Đâu sẽ là điểm nóng mới trong cuộc đua công nghệ toàn cầu?
Sau khi Intel gặp khó khăn, thế giới đang dần phụ thuộc vào một công ty Đài Loan khi nói về công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn ( semiconductor).
Chỉ ba công ty đủ khả năng sản xuất chip 7,5 và 3 nm vào thời điểm này
Theo CNN, hiện chỉ có ba công ty đủ năng lực tạo ra các sản phẩm vi xử lý cao cấp trên thế giới: Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC – Đài Loan), Intel (Mỹ) và Samsung của Hàn Quốc. Công nghệ sản xuất loại vi xử lý này rất hiếm và đặc thù bởi vì nó tốn kém để có thể cạnh tranh ở cấp độ cao nhất.
Tầm quan trọng của TSMC
Cổ phiếu của TSMC đã tăng thêm giá trị sau khi Intel thông báo họ đang chậm tiến độ trong quá trình sản xuất chip 7 nm (nanometer) và có khả năng phải tìm đối tác bên ngoài để hỗ trợ. Loại chip cao cấp như vậy sẽ chứa và xử lý rất nhiều thông tin. Số nm càng nhỏ thì khả năng càng vượt trội.
TSMC dường như sẽ là đơn vị mà Intel sẽ liên hệ ‘nhờ vả’. Samsung cũng đang sản xuất chip 7 nm nhưng quy mô nhỏ hơn so với TSMC. Gã khổng lồ Hàn Quốc hầu như chỉ sản xuất chip nhớ, trong khi Intel lại cần đối tác để sản xuất chip xử lý cao cấp.
Bret Swanson, nghiên cứu sinh trao đổi tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận xét sự chững lại của Intel chưa hẳn là dấu hiệu sụp đổ của công ty. Họ đã dẫn đầu ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn trong nhiều năm và có khả năng sẽ tung ra chip 7 nm ở mức độ thương mại “với thời hạn cho đặt hàng tương đối ngắn”.
Vị thế của Đài Loan trong lĩnh vực sản xuất linh kiện bán dẫn cao cấp ngày càng tăng
Nhưng những thuận lợi đang đạt được và vị thế dẫn đầu về cung cấp chip trên toàn cầu của TSMC khiến công ty trở nên cực kỳ quan trọng vào thời điểm hiện tại trong ngành công nghiệp này. Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến cạnh tranh công nghệ của tương lai và cả hai đang hợp tác với TSMC để mua về các loại chip nhằm phục vụ cho công nghệ mạnh mẽ của riêng họ, tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo (AI), 5G và điện toán đám mây.
Các công ty như Apple, Amazon, Qualcomm và NVIDIA cũng có thể thiết kế chip cao cấp, nhưng họ không sở hữu dây chuyền sản xuất đắt đỏ như TSMC.
Video đang HOT
Thực tế, việc năng lực sản xuất linh kiện bán dẫn vượt trội chỉ tập trung tại vùng lãnh thổ Đài Loan luôn là mối lo ngại cho chuỗi cung cứng toàn cầu. Điều này một lần nữa đặt TSMC ở vị trí quyền lực vì các nước phương Tây sẽ muốn bảo vệ Đài Loan không chỉ vì mặt địa chính trị, mà còn vì năng lực công nghệ.
Nguy cơ làm phật lòng Trung Quốc
Vào đầu năm, TSMC công bố đang xây dựng khu vực sản xuất trị giá 12 tỉ USD tại bang Arizona của Mỹ, với khả năng sản xuất chip 5 nm trong năm 2024. Đây được xem là một chiến thắng cho chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi Mỹ đang cần thêm các sản phẩm chip cao cấp để phát triển công nghệ trong quân sự cũng như lĩnh vực dân sự.
Nhưng việc TSMC đang hỗ trợ Mỹ có thể khiến Trung Quốc không hài lòng. TSMC đã đầu tư hàng tỉ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh trả đũa TSMC và Đài Loan, thị trường sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn. Paul Triolo, người đứng đầu Bộ phận Chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group nhận định điều này không hẳn sẽ có lợi cho Trung Quốc.
Điều Trung Quốc có thể làm là thuyết phục TSMC xây dựng tại nước này một khu vực sản xuất chip cấp cao tương tự ở Mỹ. Hiện tại, các công nghệ sản xuất hàng đầu của TSMC chỉ đang nằm ở Đài Loan và Mỹ sẽ là khu vực ngoài lãnh thổ đầu tiên sở hữu hệ thống sản xuất quy mô lớn của công ty.
