Dầu thực vật làm tăng nguy cơ bị bệnh tim
Một số loại dầu thực vật được cho là có lợi cho sức khỏe con người, nhưng trên thực tế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Kết quả một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y tế Canada ngày 11/11, cho biết những loại dầu thực vật có nồng độ axit béo omega-6 cao và nồng độ axit béo omega-3 thấp như dầu ngô và dầu cây rum (safflower) dường như có tác dụng làm giảm mức cholesterol hơn so với các loại dầu khác, tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu đã sử dụng dầu hoặc bơ cây rum thay chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn của họ và kết quả đã có mức cholesterol trong máu giảm từ 8-13% so với trước khi tham gia nghiên cứu, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và động mạch vành cũng tăng đáng kể.
Từ năm 2009, Cục thực phẩm thuộc Bộ Y tế Canada đã chấp thuận yêu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhãn dầu thực vật làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với nghiên cứu mới nói trên, các tác giả đã khuyến nghị Bộ Y tế Canada xem xét lại những hướng dẫn ghi nhãn trên. Tiến sỹ Richard Bazinet thuộc trường Đại học Toronto và tiến sỹ Michael Chu thuộc trường Đại học Western khẳng định rằng việc đánh giá cẩn thận những bằng chứng gần đây cho thấy các loại dầu thực vật có nồng độ axit linoleic omega-6 cao nhưng có nồng độ axit linoleic omega-3 thấp không thể đảm bảo lợi ích cho sức khỏe con người.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Rosie Schwartz, mức cholesterol cao trong máu không phải là yếu tố duy nhất gây nguy cơ mắc bệnh tim. Viêm động mạch cũng là một yếu tố rủi ro, và omega 3 có thể ngăn ngừa yếu tố này. Vì vậy, người tiêu dùng cần đảm bảo chế độ ăn có cả axit béo omega 6 lẫn omega 3. Nếu sử dụng quá nhiều axit béo omega 6, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên vì axit béo omega 3 chống viêm, còn axit béo omega 6 gây viêm.
Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng lựa chọn sử dụng dầu ôliu và dầu hạt cải (canola) có hai loại axit béo omega 6 lẫn omega 3 cân bằng lẫn nhau.
Theo VNE
Những thói quen buổi sáng phá hỏng cả ngày
Bạn chào một ngày mới tươi vui hay uể oải, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những thói quen mà bạn làm khi thức dậy.
Uống cà phê khi vừa thức dậy không tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Uống cà phê quá sớm: Nếu uống cà phê ngay khi vừa thức dậy - trong khi bụng trống rỗng - sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể xảy ra tình trạng bồn chồn, Steven Miller, tiến sĩ thần kinh học tại Đại học Y khoa ở Maryland (Mỹ) cho biết.
Ông phân tích thêm, mức năng lượng thường tăng lên một cách tự nhiên khi chúng ta thức dậy, vì thế không nên uống cà phê vào thời điểm này. Bạn sẽ lĩnh hội những lợi ích đến từ cà phê chỉ sau một giờ rời khỏi giường và phải đảm bảo đã dùng xong bữa sáng. Đây là thời điểm mức năng lượng giảm mạnh và rất cần cà phê để thúc đẩy sự tươi tỉnh trong suốt một ngày.
Ăn sáng quá ít: Một ít rau quả trộn với sữa chua nghe qua dường như là một bữa ăn sáng lành mạnh. Nhưng không lâu sau, cơ thể sẽ thiếu năng lượng để tiến hành các hoạt động trong ngày, và rất có thể buổi trưa và chiều, bạn sẽ phải ăn bù. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì.
Bữa ăn sáng với thực đơn như trên rõ ràng thiếu một số chất dinh dưỡng để giúp bạn cảm thấy no cho đến bữa ăn kế tiếp. Michelle Davenport, chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ cho biết một bữa ăn sáng lành mạnh cần khoảng 15 gram protein, 2,5 gram chất xơ, ít tinh bột, một số chất béo lành mạnh, và dĩ nhiên chúng không nhiều hơn 450 calo.
Kiểm tra email ngay khi thức dậy: Theo Womenshealthmag, đây là thói quen xấu mà bạn nên xóa sổ, càng sớm càng tốt. Kiểm tra hộp thư đến vào thời điểm mới mở mắt có thể khiến bạn căng thẳng suốt cả ngày.
Thay vì lo lắng về công việc, hãy tập trung vào ý nghĩ nên bắt đầu buổi sáng với một số hoạt động giúp bạn cảm thấy thoải mái, bình tĩnh như: Tập thể dục, nhấm nháp một tách trà hoặc nói chuyện với bạn cùng phòng. Điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công việc cũng như thúc đẩy óc sáng tạo của bạn.
Theo VNE
Bí quyết dùng rau củ quả giải độc cơ thể Thức ăn nhiễm độc thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình lưu trữ, bảo quản và chế biến, ăn vào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Thực phẩm nào nhiễm độc? Có rất nhiều loại thực phẩm có công dụng rất tốt...