
Thương hiệu Dior xóa bỏ hình ảnh và tên hoa hậu Thùy TiênThương hiệu Dior xóa bỏ hình ảnh và tên hoa hậu Thùy Tiên
22:18:50 07/04/2025
Bộ mặt thật của "ngọc nữ" Trương Bá ChiBộ mặt thật của "ngọc nữ" Trương Bá Chi
18:13:39 07/04/2025
Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?
20:10:36 07/04/2025
Sao Việt nghỉ lễ: Phương Oanh - shark Bình "trốn con" hẹn hò, Ngô Thanh Vân có động thái giữa tin bầu vượt mặt?Sao Việt nghỉ lễ: Phương Oanh - shark Bình "trốn con" hẹn hò, Ngô Thanh Vân có động thái giữa tin bầu vượt mặt?
18:16:15 07/04/2025
Tôn Bằng công khai 1 thứ sau khi Hằng Du Mục bị bắt, nhắc đến sự "trả giá"Tôn Bằng công khai 1 thứ sau khi Hằng Du Mục bị bắt, nhắc đến sự "trả giá"
17:03:16 07/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'

Trắc nghiệm

00:38:51 08/04/2025
Vào 8h sáng mai, có một điều đặc biệt mà những người thuộc ba con giáp này sẽ cảm nhận rõ ràng nhất: Vận may tài lộc như mở ra một cánh cửa mới, mang đến cho họ cơ hội tiền đẻ ra tiền .
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"

Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"

Tin nổi bật

00:15:16 08/04/2025
Chủ trì họp bàn giải pháp khi Mỹ công bố áp mức thuế đối ứng mới, Thủ tướng đề nghị phía Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái.
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc

Thế giới

00:13:09 08/04/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thêm 50% thuế quan đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không rút lại mức thuế trả đũa 34%. Đồng thời, các cuộc đàm phán với những quốc gia khác sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Pháp luật

00:00:00 08/04/2025
Công an tỉnh Nam Định đã tạm giữ đối tượng đốt 2 quả pháo tự chế tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nhằm gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê

Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê

Netizen

23:42:03 07/04/2025
Cháu bé sinh non không qua khỏi, chàng trai người Mông ôm thi thể cháu vượt 1.500km từ Bình Phước về Nghệ An an táng. Câu chuyện trên chuyến xe khiến nhiều người xúc động, nghẹn lòng.
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót

Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót

Phim châu á

23:15:47 07/04/2025
Karma mang lại một làn gió mới, không chỉ bởi cốt truyện đầy kịch tính mà còn vì sự hoàn hảo trong cách xử lý tình tiết và xây dựng nhân vật.
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc

Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc

Góc tâm tình

23:13:04 07/04/2025
Lúc tôi tỉnh dậy là 2h sáng, phòng khách vẫn sáng đèn. Tôi lần mò ra ngoài, thấy chồng tôi đang nằm chơi điện tử trên ghế sofa, dưới nhà ngổn ngang mâm bát, lon bia vương vãi chưa hề thu dọn.
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán

Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán

Tv show

23:08:23 07/04/2025
Diễn biến căng thẳng trong tập mới của chương trình Miss International Queen Vietnam 2025 nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Sức khỏe

23:07:14 07/04/2025
Nhiều gia đình sử dụng màng bọc thực phẩm như một công cụ tiện lợi để bảo quản bữa ăn. Nhưng chỉ một vài sai sót nhỏ trong thói quen sử dụng cũng có thể gây ra hậu quả.
Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường

Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường

Sao việt

23:05:07 07/04/2025
Trong clip, bà xã Trường Giang bị soi lộ dấu hiệu tuổi tác khi gương mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở vùng mắt, gương mặt gầy gò.
Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"

Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"

Nhạc việt

22:08:17 07/04/2025
Bên cạnh những sáng tác trở thành hit được khán giả yêu mến, Phan Mạnh Quỳnh không quên thể hiện ca khúc ca ngợi vợ mang tên Gặp Gỡ Yêu Đương Và Được Bên Em.