Cuộc đua công nghệ Mỹ - Trung đang tái định hình thế giới
Hai thế giới công nghệ khác biệt, từ Internet đến sản xuất bán dẫn, đang hình thành và tồn tại song song bởi cuộc đối đầu Mỹ - Trung.
Năm 1996, chính phủ Trung Quốc thực thi một quyết định lịch sử khi mới chỉ có vài trăm nghìn người được tiếp cận Internet ở nước này. Lúc đó, rất ít người chú ý đến động thái giới hạn quyền truy cập Internet của chính quyền Trung Quốc. Đây được coi là điểm khởi đầu của "Tường lửa Vĩ đại", mạng Internet riêng và ngày càng khác biệt với phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD xây dựng, thực thi quy định kiểm soát và chặn các nội dung không phù hợp trên Internet của riêng nước này, vốn có gần một tỷ người sử dụng, chiếm gần 25% lượng người được tiếp cận Internet trên toàn thế giới.
Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc những tháng qua liên quan tới thương mại và Covid-19 cho thấy hai cường quốc hàng đầu thế giới đang tái định hình thế giới công nghệ, không chỉ giới hạn trong mạng Internet.
Ngành công nghiệp công nghệ toàn cầu đang chia rẽ với hàng loạt lĩnh vực chịu ảnh hưởng, từ sản xuất thiết bị bán dẫn cho mọi thiết bị điện tử đến phát triển AI mà nhiều chính phủ và doanh nghiệp sử dụng, cũng như triển khai vệ tinh liên lạc và trinh sát trên quỹ đạo. Tuy nhiên, sự chia rẽ này đã cắm rễ trong ngành công nghệ từ lâu.
Thế giới công nghệ đang chia rẽ vì căng thẳng Mỹ - Trung.
Trung Quốc đã phát triển nền kinh tế Internet riêng biệt với hàng loạt nhà bán lẻ online, ứng dụng thanh toán và game, dù họ chặn hoàn toàn Facebook và Google. Tuy nhiên, nỗ lực củng cố Tường lửa Vĩ đại không phải tham vọng duy nhất của chính phủ Trung Quốc nhằm bảo đảm độc lập trong không gian công nghệ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây hai năm vạch ra mục tiêu độc lập và viết lại quy tắc sử dụng Internet toàn cầu, nhằm biến Trung Quốc thành "siêu cường mạng". Kế hoạch này bao gồm đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật và phương án quản lý mới cho mạng Internet, hướng tới tập trung quyền lực vào hệ thống mạng của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào những công nghệ như 5G và AI, sử dụng nguồn tiền khổng lồ của chính phủ cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Năm 2017, Trung Quốc chi 496 tỷ USD vào R&D, so với 549 tỷ USD tại Mỹ.
Nước này cũng lần đầu đăng ký nhiều bằng sáng chế hơn Mỹ khi có 58.990 bằng sáng chế quốc tế, so với 57.840 của Mỹ, theo số liệu được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố.
Hồi năm 2015, Trung Quốc công bố chiến lược 10 năm mang tên "Made in China 2025", xác định 10 ngành công nghiệp nước này muốn có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu trước năm 2025 và thống trị trong thế kỷ 21. Đó là robot, phương tiện giao thông năng lượng mới, công nghệ sinh học, vũ trụ, vận tải biển cao cấp, thiết bị đường sắt công nghệ cao, thiết bị điện, vật liệu mới, phần mềm và công nghệ thông tin thế hệ mới, máy nông nghiệp.
Các công ty Trung Quốc ngày càng cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ đủ sức cạnh tranh với Mỹ. Ở trong nước, những sáng kiến này được coi là chìa khóa tăng tốc nền kinh tế, từ dựa chủ yếu vào sản xuất trình độ thấp, khai mỏ và nông nghiệp sang kinh tế công nghệ cao, cho phép tăng GDP và thu nhập đầu người.
Một số chuyên gia cảnh báo những kế hoạch của Trung Quốc cũng nhằm mục tiêu tăng cường ảnh hưởng quốc tế, phục vụ mục tiêu vượt mặt Mỹ, tỏ ý lo ngại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) có thể lôi kéo chính phủ nhiều nước vào xây dựng tiêu chuẩn công nghệ quốc gia theo hướng đi của Trung Quốc.
"Điều đó sẽ tạo ra tình trạng chia rẽ hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu", tiến sĩ Nicol Turner Lee thuộc Viện Brookings ở Mỹ nêu quan điểm.
