‘Dấu vết Nga’: Tại sao Mỹ mở cuộc điều tra hình sự ủy ban Mueller?
Truyền thông Mỹ cho rằng, ông Trump muốn “mượn tay” Bộ Tư pháp để “tính toán” với các đối thủ của mình.
Trong khi tại Quốc hội Mỹ đang diễn ra cuộc chiến quan điểm xung quanh việc luận tội ông Trump, Bộ Tư pháp Mỹ mở một cuộc điều tra hình sự tìm hiểu xem hoạt động của ủy ban “ tai tiếng” Mueller – người tìm kiếm “ dấu vết” của sự thông đồng giữa người đứng đầu Nhà Trắng hiện tại và Điện Kremlin – được bắt đầu như thế nào.
Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ vốn có tâm trạng hiềm khích với ông Trump bày tỏ lo ngại rằng, Tổng thống đang cố gắng “ mượn tay” Bộ Tư pháp để “tính toán” với các đối thủ của mình.
Việc kiểm tra lại các hoạt động của ủy ban công tố viên đặc biệt Mueller bắt đầu vào tháng 5 dưới sự giám sát của Tổng Chưởng lý Mỹ (còn gọi là Bộ trưởng Tư pháp) William Barr và Văn phòng công tố viên liên bang John Durham. Ông Durham được giao nhiệm vụ xác định xem quá trình thu thập thông tin tình báo về chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump năm 2016 có hợp pháp hay không. Ông Durham được biết đến với việc điều tra mối liên hệ giữa các đặc vụ FBI và tội phạm có tổ chức, cũng như điều tra việc tiêu hủy các bản ghi hình thẩm vấn của CIA.
Mỹ mở cuộc điều tra hình sự ủy ban Mueller. (Ảnh: EPA/UPG)
Việc chuyển sang thành điều tra hình sự có nghĩa là các nhà điều tra hiện giờ có thể đưa ra trát hầu tòa để lấy lời khai và thu thập chứng cứ.
Video đang HOT
Ông Donald Trump lâu nay vẫn lập luận rằng, cuộc điều tra của ông Robert Mueller về nghi vấn thông đồng với Nga là một “ cuộc săn phù thủy“. Hoạt động của ủy ban Mueller, được thể hiện bằng bản báo cáo dài 448 trang, dù không phải là một thất bại hoàn toàn, đã kết thúc với tuyên bố không tìm thấy bất kỳ âm mưu thông đồng nào giữa Matxcơva và chiến dịch của ông Donald Trump.
“ Sau 3 năm dối trá, bôi nhọ và vu khống, tin vịt về Nga cuối cùng đã kết thúc” – Tổng thống Mỹ phản ứng trước báo cáo của ủy ban Mueller.
Tuy nhiên, điều này chưa thể giúp ông Trump thoát được các cáo buộc cản trở công lý. Báo cáo của ông Mueller mô tả hàng tá trường hợp mà ông Trump, có khả năng, đã cố gắng cản trở cuộc điều tra. Báo cáo cũng không những không xóa sạch những nghi ngờ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mà còn kết luận rằng Matxcơva đã làm điều này “ một cách triệt để và có hệ thống” thông qua một chiến dịch quy mô lớn trên các mạng xã hội và tấn công máy chủ của đảng Dân chủ.
Ngay từ giai đoạn điều tra hành chính, những người chỉ trích đã cáo buộc Tổng Chưởng lý Barr tiến hành soi xét các hoạt động của ủy ban Muller chủ yếu là vì lợi ích của Tổng thống hơn là vì lợi ích của công lý.
Ông William Barr từng bày tỏ sự hoài nghi về cuộc điều tra Nga từ trước cả khi đến với chính quyền Trump. Một vài tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Barr nói rằng ông dự định nghiên cứu kỹ về cách thức cuộc điều tra của ông Mueller được bắt đầu, và sử dụng thuật ngữ “ do thám” để mô tả về cách thức làm việc của các nhà điều tra liên quan đến các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ngoài ra, ông còn thận trọng tuyên bố rằng, ông muốn xác định xem các nhà điều tra khi hành động tuân thủ pháp luật đến mức nào.
Chính ông Trump, hồi tháng 4 năm nay, không chỉ gọi cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller là “ nỗ lực đảo chính” và “ mưu đồ phản quốc“, mà còn hứa sẽ yêu cầu Tổng Chưởng lý Barr tìm ra ai và tại sao bắt đầu cuộc điều tra cáo buộc Nga giúp đỡ cho chiến dịch bầu cử của ông.
Hiện tại, theo tờ New York Times, việc mở cuộc điều tra hình sự có thể làm dấy lên mối lo ngại rằng, ông Trump đang sử dụng Bộ Tư pháp để truy tố những kẻ thù của mình. Ấn phẩm Mỹ cũng nhắc lại việc ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey – người phụ trách các đặc vụ đã mở cuộc điều tra Nga. “ Ông Trump cho chúng ta thấy rõ rằng ông coi Bộ Tư pháp luôn là công cụ để chống lại kẻ thù chính trị của mình. Một quan điểm như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc điều tra vụ luận tội chống lại ông, cũng như cho thấy nỗi ám ảnh lâu nay của ông ấy đối với nguồn gốc của cuộc điều tra Nga” – New York Times kết luận.
(Nguồn: New York Times)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Hàn Quốc: Vợ cựu Bộ trưởng Tư pháp bị bắt vì tham nhũng
Cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ vợ của cựu Bộ trưởng tư Pháp vào sáng nay, 24/10 giữa tâm bão tham nhũng.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc Cho Kuk. Ảnh: Reuters
Việc bà Chung Kuyng-shim, một giáo sư đại học và là vợ của cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk bị bắt sau khi các công tố viên điều tra về các khoản đầu tư tài chính của gia đình cũng như việc đăng ký nhập học của những người con trong gia đình.
Ông Cho đã xin từ chức vào tuần trước chỉ sau 1 tháng nhậm chức. Việc bổ nhiệm ông Cho đã khiến Tổng thống Moon Jae-in gặp phải nhiều chỉ trích và các cuộc biểu tình đã bạo phát.
Tòa án Seoul đã đưa ra lệnh bắt vào đêm hôm qua, một quan chức cho hay. Những tội danh của bà bao gồm làm giả giấy tờ và đầu tư mờ ám, theo như truyền thông nước này đưa tin.
Luật sư của bà cho biết các tội danh này là vô căn cứ và bà cần phải được tại ngoại.
Phía Nhà Xanh không có bình luận gì về vụ việc này.
Ông Cho Kuk là một luật gia nổi tiếng và được ông Moon lựa chọn làm người cải tổ lại văn phòng công tố.
Ông cũng từng là trưởng cố vấn pháp luật cho Tổng thống.
Ông Cho không chối bỏ việc con gái ông được ưu ái khi đăng ký nhập học, và xin lỗi vì đã làm công chúng thất vọng, nhưng ông khẳng định gia đình mình không hề làm gì sai.
Hoàng Việt (Theo Reuters)
Theo baoquocte
Ông Netanyahu thất bại trong việc thành lập chính phủ ở Israel Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 21/10 thừa nhận ông thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh chiếm đa số trong quốc hội Israel. Đây là thất bại lớn đối với nhà lãnh đạo Israel trong bối cảnh nước này rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị mới. Ông Netanyahu nói đã làm việc không mệt mỏi để thành lập...