Đầu Xuân trao đổi với các bạn trẻ yêu toán: Học Toán có ích gì?
Toán học có ích gì? Nhiều loại toán không dùng sau này tại sao cần học? Đó là câu hỏi, thắc mắc mà nhiều phụ huynh và học sinh vẫn thường nêu mỗi khi học toán.
Việc giải các bài toán giúp rèn luyện cho bộ não giải quyết tình huống. (Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống, chúng ta có thể không trở thành một vận động viên thể thao nhưng chúng ta vẫn thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. Chúng ta có thể không cần trở thành nhà toán học hay giáo viên dạy toán nhưng vẫn nên học toán để “tập thể dục” cho bộ não của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Toán học là môn thể thao của trí tuệ”.
Hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều tình huống trong cuộc sống, có những tình huống hoàn toàn mới đòi hỏi bộ não cần phải xử lý. Để xử lý được tình huống đòi hỏi bộ não phải “nhớ”, “tìm tòi”, “liên tưởng”,… với những tình huống quen thuộc đã gặp. Nếu bộ não thường xuyên được rèn luyện thì “phản xạ” của bộ não sẽ nhanh hơn, kết quả đạt được tốt hơn.
Việc giải các bài toán (tình huống giả định) chính là ta đang rèn luyện cho bộ não giải quyết tình huống. Độ phức tạp của bài toán (biện luận, chia thành nhiều trường hợp,…) chính là độ phức tạp của tình huống đòi hỏi bộ não phải xử lý. Nó như là “quả tạ”, “xà đơn”, “vợt cầu lông”, “trái bóng”, “tiếng đàn”, “tiếng sáo”,… để rèn luyện trí tuệ và cảm xúc cho học sinh.
Do đó cái còn lại sau những năm tháng vất vả học toán không phải chỉ là những công thức, quy tắc,… mà quan trọng còn là cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề, khả năng toán học hóa các tình huống của cuộc sống.
Tạo cảm xúc và phát triển thẩm mỹ
Trong đời mỗi học sinh, chắc có hơn một lần “reo lên” khi tự mình giải được bài toán khó, tìm thêm được cách giải khác cho bài toán. Lúc đó cảm xúc của chúng ta thật vui sướng và lâng lâng. Đôi khi đó còn là một kỷ niệm đẹp, một bước ngoặt trong cuộc đời.
Video đang HOT
Nhà toán học người Pháp Siméon Denis Poisson (1781-1840) lúc nhỏ là một học sinh rất sợ toán. Sau, vì giải được bài toán “chia sữa”, ông trở nên say mê học toán, nghiên cứu toán và đã trở thành một nhà toán học lỗi lạc.
Nhà toán học Vladimir Arnold (1937-2010), một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của nước Nga thế kỷ 20, kể lại rằng lúc còn học ở tiểu học, ông được thầy giáo cho giải bài toán về chuyển động của hai bà lão. Arnold còn nhớ: “Suy nghĩ tìm cách giải bài toán, lần đầu tiên tôi cảm nhận được niềm vui sáng tạo. Và chính ước vọng có được niềm vui như vậy đã giúp tôi trở thành nhà toán học”.
Nhà văn Pháp Stendhal (1783-1842), tác giả của tiểu thuyết “Đỏ và đen” nổi tiếng, đã kể lại trong cuốn “Tự truyện”: “Ở thầy giáo, tôi đã tìm thấy Euler và bài toán của Euler về số trứng mà bà nông dân mang ra chợ bán… Đó là một phát kiến với tôi”.
Những câu chuyện trên chính là những “cảm xúc” mà toán học mang lại, nó làm cho cuộc sống thi vị hơn, giúp chúng ta thành công hơn.
Bên cạnh đó, toán học còn giúp chúng ta biết thưởng thức cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp. Trước hết, đó là cái đẹp của những kết quả, công thức, những ứng dụng hay, phong phú, bất ngờ của toán học cái đẹp của những suy luận logic chặt chẽ, cái đẹp của lời giải ngắn gọn, độc đáo của một bài toán. Đó còn là cái đẹp của những hình vẽ cân đối, hài hòa, là chân lý của toán học và sự sáng tạo khi học toán. PGS Văn Như Cương đã chia sẻ:
“Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn
Mong rằng toán học bớt khô khan
Em ơi, trong toán nhiều công thức
Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn”.