Các nỗ lực này có thể ảnh hưởng tới nhiều công nghệ then chốt trong tương lai, nhưng chiến trường chủ đạo hiện nay là thiết bị điện tử tiêu dùng. Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang liên tục công kích bằng những biện pháp như liệt các công ty Trung Quốc vào danh sách đen, gây áp lực với đồng minh để buộc họ ngừng hợp tác với Trung Quốc.
Mỹ đã cấm cửa công nghệ 5G của Huawei, dù Anh và nhiều nước châu Âu cho phép tập đoàn Trung Quốc tham gia phát triển mạng lưới viễn thông.
Hồi năm ngoái, chính phủ Mỹ cũng củng cố các điều luật ngăn những công ty trong danh sách đen được sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ có nguồn gốc từ Mỹ, tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa những nhà sản xuất Mỹ và khách hàng Trung Quốc được họ cung cấp thiết bị suốt nhiều năm qua.
Ảnh hưởng rõ nhất là lĩnh vực smartphone. Google không còn hợp tác với Huawei để cung cấp bản quyền hệ điều hành Android, buộc tập đoàn Trung Quốc tự phát triển hệ điều hành riêng mang tên HarmonyOS. Chính phủ Trung Quốc cuối năm 2019 yêu cầu toàn bộ công sở loại thiết bị máy tính và phần mềm nước ngoài trong vòng 3 năm, ảnh hưởng nặng tới HP, Dell và Microsoft. Các nhà phân tích ước tính những công ty công nghệ Mỹ đạt doanh thu 150 tỷ USD mỗi năm tại thị trường Trung Quốc.
Nhà máy sản xuất chip bán dẫn của SMIC tại Bắc Kinh.
Một trong những công nghệ gây căng thẳng nhất trong cuộc chạy đua Mỹ - Trung là bán dẫn, nền tảng bảo đảm hoạt động cho mọi thiết bị điện tử đang đối mặt nguy cơ bị chia làm hai nửa.
Kế hoạch "Made in China 2025" không chỉ tìm nguồn tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm điện tử, mà còn đặt mục tiêu biến Trung Quốc thành nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hiện đại và cải thiện khả năng tự chủ trong lĩnh vực công nghệ lên 70% vào năm 2049.
Trung Quốc đã đầu tư 100 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước theo kế hoạch này. Nước này cũng rút nhà sản xuất chip SMIC, đối thủ của TSMC, khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York và đưa nó lên sàn STAR ở Thượng Hải.
Tuy nhiên, tham vọng bán dẫn của Trung Quốc vẫn bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là khi họ sẽ phải mất nhiều năm để sở hữu công nghệ như đối thủ. Mỹ cũng mới áp dụng loạt biện pháp kiểm soát, ngăn những doanh nghiệp như TSMC cung cấp sản phẩm cho Huawei.
Trung Quốc cũng chuẩn bị tách rời khỏi hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vốn được vận hành bởi không quân Mỹ, được coi là thử thách chiến lược với các cường quốc như Nga và Trung Quốc. Họ đang phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu với trị giá 10 tỷ USD, nhằm bảo đảm an toàn và an ninh thông tin cho lực lượng vũ trang trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Công nghệ cao cũng giúp Trung Quốc phát triển nhiều vũ khí hiện đại, có khả năng đe dọa lực lượng Mỹ hoạt động gần nước này như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu chiến và tiêm kích tàng hình.
Hiện chưa thể rõ liệu Trung Quốc có thành công với kế hoạch phát triển phần cứng và phần mềm theo quy chuẩn riêng hay không. Nó không chỉ cần nguồn tiền khổng lồ mà còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác. "Những khoản đầu tư lớn không tự động chuyển thành thành công cho các công ty Trung Quốc", tiến sĩ Lee nói.
Một lĩnh vực có thể chứng kiến ảnh hưởng nghiêm trọng của sự chia rẽ này trong tương lai gần là cuộc chiến với Covid-19. Cả Trung Quốc và phương Tây đều đang chạy đua phát triển vaccine, mọi nỗ lực nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ y dược sẽ càng đẩy cao căng thẳng.
"Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là hai cường quốc công nghệ đối đầu nhau. Để công nghệ trở thành quân bài trong cuộc chiến kinh tế là điều rất bất lợi", Lee nói thêm.
Cuộc đua công nghệ: Mạng di động 5G chưa tới, 6G đã rục rịch Các quốc gia có thế mạnh về công nghệ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua phát triển mạng di động 6G. Khi thế hệ mạng di động 5G mới "chập chững" đi vào hoạt động, cuộc đua phát triển 6G đã được phát động. Trong đó hai "gã khổng lồ" công nghệ...