Đậu phộng có tốt cho bệnh nhân tiểu đường?
Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường là ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Bánh mì sandwich với bơ đậu phộng và chuối – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù một số người có thể cần tiêm insulin hoặc thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động có thể có lợi cho họ về lâu dài.
Đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp
Nói về thực phẩm, đậu phộng là một món ăn nhẹ lành mạnh. Đậu phộng đến từ họ đậu và có họ hàng với các loại đậu, đậu lăng, đậu nành…
Một số loại đậu có chứa carbs (được coi là không tốt cho bệnh nhân tiểu đường), nhưng không phải tất cả các loại carbs đều xấu. Các loại đậu có lượng carbs tốt không ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu của bạn.
Theo National Peanut Board, những người bị bệnh tiểu đường nên có đậu phộng và bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống của họ để kiểm soát bệnh tiểu đường, miễn là họ không bị dị ứng với đậu phộng.
Bánh mì và bơ đậu phộng – SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Đậu phộng và bơ đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp nên an toàn cho những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cái gì cũng phải chừng mực, bạn đừng bao giờ lạm dụng một thực phẩm nào đó, theo Times of India.
Một lưu ý quan trọng, bạn phải coi kỹ nhãn hàng để biết hàm lượng đường và muối trước khi mua bơ đậu phộng ngoài chợ. Nên mua loại chỉ có đậu phộng là tốt nhất.
Cách thêm đậu phộng vào chế độ ăn uống của bạn
Chaat đậu phộng
Chaat (là món rau luộc nêm gia vị trong ẩm thực Ấn Độ) đậu phộng là món ăn nhẹ giảm cân lành mạnh và ngon miệng.
Rang khô một ít đậu phộng và thêm các loại rau bạn lựa chọn cùng với một ít nước cốt chanh và muối. Công thức này tạo nên một lựa chọn ăn nhẹ bổ dưỡng và lành mạnh, theo Times of India.
Bánh sandwich bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng có chất béo lành mạnh và rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường và những người muốn giảm cân. Bạn có thể thêm bơ đậu phộng vào món lắc, sinh tố hoặc làm bánh mì sandwich bằng bánh mì nhiều hạt.
Đậu phộng poha
Poha là một bữa ăn sáng phổ biến của người Bắc Ấn. Với hàm lượng calo thấp, poha khi được làm từ rau và đậu phộng, tạo nên một bữa sáng đầy đủ, theo Times of India.
Người mắc bệnh chàm nên hạn chế 5 loại thực phẩm này
Khi nói đến bệnh chàm, nhiều người mắc bệnh này cũng bị dị ứng thực phẩm. Nhưng những người không được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm nhận thấy bệnh chàm ở họ bùng phát sau khi ăn một số thực phẩm nhất định.
Nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng thực phẩm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây có thể là một sự nhạy cảm với thực phẩm chứ không phải dị ứng, và một khi mắc bệnh chàm, bạn phải chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống để nó không ảnh hưởng đến bệnh tình của bạn.
Sau đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế đối với người mắc bệnh chàm, theo The Guardian.
1. Thực phẩm đóng hộp
Nếu bạn bị bệnh chàm tổ đĩa (dyshidrotic eczema), bạn có thể nhạy cảm với nickel. Nếu vậy, ăn thực phẩm có chứa nickel có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, như các mụn nước nhỏ có thể xuất hiện trên bàn chân và bàn tay của bạn.
Nickel có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm lúa mì, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch đen, sô cô la và ca cao. Tuy nhiên, do một số nhà sản xuất sử dụng nickel trong sản xuất lon để bảo quản thực phẩm, nên bạn cần hạn chế những thực phẩm đóng hộp này.
2. Các loại hạt
Việc người mắc bệnh chàm bị dị ứng với đậu phộng là rất phổ biến.
Nếu bạn dường như đã phát triển các triệu chứng dị ứng, bao gồm những đợt bùng phát bệnh chàm, sau khi ăn đậu phộng, bơ đậu phộng hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác có chứa đậu phộng, bạn nên cân nhắc xét nghiệm dị ứng, theo Guardian.
3. Sữa
Sữa bò có thể là một trong những "thủ phạm" khiến bệnh chàm bùng phát ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên thường xuyên loại bỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa khỏi chế độ ăn uống của con cái họ.
Nếu sữa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống, con của họ có thể bị thiếu hụt vitamin và nhiều vấn đề khác.
Việc kiêng sữa chỉ nên dành cho những người bị bệnh chàm nghiêm trọng. Do vậy, người mắc bệnh này nên nói chuyện với bác sĩ về các loại thực phẩm thay thế phù hợp, theo The Guardian.
4. Trứng
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trứng là một tác nhân phổ biến khác khiến bệnh chàm trầm trọng thêm.
Nếu bạn đang cố gắng tránh trứng, bạn có thể dễ dàng làm vậy với món trứng khuấy hoặc trứng chiên, nhưng hãy thận trọng hơn với các món ăn như bánh mì và các loại bánh nướng khác vì chúng có thể có trứng, theo Guardian.
5. Cá
Một số chuyên gia nói rằng vài loại cá, bao gồm cá hồi, cá mòi và cá trích, là một nguồn a xít béo omega-3 tuyệt vời, có tác dụng kháng viêm. Nhưng những chuyên gia khác lại cảnh báo rằng cá nằm trong danh sách thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng.
Bạn cần thận trọng cho đến khi biết cơ thể mình phản ứng như thế nào.
Cuối cùng, trước khi loại bỏ hoàn toàn bất kỳ loại thực phẩm nào khỏi chế độ ăn uống của bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể giúp bạn xác định những bước đi cần thực hiện khi phải cắt giảm nhiều loại thực phẩm khác nhau, theo Guardian.
Bơ đậu phộng là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường Bơ đậu phộng là thực phẩm có thể giúp giảm cân, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường,... Bơ đậu phộng là một trong những thực phẩm phổ biến nhất và được nhiều người yêu thích. Bơ đậu phộng có kali cũng như protein làm giảm nguy cơ huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim. Chúng có nhiều chất béo không bão...