Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Đừng chỉ nhìn vào lãi suất
Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư không nên chỉ nhìn vào lãi suất hay coi lãi suất là yếu tố quyết định đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp không còn là một kênh đầu tư mới. VPS cùng một số tổ chức khác đã triển khai việc bán trái phiếu doanh nghiệp cho khách hàng cá nhân từ vài năm trước. Dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhà đầu tư cá nhân, chúng tôi rút ra một số lưu ý cơ bản khi đầu tư vào kênh này:
Đầu tiên, nhà đầu tư cần biết ai thực sự sẽ là người trả tiền (gốc và lãi) cho mình. Đa số nhà đầu tư sẽ tập trung vào doanh nghiệp phát hành như là người trả tiền cho mình. Cách nhìn này rất tự nhiên và không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, nhà đầu tư cần có cách nhìn thực tế và trực quan hơn và không phải mọi trường hợp doanh nghiệp phát hành mới là người trả tiền thực sự cho nhà đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Liên, Phó giám đốc Phát triển sản phẩm và hỗ trợ kinh doanh, Công ty Chứng khoán VPS
Lấy hai ví dụ, trái phiếu có bảo lãnh bởi ngân hàng và trái phiếu có cam kết thanh khoản/mua lại của công ty chứng khoán. Ở ví dụ thứ nhất, nếu doanh nghiệp phát hành vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư thì ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra trả thay. Khi đó, chính họ, mà không phải doanh nghiệp phát hành sẽ là người trả tiền cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Ở ví dụ thứ hai, nhà đầu tư thường không đầu tư trọn vẹn thời hạn trái phiếu, mà sẽ theo kỳ hạn ngắn hơn. Khi kết thúc kỳ hạn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận lại gốc và lợi tức đầu tư từ tổ chức cam kết thanh khoản/mua lại.
Tức là, chính tổ chức đó mới là người trả tiền cho nhà đầu tư. Do vậy, trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần định vị rõ ai sẽ là bên trả tiền cho mình và cần tìm hiểu kỹ về bên đó.
Thứ hai, nhà đầu tư cần biết biện pháp bảo đảm cho trái phiếu là gì. Rõ ràng, biện pháp bảo đảm là nút chặn cuối cùng nếu người trả tiền cho nhà đầu tư vi phạm nghĩa vụ trả tiền.
Do đó, nếu còn lo ngại về khả năng của người sẽ thực sự trả tiền cho mình, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ đầu tư vào trái phiếu có tài sản bảo đảm.
Dù vậy, đây không phải là vấn đề đơn giản vì bảo đảm cho trái phiếu là một vấn đề kỹ thuật và đòi hỏi sự hiểu biết về pháp lý. Khi tìm hiểu về vấn đề này, nhà đầu tư cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Tài sản bảo đảm thực sự là gì? Tương quan giá trị tài sản bảo đảm với giá trị phát hành và biện pháp bảo đảm đã đầy đủ tính pháp lý chưa?
Thứ ba, nhà đầu tư cần xác định ai sẽ bảo vệ mình nếu có chuyện xảy ra. Chúng ta đều thấy sự thất thế của nhà đầu tư nhỏ lẻ (dù là nhà đầu tư tài chính hay tài sản hữu hình như bất động sản) so với doanh nghiệp phát hành/chủ đầu tư.
Lý do là nhà đầu tư cá nhân thường có tiếng nói yếu thế hơn, ít kinh nghiệm và hiểu biết hơn so với doanh nghiệp phát hành. Do vậy, nhà đầu tư cần những tổ chức có uy tín, kinh nghiệm và độc lập để bảo vệ mình.
Trên thực tế, những tổ chức này có thể là đại diện người sở hữu trái phiếu và đại diện bảo đảm.
Họ sẽ hành động vì quyền lợi của nhà đầu tư, đại diện cho nhà đầu tư để giám sát doanh nghiệp phát hành và các bên khác, bảo đảm việc tuân thủ cam kết và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành và đại diện cho tiếng nói của nhà đầu tư khi làm việc với doanh nghiệp phát hành.
HoREA đề xuất không siết trái phiếu doanh nghiệp
Trong bối cảnh khó khăn do Covid-19 hiện nay, HoREA đề nghị Chính phủ không siết trái phiếu doanh nghiệp nhằm tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho bất động sản.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới có văn bản gửi tới Thủ tướng đề nghị tháo gỡ ách tắc, vướng mắc về cơ chế chính sách, nhằm tạo điều kiện phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đại dịch cho thị trường bất động sản.
Trong đó, HoREA đề nghị Chính phủ không siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.
HoREA đề nghị không siết trái phiếu doanh nghiệp để tạo thêm kênh huy động vốn cho bất động sản. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo HoREA, trái phiếu doanh nghiệp đã thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản.
Do đó, đơn vị bày tỏ mong muốn sớm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, trở thành một trong những nguồn cung ứng vốn đầu tư trung và dài hạn cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế xử lý các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen cài trong dự án nhà ở để tái khởi động lại hàng trăm dự án nhà ở đang bị ách tắc hiện nay. Các áp lực về tài chính, áp lực đối với doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ - con cũng cần sớm tháo gỡ.
Liên quan đến chính sách tín dụng, HoREA đề nghị các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại nợ đến hạn, xem xét cho doanh nghiệp và người vay mua nhà được giảm 30-50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng và giãn tiến độ trả lãi vay, nợ gốc. Trong đó, Nhà nước có cơ chế tín dụng tạo lập căn nhà đầu tiên cho giới trẻ.
Đồng thời, việc phát triển nhà ở xã hội và ban hành quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp cũng cần được xúc tiến.
Ngoài ra, đơn vị kiến nghị cơ quan chức năng sớm có kết luận các dự án thuộc diện rà soát, thanh tra để các doanh nghiệp tái khởi động. Song song đó, doanh nghiệp được thanh toán quỹ đất hoàn vốn cho các dự án BT ký trước ngày 1/1/2018.
Trước đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nêu quan điểm cho rằng thị trường bất động sản như lò xo bị nén, chỉ cần Nhà nước có cơ chế hỗ trợ sẽ bùng lên mạnh mẽ. Do đó, doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin hỗ trợ về cơ chế chính sách.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp Việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh huy động vốn trên thị trường, bù đắp kênh vay tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động trong xã hội, từng bước giảm sự phụ thuộc...