Đầu tư BT, BOT: Nghiêng về nhà nước thì không có nhà đầu tư
Khẳng định, việc xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) “rất khó và rất phức tạp”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu chỉ nghiêng về vấn đề của Nhà nước thì không có nhà đầu tư nào sẵn sàng tham gia.
Kiểm toán để chấm dứt việc đặt trạm BOT không đúng vị trí
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sáng 28/5 đứng trên quan điểm dự án PPP là đầu tư công, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) bày tỏ sự ủng hộ với việc kiểm toán toàn bộ dự án.
“Nếu được kiểm toán thì sẽ không còn chuyện làm đường một nơi và đặt trạm một nơi nhưng lại thu phí một nẻo; làm đường tránh, nhưng trạm thì lại đặt ở trên Quốc lộ 1 như đã diễn ra trong thời gian qua”, ông Phương nói. Theo ông Phương, một khi tuân thủ đúng pháp luật thì không có việc gì phải ngại kiểm toán, ngại thanh tra, ngại kiểm tra.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu bên lề phiên thảo luận về Dự án Luật PPP – ảnh: Nhật Minh
Cùng chung quan điểm, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) lưu ý kiểm toán là hết sức quan trọng, bởi trong dư luận cũng cho rằng nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp chậm chạp do những cá nhân tìm cách này, tìm cách kia để “kiếm chác, bôi trơn”. Dẫn ví dụ nghi vấn công ty của Nhật Bản Tenma “bôi trơn” cho cán bộ thuế, hải quan, ông Phương đặt câu hỏi, vì sao Nhật Bản phát hiện ra còn Việt Nam lại không? “Tất cả các dự án BOT, BT phải có Kiểm toán nhà nước vào để tăng cường tính minh bạch, hạn chế thất thoát, lãng phí, giảm bớt gánh nặng cho người dân, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, tạo niềm tin cho nhân dân”, ông Phương nêu ý kiến.
Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, kiểm toán một cách toàn diện các dự án PPP không hợp lý. Theo ông, những dự án thành phần mà sử dụng ngân sách nhà nước thì được kiểm toán một cách toàn diện theo Luật Đầu tư công. Còn những phần nào sử dụng hoàn toàn vốn tư nhân thì trong luật đã quy định là cơ quan ký hợp đồng phải phối hợp với nhà đầu tư để thuê kiểm toán độc lập kiểm toán một cách minh bạch.
Là ông chủ của nhiều dự án BOT lớn, ĐB Phạm Quang Dũng (Nam Định) cho rằng, dự án công – tư được thực hiện thông qua hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký với doanh nghiệp tư nhân. Hợp đồng thể hiện rõ việc thuận mua, vừa bán. Do đó chỉ nên kiểm toán phần lựa chọn đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và khâu chuẩn bị đầu tư giá cả và đấu thầu không minh bạch, sân trước, sân sau. Còn đã đấu thầu minh bạch, nhà nước đã ký hợp đồng với tư nhân thì không có chuyện kiểm toán lại cắt lên, gọt xuống, định mức này, giá kia là không đúng với pháp lệnh hợp đồng.
Video đang HOT
Phải sòng phẳng với nhà đầu tư
Đề cập đến cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và doanh nghiệp theo hướng, nếu doanh thu thực tế cao hơn 125% so với phương án tài chính thì doanh nghiệp chia 50% cho nhà nước, còn nếu thiếu hụt 1% thì được nhà nước bù, ĐB Hà Thị Lan (Bắc Giang) cho rằng, chưa hợp lý, không bình đẳng giữa lợi ích của nhà nước. Nữ đại biểu tỉnh này cũng cảnh báo tình trạng nhà đầu tư khống chế không để doanh thu vượt quá 125% so với phương án cam kết để tránh phải chia sẻ doanh thu với nhà nước.
Nhiều trạm thu phí BOT tại các địa phương bị người dân phản đối.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường – TP Hà Nội bày tỏ sự đồng tình với việc chia sẻ cho nhà đầu tư khi doanh thu giảm do lượng khách hàng giảm xuống. Song ông đề nghị quy định chặt chẽ trong luật phương thức kiểm soát doanh thu dựa trên kiểm soát lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công theo cam kết như là trong dự án và trong hợp đồng. Trong trường hợp có thay đổi do chính sách pháp luật hoặc quy hoạch thì nhà nước phải bồi thường, đền bù cho nhà đầu tư, chứ không phải chia sẻ rủi ro theo kiểu 50-50.
Báo cáo giải trình với các đại biểu về nội dung trên, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đây là một dự luật khó, nếu chỉ nghiêng về nhà nước thì không có nhà đầu tư nào tham gia. Ngược lại nghiêng về nhà đầu tư thì cũng không được. Vì thế, cơ chế chia sẻ rủi ro chính là “cuộc cách mạng đặc biệt” trong dự thảo luật. Giải thích thêm về nội dung này, ông Dũng khẳng định, chỉ khi nào doanh thu giảm dưới 75% thì nhà nước mới phải chia sẻ cho doanh nghiệp.
