Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 6,9%, đầu tư vào Việt Nam giảm 16,9%
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, trong 11 tháng năm 2020 có 114 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 316,4 triệu USD.
Metfone là doanh nghiệp của Vietel đầu tư vào Campuchia
Cùng kỳ, có 30 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 174 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 11 tháng đạt 490,4 triệu USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20-11-2020 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 26,4 tỷ USD, giảm 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, có 2.313 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,6 tỷ USD, giảm 33,5% về số dự án và giảm 7,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 1.051 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 6,3 tỷ USD, tăng 7,8%; có 5.812 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,5 tỷ USD, giảm 41,8%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 2,7 tỷ USD và 4.277 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 17,2 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Giá đã không còn là "chiến mã"
Vậy là nhiệm kỳ 2016 - 2020 đang dần khép lại, một nhiệm kỳ đỉnh cao của tinh thần đoàn kết mà chỉ nhìn ở riêng lĩnh vực điều hành giá, cũng có thể thấy rất rõ. CPI không thể có cơ hội "lộng hành" trong suốt 5 năm qua. Mất đi "phong độ" phi nhanh, giá cả đã không còn là "chiến mã".
Ảnh minh họa
5 năm 2016 - 2020, tình hình thế giới và khu vực diễn biến đều phức tạp hơn so với dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đối tác lớn trên thế giới và trong khu vực ngày càng gay gắt; xung đột thương mại và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Nhưng ở Việt Nam, kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện.
Đặc biệt, vào năm 2018, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, tăng trưởng gấp đôi lạm phát. CPI được kéo giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% trong cả giai đoạn 2016 - 2020.
Nhiều năm trước, mỗi khi giá xăng tăng là các loại giá khác ồ ạt tăng theo kiểu té nước theo mưa, nhưng đến nhiệm kỳ này đã không còn hiện tượng đó. Không có bất kỳ đợt sóng giá nào làm chao đảo đời sống người dân suốt 5 năm qua.
Giá đã không còn là "chiến mã", khi mà ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo rõ phải tăng cường, củng cố sự ổn định của nền tảng vĩ mô và tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa điều hành chính sách vĩ mô của các cơ quan chính phủ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa. Trong các hoạt động, chỉ đạo, điều hành, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành tăng cường công tác phối hợp này không chỉ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính mà còn giữa các bộ, ngành điều phối vĩ mô, được thực hiện thông qua hình thức là các phiên họp của Chính phủ thì các thành viên của Chính phủ cũng thảo luận và bàn rất kỹ.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo về điều hành giá, ban đầu do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng ban và sau này khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rời Chính phủ về làm Bí thư Hà Nội, thì trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo họp thường xuyên để bàn thảo, thống nhất và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác hoạch định điều hành chính sách của các bộ. Chưa hết, Chính phủ còn có Tổ công tác điều hành vĩ mô với sự có mặt của 4 "tư lệnh" gồm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Bộ Công thương, tổ chức họp định kỳ và bàn những vấn đề cụ thể trong công tác hoạch định và điều hành chính sách của các bộ.
Cũng từ đây, tài khóa, tiền tệ bắt c hặt tay nhau, với sự trao đổi ngày càng mật thiết hơn giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, từ việc điều tiết lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo giữ ổn định thanh khoản, ổn định lãi suất và không gây sức ép lên thị trường tiền tệ cũng như lạm phát; đến việc phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa trong phát hành trái phiếu chính phủ, vừa giữ được ổn định mặt bằng lãi suất trên thị trường tiền tệ, vừa đảm bảo được nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ và gia tăng được kỳ hạn phát hành, đóng góp rất lớn vào sự ổn định và bền vững của nợ công cũng như của ngân sách nhà nước.
Trong quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán, 2 bộ, ngành thường xuyên phối hợp với nhau, khi thị trường có những diễn biến đột xuất, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc đều phối hợp chặt chỉ đạo các đơn vị chức năng kịp thời công bố các thông tin định kỳ cho thị trường, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường. Trong công tác phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế cũng vậy... Chấm dứt thời kỳ "đồng sàng dị mộng" của tài khóa, tiền tệ.
"Khẩu vị" của nhà đầu tư nước ngoài với bất động sản Việt Nam Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, những nguyên tắc lựa chọn địa điểm để đầu tư dự án của NĐT trong nước cũng như "khẩu vị" của NĐT, tổ chức nước ngoài đã có sự thay đổi. Theo ông Khương, các NĐT...