Đậu phụ: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo ‘rước họa vào thân’
Đậu phụ rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể hỗ trợ chữa một số bệnh khá hiệu quả. Nhưng có những người nên hạn chế món ăn này, thậm chí với một số người ‘đại kỵ’ với đậu phụ, ăn còn đậu phụ còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau đây
Ngừa bệnh tim mạch: Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết bạn nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ mỗi ngày để kiểm soát mức cholesterol.
Giảm nguy cơ bệnh ung thư: Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, song nếu bạn tiêu tụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.
Ảnh minh họa: Internet
Phòng bệnh tiểu đường tuýp 2: Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu phụ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật. Vậy nên, thói quen ăn đậu phụ điều độ mang đến lợi ích cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
Cải thiện chức năng thận: Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Đậu phụ ngoài chứa nhiều protein còn có khả năng giảm nồng độ lipid trong máu nên có tác dụng tích cực với những người mắc bệnh thận mãn tính.
Ảnh minh họa: Internet
Giảm loãng xương: Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.
Ngừa tổn thương gan: Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
Giảm triệu chứng mãn kinh: Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
Ngừa các bệnh về não: Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 cũng cho rằng tác dụng của đậu phụ đối với bệnh nhân Alzheimer là tích cực.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn đậu phụ
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận: Người cao tuổi nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa hay thận, không nên ăn quá nhiều đậu phụ, mặc dù mềm, dễ ăn nhưng chúng lại không tốt cho sức khỏe người già.
Vừa khiến hệ tiêu hóa hoạt động ì ạch do quá tải vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.
Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa: Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.
Người thiếu i-ốt: Người thiếu i-ốt tuyệt đối nói không với thực phẩm làm từ đậu phụ, saponin trong đậu phụ sẽ làm giảm quá trình hấp thu i-ốt trong cơ thể, từ đó, gián tiếp làm cho tình trạng của người bệnh thêm trầm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline: Đậu phụ giàu canxi và magiê, trong khi thuốc tetracycline có chứa các thành phần có sự phản ứng với canxi và magiê. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là không ăn đậu phụ trong khi uống thuốc tetracycline, để không làm thay đổi thành phần của thuốc tetracycline, dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc.
Bệnh nhân bị viêm dạ dày: Đậu phụ chứa protein cực kỳ cao, tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết acid dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột.
Những người có chức năng thận kém: Nếu có vấn đề về thận, bạn nên theo đuổi một chế độ ăn ít protein để không làm tăng gánh nặng cho thận.
Những người bị bệnh gout: Trong chế độ dinh dưỡng của người bị gout thường được khuyên không nên ăn quá nhiều đạm. Trong khi đó, đậu phụ lại là nguồn giàu đạm thực vật, putin,… Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, làm trầm trọng hơn các cơn đau khớp.
Người bị suy tuyến giáp: Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.
Ảnh minh họa: Internet
Những món ngon từ đậu phụ giúp tăng cường chất dinh dưỡng
Là một loại thực phẩm phổ biến, đậu phụ có nhiều cách ăn, đậu phụ kết hợp với những thực phẩm sau giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đậu phụ Củ cải
Đậu phụ kết hợp với củ cải có thể tránh được chứng khó tiêu. Vì đậu phụ là một loại protein thực vật, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ gây khó tiêu, đồng thời khả năng tiêu hóa của củ cải rất mạnh. Sự kết hợp của cả hai không chỉ giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng của đậu phụ, mà còn không gây khó tiêu.
Đậu phụ Tảo bẹ
Đậu phụ với tảo bẹ, không chỉ bổ sung nhiều canxi, mà còn bổ sung lượng lớn I-ốt. Tảo bẹ rất giàu i-ốt, kết hợp 2 loại thực phẩm này nấu canh, hương vị vô cùng thơm ngon.
Đậu phụ thịt và trứng
Ngoài ra, thịt, trứng kết hợp với đậu phụ, có thể cải thiện việc sử dụng protein trong đậu phụ, dinh dưỡng cao hơn một nửa. Vì đậu phụ rất giàu protein, nhưng thiếu methionine, chỉ ăn đậu phụ, tỷ lệ sử dụng protein sẽ rất thấp, do đó kết hợp đậu phụ với thực phẩm thịt và trứng, có thể cải thiện việc sử dụng protein.
Hòa Thuận
Mách bạn cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Bạn nên cẩn thận khi hay bị chảy máu chân răng. Bởi chảy máu chân răng không chỉ do chải răng không đúng cách mà răng lợi đang có vấn đề hoặc cơ thể cần thanh nhiệt, giải độc.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng bị tổn thương gây xuất huyết. Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Chảy máu chân răng là tình trạng xuất huyết ở mô mềm
Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng
Viêm lợi
Nguyên nhân gây ra do các mảng bám thức ăn tồn tại trên răng lâu ngày gây kích thích lên lợi và chân răng dẫn đến hậu quả lợi bị sưng và rất dễ chảy máu.
Vệ sinh răng miệng kém
Do lười đánh răng, chăm sóc răng miệng dẫn đến tình trạng răng lợi lâu ngày bị viêm nhiễm và chảy máu chân răng.
Do thiếu các vitamin và canxi
Vitamin C có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, vitamin K lại có vai trò quan trọng trong việc đông máu. Khi bị thiếu hai loại vitamin trên sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ góp phần loại bỏ mảng bám trên răng, có tác dụng tương tự như bàn chải đánh răng.
Va đập, chải răng không đúng cách
Chải răng sai cách sẽ khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng. Lâu ngày sẽ khiến các mô mềm ở chân răng rất khó phục hồi như ban đầu. Do vậy, sau này, chỉ một tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho phần răng miệng bị chảy máu.
Chải răng sai cách sẽ khiến lợi bị chảy máu khi đánh răng
Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu chân răng
Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.
Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Đánh răng đúng cách: sử dụng bàn chải lông mềm, nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Lưu ý không chải răng theo chiều ngang sẽ khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại.
Hạn chế tối đa các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo.
Bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại
Cách điều trị hiệu quả khi bị chảy máu chân răng
Sử dụng mật ong và trà tươi
Mật ong với khả năng sát khuẩn cao sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trên răng từ đó sẽ dừng việc chảy máu chân răng. Kết hợp mật ong và trà tươi còn giúp răng chắc khỏe và cải thiện sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin và canxi
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi như sữa chua, các loại rau xanh, đậu phụ, gan, cá, sữa,...
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi để răng lợi khỏe hơn
Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối
Tác dụng sát khuẩn của muối là điều mà hầu như ai cũng biết. Vì vậy, nếu bị chảy máu chân răng, bạn đừng quên dùng nước muối. Súc miệng bằng nước muối sẽ có tác dụng làm sạch, sát khuẩn khoang miệng.
Dùng thuốc Đông y thế hệ 2
Để không bị chảy máu chân răng, điều quan trọng là cần phải thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và tiêu sưng. Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian với các thảo dược quý sẽ giúp hết nhiệt miệng, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng...
Bài thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh ít hoặc không tái phát.
Phi Long
3 nhóm người cần bổ sung thêm protein để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và phục hồi tổn thương Vitamin C và kẽm rất nổi tiếng với khả năng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Dù vậy, mọi người cũng không nên bỏ qua protein, thành phần quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Protein xây dựng các loại tế bào và mô trong cơ thể con người, trong đó có...