Dạy chương trình mới, giáo viên phải học cách thoát ly “lối mòn”
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang đặt ra cho các giáo viên thách thức về thay đổi phương pháp giảng dạy, tự làm mới mình, thoát khỏi những cách dạy truyền thống, truyền đạt kiến thức một chiều để áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.
Để chuẩn bị cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hiện nay giáo viên trên cả nước đang tham gia bồi dưỡng theo Chương trình ETEP của Bộ GD-ĐT.
“Không tự nâng cao năng lực là tự đào thải”
Trực tiếp tham gia chương trình bồi dưỡng, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội) cho rằng, khi bước vào chương trình Giáo dục phổ thông 2018, thách thức lớn nhất của giáo viên là cần thay đổi quan điểm về giáo dục, gần như phải thay đổi toàn bộ thói quen dạy học trước đây sang phương thức mới.
Các thầy cô chủ động tự học để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới.
Nếu như trước đây chủ yếu thiên về kiến thức, thì trong chương trình mới, giáo viên cần biết cách biến những kiến thức thành năng lực sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày cho học sinh. Năng lực ấy bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, thái độ để tạo thành năng lực, phẩm chất. Trước đây, quá trình học tập chú trọng nhiều vào kết quả thì nay lại chú trọng đến quá trình, như vậy khi mục tiêu giáo dục thay đổi, cách thức giảng dạy của giáo viên cũng cần thay đổi.
Cô Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, bản thân được học hỏi nhiều kinh nghiệm quản lý từ các chuyên gia cũng như những đồng nghiệp khi tham gia tập huấn. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa tập huấn trực tiếp và tập huấn online cũng góp phần phát huy tinh thần tự học của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.
“Chúng tôi nhận ra rằng, khi tham gia chương trình mới, nếu không tự nâng cao năng lực, tức đang tự đào thải chính mình. Cách tập huấn mới giúp giáo viên tăng cường khả năng tự học, sáng tạo của bản thân”, cô Thúy nói.
Cũng theo Hiệu trưởng trường Nguyễn Siêu, hiện nay các tình huống tập huấn chủ yếu là giả định, do đó các giáo viên cần hiểu đây là ví dụ, thay vì áp dụng “cứng” như những bài mẫu khi vào dạy thực tế.
Sau khi học xong 2 mô đun, cô Tại Thị Sim, giáo viên Trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình đã thấm dần Chương trình GDPT 2018 từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp. “Hiện tôi đang áp dụng vào giảng dạy, sắp tới chuẩn bị cho thao giảng, tôi sẽ áp dụng kĩ thuật mới vào bài dạy. Áp dụng dần dần, chúng tôi sẽ không bỡ ngỡ khi triển khai”.
Video đang HOT
Thầy Đinh Mạnh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cự Đồng, thuộc huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ chia sẻ, nếu như trước đây, để tập huấn, các cán bộ và giáo viên phải dành nhiều thời gian học tập trung hàng trăm người, thì nay lại được chủ động hơn về thời gian khi kết hợp trực tiếp và online.
Thầy Tuấn cho biết, ở giai đoạn đầu khi tập huấn mô đun 1, giáo viên cũng như các cán bộ quản lý còn gặp một số khó khăn do chưa quen cách học, đường truyền kém ổn định, nhưng nay đã quen với phương pháp tập huấn, thầy Tuấn cũng như nhiều thầy cô khác trong trường lại rất hào hứng học tập.
Là một cán bộ quản lý, thầy Đinh Mạnh Tuấn cho biết, bản thân biết thêm nhiều cách làm hay trong việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, phát triển nhà trường khi áp dụng chương trình phổ thông mới…
“Nếu như trước đây, các trường chủ yếu chỉ kêu thừa, hay thiếu giáo viên, trên phân công bao nhiêu nhân sự chúng tôi nhận từng ấy, nhưng giờ cần tính toán cân đối ngay các môn trong trường, một số môn đặc thù có thể kiến nghị xin hỗ trợ từ giáo viên cấp 2 xuống hoặc kiến nghị để huyện cân đối giữa các trường. Hay chỉ đơn giản như câu hỏi, làm thế nào để khích lệ động viên giáo viên trong giảng dạy. Câu hỏi có nhiều đáp án, tất cả đều đúng, nhưng chúng tôi cần tìm qua đáp án đúng nhất, quá trình thảo luận, chia sẻ với đồng nghiệp giúp chúng tôi có thêm những câu chuyện, tình huống thực tế để áp dụng vào chính trường mình”, thầy Tuấn chia sẻ.
Giáo viên phải nâng cao tinh thần tự học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cự Đồng cho biết, điều quan trọng nhất khi tập huấn cho chương trình mới là giáo viên phải thay đổi tư duy, có tinh thần tự học một cách chủ động nhất.
