Đầu tư 140.700 tỷ đồng, sau 10 năm nông thôn mới Đắk Lắk đi vào chiều sâu
Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn (NTM) của tỉnh Đăk Lăk đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng đi vào chiều sâu và trở thành hiện thực.
NTM đã thành hiện thực
10 năm trước, khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh Đăk Lăk chỉ mới đạt 508/2.888 tiêu chí (chiếm 17,6%), trong đó chỉ có 3 xã đạt từ 10-12 tiêu chí NTM (2%), 51 xã đạt từ 5-9 tiêu chí (34%), 81 xã đạt dưới 5 tiêu chí (53%); bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 3,34 tiêu chí/xã. Nhiều xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các huyện khó khăn, huyện biên giới chỉ đạt 1-2 tiêu chí.
Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam, ông Ivo Sieber (thứ 2 từ trái) thăm vùng nguyên liệu quy mô lớn được xác nhận (VSA) ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đăk Lăk. Ảnh: D.H
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 28,4 triệu đồng, tăng 4,9 triệu đồng (21%) so với năm 2015. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2019 đạt 95% tăng 9,5% so với năm 2015.
Video đang HOT
Sau 10 năm thực hiện, ước tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Đăk Lăk có trên 65 xã đạt chuẩn NTM (tăng 65 xã so với năm 2011), đạt 100% so với kế hoạch đề ra; bình quân toàn tỉnh đạt 15,1 tiêu chí/xã (tăng 11,76 tiêu chí so với năm 2011) và không con xa đạt dưới 5 tiêu chí.
Dự kiến đến cuối năm 2020, ngoài TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk có thêm thị xã Buôn Hồ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Ông Nguyễn Hoài Dương – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk khẳng định: “Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng, đi vào chiều sâu và đã trở thành hiện thực. Điều kiện sống của người dân nông thôn cả về vật chất và tinh thần được nâng cao rõ rệt.
Trong 10 năm, tổng nguồn vốn để thực hiện chương trình la hơn 140.700 tỷ đồng, trong đó đóng góp của cộng đồng dân cư hơn 3.400 tỷ đồng (gồm đóng góp tiền mặt, hiến đất, ngày công lao động…) để xây dựng hạ tầng thiết yếu: Đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, sân thể thao, nhà văn hóa…”.
Tái cơ cấu nông nghiệp là cốt lõi
Quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Đăk Lăk đã xác định việc thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi. Việc này sẽ trực tiếp hoàn thành nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (từ tiêu chí số 10-13) và cũng là tiền đề, điều kiện để hoàn thành các tiêu chí khác.
Từ đó, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo quan trọng.
Trong đó, đặc biệt là Nghị quyết số 04, ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết đinh số 2325, ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh ban hành phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030…
Sau 5 năm triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của Đăk Lăk tăng bình quân 5,64%/năm, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Năm 2020 giá trị toàn ngành ước đạt 22.300 tỷ đồng, tăng 7.016 tỷ đồng (45,9%) so với năm 2015. Giá trị sản xuất bình quân đạt 112 triệu đồng/ha, cao gấp 1,37 lần so với năm 2015.
Ông Nguyễn Hoài Dương cho biết: “Ngành nông nghiệp của tỉnh sau đề án tái cơ cấu đã thực sự trở thành cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đến nay, nông nghiệp Đăk Lăk phát triển khá toàn diện, có những đột phá trong một số lĩnh vực; từng bước hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, tạo nguồn thu nhập và nâng cao dần đời sống vật chất cho nông dân, góp phần quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm an sinh, ổn định chính trị, xã hội”.
Hà Nội mong muốn thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Thụy Sĩ
Chiều 27-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Ivo Sieber tới chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Ivo Sieber.
Đại sứ Thụy Sĩ Ivo Sieber vui mừng trước những thông tin tích cực về tình hình kinh tế, xã hội của Hà Nội, đồng thời đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của chính quyền, người dân Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Về quan hệ hợp tác trong thời gian tới, Đại sứ Ivo Sieber hy vọng Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland, sẽ sớm đạt được thỏa thuận để ký kết hiệp định thương mại tự do. Đây sẽ là đòn bẩy để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng hợp tác giữa các địa phương hai nước, củng cố và tạo khuôn khổ hợp tác tư nhân...
Điểm lại những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội trong thời gian qua, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song Hà Nội cùng nhiều địa phương trong cả nước đã nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nhờ đó, Hà Nội đã tổ chức được nhiều sự kiện lớn và tập trung phục hồi kinh tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Đại sứ Thụy Sĩ Ivo Sieber cùng các thành viên tham dự cuộc tiếp chụp hình lưu niệm.
Dự kiến, năm 2020, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng ít nhất 4%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng dưới 3%, thu ngân sách cao hơn mức dự kiến. Đây là tiền đề để nền kinh tế Thủ đô phát triển vững mạnh hơn trong những năm tiếp theo.
Về hợp tác song phương, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ hy vọng Đại sứ Ivo Sieber sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối để đưa quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ lên một tầm cao mới. Hà Nội cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Thụy Sĩ, đặc biệt trong những lĩnh vực Thụy Sĩ có thế mạnh như tài chính, giáo dục đào tạo, cung ứng dịch vụ du lịch, khách sạn, dược phẩm...
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thành phố sẵn sàng tạo điều kiện và hỗ trợ Đại sứ quán Thụy Sĩ tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác trên địa bàn Thủ đô.
Quảng Ninh bổ nhiệm tân Giám đốc Sở trẻ nhất tỉnh Sáng 24/11, UBND tỉnh Quảng Ninh trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-PTNT. Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh, phát biểu tại buổi lễ, cho biết: Có thể nói, trong suốt quá trình công tác, ông Nguyễn Văn Công đã trải qua...