Phát triển phẩm chất và năng lực
Toán học là môn học công cụ vì ngôn ngữ toán học, kiến thức toán học, tư duy phương pháp toán học là cần thiết cho cuộc sống và cho việc học các môn học khác. Mỗi khi bạn đã có phương pháp học toán tốt thì bạn sẽ không chấp nhận việc lập luận hời hợt, tư duy lộn xộn. Học toán mang lại cho bạn những phẩm chất và năng lực: biết cách đặt vấn đề, phân tích, giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết biết nhận ra cái bản chất, biết phân loại các trường hợp, biết từ những vấn đề riêng lẻ rút ra kết luận chung, biết áp dụng lý luận chung vào những tình huống cụ thể, biết suy luận ngắn gọn, chính xác, biết trình bày, diễn đạt rõ ràng, mạch lạch rèn luyện tác phong khoa học.
Trong bức thư gửi cho các bạn trẻ yêu toán (tháng 10/1967), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: “Trong các môn khoa học và kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với sản xuất và chiến đấu. Nó còn là môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn trí thông minh sáng tạo.
Nó còn giúp chúng ta rèn luyện nhiều đức tính quý báu khác như: cần cù và nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lý. Dù các bạn phục vụ ngành nào, trong công tác nào thì các kiến thức và phương pháp toán học cũng rất cần cho các bạn”.
Từ các lợi ích trên, có thể khẳng định rằng toán học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và học toán là điều hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta, thậm chí rất nhiều người còn học toán đến hết đời với một niềm yêu thích. Trước khi ngừng thở, Poisson đã nói câu bất hủ: “Nếu được sống thêm cuộc đời nữa, tôi sẽ lại làm toán!”.
Vụ nâng điểm 37 học sinh ở cấp 2 Bình Trị Đông A: Sở giao về Phòng GD Bình Tân
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân kiểm tra lại chuyên môn vụ nâng điểm cho 37 học sinh.
Liên quan đến vụ việc nâng điểm kiểm tra học kỳ 2 môn Toán (năm học 2020-2021) cho 37 học sinh ở Trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết các thông tin mới.
Theo đó, do Trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông A, thuộc sự phân cấp quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân, nên Sở đã giao về Phòng Giáo dục tổ chức kiểm tra, thẩm định quy chế kiểm tra đánh giá, kế hoạch kiểm tra đánh giá của nhà trường.
"Trường này còn có nhiều việc nữa, nên thực hiện phân cấp khi làm việc" - ông Hồ Tấn Minh cho hay.
Trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Khi nào Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân hoàn tất, báo cáo về Sở, có thông tin đầy đủ thì Sở sẽ thông tin lại với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trước đó, một phụ huynh của Trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông A, quận Bình Tân có phản ánh rằng, thầy B. là giáo viên dạy Toán của trường trong năm học trước (2020-2021) đã có dấu hiệu tự ý sửa bài kiểm tra học kỳ 2 của học sinh.
Một học sinh ở lớp 7/14 (khi đó) đã được nâng điểm nhiều nhất, từ 0,25 lên 5 điểm, còn nâng ít nhất là hai học sinh của lớp 7/2 được nâng từ 4,75 điểm lên 5 điểm.
Phần lớn các em học sinh được nâng là điểm dưới trung bình, được nâng lên 5 điểm, nhưng vẫn có em được nâng lên chỉ có 3,3 hay tới tận 6 điểm.
1 tháng sau khi xảy ra sự việc, thì có cuộc họp hội đồng nhà trường, thì giáo viên được nghe công bố thầy B. chỉ không được nhận tiền tăng thu nhập theo nghị quyết của thành phố, chứ không bị hình thức xử lý kỷ luật gì.
Thầy Lý Văn Phát - Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, rằng có sự việc thầy B. nâng điểm cho học sinh ở môn Toán trong kỳ kiểm tra học kỳ 2 của năm học trước.
Nguyên nhân của việc nâng điểm này, thầy B. đã trình bày với nhà trường là do chủ yếu chất lượng học sinh của thầy dạy quá thấp, nên chủ yếu muốn sửa điểm để không làm ảnh hưởng đến thi đua.
Nhà trường đã cho tiến hành xác minh sự việc hồi tháng 7/2021, và đã có chỉ đạo là giáo viên phải trả lại số điểm gốc, nguyên thủy của học sinh khi làm bài.
Về việc xử lý thầy B., nhà trường đã cắt thi đua, đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong quý 3/2021 của thầy B., do thầy vi phạm các quy định về quy chế chuyên môn.
Cán bộ quản lý của nhà trường, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn Toán cũng đã nhìn nhận thiếu sót trong việc kiểm tra, giám sát giáo viên, làm kiểm điểm trước Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân.
Lời giải tham khảo đề thi học sinh giỏi Toán lớp 12 của Hà Nội Kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội diễn ra trong ngày hôm nay (23/12). Đề thi học sinh giỏi Toán lớp 12 của thành phố Hà Nội năm học 2021 - 2022 gồm 6 câu hỏi. Theo đánh giá của các giáo viên dạy Toán, cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi Toán năm nay ổn định như mọi...