Quá trình bồi dưỡng giáo viên giúp thầy cô có thêm những kỹ thuật dạy học mới như cách tổ chức học nhóm, các trò chơi, cách quan sát học sinh…
“Trước đây, tham gia tập huấn, nhiều thầy cố có tư tưởng chỉ cần được 5 điểm cho qua, học lấy lệ, nhưng đến nay, mỗi người có 1 tài khoản riêng, có sự giám sát và chấm bài rất gắt gao. Nếu không hoàn thành những yêu cầu đặt ra thì sẽ bị đánh trượt. Do đó, quá trình tập huấn này cũng giúp thầy cô tạo ra thói quen tự học, tìm tòi, nghiên cứu”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cự Đồng nói.
Thầy Nguyễn Mạnh Cường, giáo viên cốt cán môn Âm nhạc tại Trường Tiểu học Cự Đồng (Thanh Sơn, Phú Thọ) cũng cho biết, là môn đặc thù trong trường phổ thông, do đó cách tập huấn trực tiếp hiệu quả hơn với môn học này. Qua quá trình tập huấn cùng các giảng viên từ các trường ĐH Sư phạm, thầy Cường chia sẻ bản thân đã thay đổi nhiều về phương pháp giảng dạy, chuẩn bị tốt hơn cho mỗi giờ lên lớp.
“Khi tập huấn, giáo viên được hướng dẫn rất nhiều kỹ năng sư phạm, các phương pháp dạy học mới.Ví dụ, trước đây dù học hát nhạc, nhưng việc nghe âm thanh của học sinh lại rất hạn chế, chủ yếu vận động tại chỗ, còn theo hướng dẫn cách dạy mới, các thầy cô có thể sử dụng các video, các đoạn nhạc, bài hát, trình chiếu và phát để học sinh nghe và làm theo. Hoặc giáo viên có thể tổ chức các trò chơi, các hoạt động nhóm, có các cách để khuấy động tinh thần sôi nổi trong lớp học. Sau khi tập huấn, bản thân tôi đã áp dụng với các lớp học hiện nay và nhận thấy học sinh hứng thú hơn rất nhiều”, thầy Cường cho hay.
Còn theo thầy Trần Vũ Định, giáo viên môn Khoa học tự nhiên Trường THCS Đắk Bu’k So, huyện Tuy Đức, Đắk Nông, việc tập huấn giáo viên là rất cần thiết, giúp trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức cho bản thân để sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc tập huấn cũng giúp giáo viên thoát khỏi những “lối mòn” trong phướng pháp giảng dạy để học thêm những cách làm sáng tạo hơn, giúp học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có thêm những kỹ năng cần thiết, phát triển toàn diện.
“Để dạy học sinh, trước tiên thầy cô cũng cần học và đặc biệt là tự học. Nhưng thực tế, giáo viên phổ thông không có nhiều cơ hội được trao đổi, học hỏi trực tiếp từ giảng viên các Trường ĐH Sư phạm. Quá trình tập huấn giúp chúng tôi có thêm những kỹ thuật dạy học mới như cách tổ chức học nhóm, các trò chơi, cách quan sát học sinh hay cả những phương pháp kiểm tra đánh giá mới”, thầy Định chia sẻ./.
Đổi mới Chương trình GDPT bậc THCS: Khó cho giáo viên?
Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) bày tỏ, bồi dưỡng giáo viên hiện nay ngoài việc bổ sung kiến thức còn trang bị cho thầy cô giáo phương pháp, kỹ năng triển khai bài giảng.
Năm học 2021-2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 ở bậc THCS với nhiều đổi mới như xuất hiện 2 môn học mới là Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý, bổ sung hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Làm sao để tập huấn giáo viên đạt hiệu quả là câu hỏi đặt ra cho các nhà trường.
Học sinh Trường THCS Đồng Khởi giới thiệu thí nghiệm phản ứng hóa học theo dạng domino. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chú trọng kỹ năng, phương pháp giảng dạy
Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) bày tỏ, bồi dưỡng giáo viên hiện nay ngoài việc bổ sung kiến thức còn trang bị cho thầy cô giáo phương pháp, kỹ năng triển khai bài giảng. Trải qua nhiều lần tạm đóng cửa vì dịch bệnh, các trường đã ý thức hơn tầm quan trọng của việc trang bị kho học liệu dùng chung cho giáo viên. Tuy nhiên, nếu người dạy không nắm được phương pháp sẽ không thể triển khai bài giảng hiệu quả.
Cô T.N. - giáo viên môn Hóa học ở quận Bình Thạnh cho biết, nhiều năm nay, các trường THCS trên địa bàn TPHCM đẩy mạnh phương pháp dạy học liên môn như dạy Văn lồng ghép kiến thức Lịch sử, Địa lý. Đây là cơ sở quan trọng giúp giáo viên dễ dàng bắt nhịp khi chuyển đổi qua CT GDPT 2018 với hình thức dạy học theo chủ đề, tích hợp kiến thức nhiều môn học.