“Đại biểu nói là giảm 1% nhà nước cũng chia sẻ là không phải, tôi xin khẳng định lại là dưới 75% mới là mức để xem xét chia sẻ. Còn tăng doanh thu lên thì trên 125%, bất kể lý do nào chúng ta cũng chia 50-50 với nhà nước, như vậy nhà nước được hưởng rất là nhiều”, ông Dũng nói. Riêng đối với vấn đề kiểm toán, theo ông Dũng, chỉ nên kiểm toán những phần thuộc ngân sách nhà nước, còn lại là tư nhân họ còn có một quyền là thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán phần hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo bình đẳng giữa 2 bên.
Đề nghị không quy định hình thức hợp đồng BT vào trong luật, vì dự án này không thuộc bản chất của dự án PPP. Nếu nhà nước thiếu vốn thì thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sẵn có để có vốn đầu tư công, thay vì làm BT, chuyển giao đất mà không qua đấu giá, dễ tiêu cực, gây dư luận xấu. (ĐBQH Phạm Văn Hòa – Đồng Tháp).
Doanh nghiệp Việt nguy cơ bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm với giá rẻ do dịch Covid-19
Theo Bộ KH-ĐT, nếu dịch tiếp tục kéo dài, việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ.
Ngày hôm nay 10-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch Covid-19 tới kinh tế - xã hội Việt Nam.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng có báo cáo nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Báo cáo của Bộ KH-ĐT cho thấy dịch Covid-19 đã tác động đến nhiều ngành sản xuất, ngành dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam...
Đáng chú ý, đại dịch toàn cầu đã khiến doanh nghiệp (DN) đang phải gồng mình để vượt qua giai đoạn khó khăn này, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh.
Khách sạn ở Hà Nội phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Theo kết quả khảo sát về tình hình DN bị tác động bởi dịch Covid-19, phần lớn các DN được khảo sát đều ước tính doanh thu giảm mạnh so với năm 2019 (từ 40-50%) do ảnh hưởng giảm mạnh cả về đầu vào (nguồn cung nguyên liệu) và đầu ra (số lượng đơn hàng), trong khi đó gánh nặng chi phí ngày càng tăng, dẫn đến dự kiến cắt giảm mạnh lao động trong năm.
Phần lớn các DN chỉ có khả năng cầm cự trong ngắn hạn: 35% doanh nghiệp có khả năng cầm cự trong 3 tháng; 38% doanh nghiệp có khả năng cầm cự trong 6 tháng; 13% có khả năng cầm cự trong 1 năm; và 14% có khả năng cầm cự trên 1 năm.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã và các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, du lịch, hàng không, vận tải, dệt may, da giầy...
Theo Bộ KH-ĐT, trong khi doanh thu bị giảm nặng nề, nhiều DN, nhất là DN đang sử dụng nhiều lao động, vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí lớn. Bên cạnh đó, đại dịch lây lan trên quy mô toàn cầu khiến DN thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đặc biệt ở các ngành sản xuất, chế biến chế tạo phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
"Thị trường đầu ra xuất khẩu bị giảm mạnh, nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hủy như dệt may, da giày, tour du lịch, trong khi đó thị trường trong nước cũng gặp khó khăn do tâm lý ngại ra ngoài mua sắm của người dân"- báo cáo của Bộ KH-ĐT nêu rõ.
Trong bối cảnh DN đang gặp rất nhiều khó khăn, các nhà máy sản xuất bắt đầu cho cắt giảm lao động hoặc nghỉ luân phiên. Tình trạng DN có nguy cơ đóng cửa, giải thể, phá sản rất cao. Thực tế đã có nhiều nhà hàng, khách sạn, DN phải rao bán.
Bộ KH-ĐT dự báo nếu dịch tiếp tục kéo dài, việc mua bán sáp nhập DN sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các DN tiềm năng của Việt Nam sẽ bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ. Đặc biệt là các DN có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất định, có khả năng tạo nền tảng cho sản xuất kinh doanh của một số ngành kinh tế quan trọng.
Bộ KH-ĐT cũng lo ngại trong thời gian tới, số lượng DN rút lui khỏi thị trường, đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thể còn nghiêm trọng hơn do khả năng cầm cự của nhiều DN đã tới hạn, đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa.
Khoảng 2 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm
Do dịch Covid-19, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Theo ước tính sơ bộ, 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Số lao động đăng ký của các DN mới thành lập trong tháng 3 năm 2020 giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2019 (trong khi tháng 3-2019 tăng 123% so với cùng kỳ).
Hàng triệu người lao động đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Đồng thời, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn tới các đối tượng yếu thế khác như đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo...
Dự báo trong tháng 4, tháng 5, dịch bệnh còn phức tạp, ước khoảng 2 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm. Những tác động này sẽ tạo sức ép cho thị trường lao động khiến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao, có thể dẫn tới các vấn đề xã hội khác.
Minh Chiến
Dự án PPP "đóng cửa" với thanh tra, kiểm toán? Được nhấn mạnh là dự án luật mới, rất quan trọng, song dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) lại chỉ được dành khoảng một giờ thảo luận tại tổ... Dự án BOT nhà nước không bỏ ra đồng nào nhưng kiểm toán vẫn chỉ ra nhiều sai phạm, còn dự án PPP nói chung thì chỉ được...