Đơn cử, trong thiết kế chương trình môn Khoa học tự nhiên khối 6, các chủ đề như "Chất và sự biến đổi của chất", "Vật sống", "Năng lượng và sự biến đổi"... đều xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Giáo viên không còn đóng vai trò truyền thụ mà giúp học sinh xâu chuỗi kiến thức, tìm được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, qua đó nâng cao khả năng thực hành.
Ở góc độ khác, Phó Hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1 hiện đang tham gia chương trình tập huấn giáo viên theo CT GDPT 2018 cho biết, chương trình bồi dưỡng hiện nay được thiết kế thành nhiều chuyên đề. Trong đó, phạm vi kiến thức được bổ sung khá rộng, không chỉ trong chương trình lớp 6 mà cả bậc THCS.
Vì vậy, giáo viên không thể mang tâm lý "cầm tay chỉ việc" mà phải xác định là quá trình học tập lâu dài, cập nhật không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng giảng dạy. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), bồi dưỡng giáo viên trong tình hình hiện nay là giải pháp tình thế khi chưa có đội ngũ giáo viên liên môn, tích hợp.
Về lâu dài, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với các trường sư phạm mở các mã ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp để triển khai một cách căn cơ, hiệu quả CT GDPT 2018.
Quan tâm chế độ, chính sách cho giáo viên
Mới đây, tại buổi làm việc phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Sở GD-ĐT TP do đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chủ trì, Sở GD-ĐT TP đã đề xuất kiến nghị Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính điều chỉnh Thông tư số 36/2018 về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Cô Phùng Thị Ngọc Mai, Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), đang trao đổi với học sinh tại thư viện. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Theo đó, quy định hiện nay không cho phép chi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo CT GDPT 2018 từ nguồn ngân sách. Trưởng phòng GD-ĐT một quận ở trung tâm TP cho biết, nhà trường hiện phân bổ ngân sách được cấp hàng năm theo tỷ lệ 80% chi cho con người (gồm trả lương giáo viên và một số khoản chi khác), 20% cho các hoạt động trong nhà trường.
Trong đó, với các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, trường học có thể phân bổ kinh phí trong 20% nói trên. Hiện nay kinh phí tập huấn giáo viên theo CT GDPT 2018 là khoản chi không nhỏ nhưng chưa có cơ chế cấp bù ngân sách. Tháo gỡ khó khăn này, Bộ Tài chính đang xây dựng thông tư hướng dẫn chi đối với các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Trong thời gian chờ đợi, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện theo Thông tư 36.
Một bất cập khác hiện nay khi triển khai tập huấn giáo viên theo CT GDPT 2018 là chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Đại diện các trường đều cho rằng, giáo viên cốt cán được giao nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên khác trong quá trình học tập, bồi dưỡng CT GDPT 2018. Do đặc thù số lượng học sinh/trường tương đối lớn, quy mô giáo viên khá lớn dẫn đến khối lượng công việc với đội ngũ giáo viên cốt cán là không nhỏ. Trong khi quy định hiện hành chưa có bất kỳ khoản chi nào hỗ trợ giáo viên cốt cán.
Trước thực tế này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Xuân Thành cho biết, trước mắt các trường có thể áp dụng Thông tư 28/2009 về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và Thông tư 15/2017 về sửa đổi quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Việc hỗ trợ đồng nghiệp có thể quy đổi thành 1,5 tiết dạy với đội ngũ cốt cán. Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho các trường khi triển khai CT GDPT 2018.
Đối với hoạt động trải nghiệm, ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1) cho biết, chương trình giảng dạy tổng hòa kiến thức của nhiều lĩnh vực gồm tự nhiên, xã hội, kỹ năng sống. Vì vậy, việc phân công giáo viên nào đứng lớp, triển khai bài dạy thế nào cho hiệu quả là bài toán mà hiệu trưởng các trường phải cân nhắc.
Hà Nội: Giáo viên chủ động nghiên cứu SGK lớp 2, lớp 6 qua Internet Sở GD&ĐT Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tổ chức giới thiệu, bồi dưỡng sử dụng SGK cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu đặt ra là 100% giáo viên dạy lớp 2 và lớp 6 tham gia bồi dưỡng sử dụng SGK. Ảnh minh họa. Sở GD&ĐT Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc bồi dưỡng giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung
Thế giới
22:38:19 06/04/2025
H'hen Niê bị chồng trêu vẽ thêm râu, Hồng Diễm trẻ trung ở tuổi 42
Sao việt
22:36:30 06/04/2025
Phim 'Địa đạo' càn quét phòng vé, thu 50 tỷ chỉ sau 3 ngày
Hậu trường phim
22:28:53 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim
Tin nổi bật
21:27:47 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025