Đầu năm trò chuyện cùng thầy giáo 4 lần đạt 9.0 IELTS – Đặng Trần Tùng: Dậy từ 4h30, thích rửa bát, không sợ chê nhạt khi chỉ gắn với tiếng Anh
Thầy Tùng gắn liền với rất nhiều kỷ lục đầu tiên của kì thi IELTS tại Việt Nam. Ngoài đời, anh cũng là giáo viên truyền nhiều cảm hứng học tiếng Anh cho giới trẻ.
8.0 IELTS ngay lần thi đầu tiên.
1 trong 5 người Việt đầu tiên đạt điểm 9.0 IELTS tại Việt Nam
Cũng là chàng trai Việt đầu tiên 4 lần đạt thành tích 9.0 IELTS.
Quá nhiều cái “đầu tiên” để nhắc về thầy giáo Đặng Trần Tùng – một người mà nhắc về học tiếng Anh thì bạn trẻ nào cũng nhớ mặt gọi tên. Với ngoại hình soái ca cùng với những phương pháp học ngoại ngữ thú vị, thầy Tùng sở hữu lượng follow khủng với gần 1,8 triệu lượt xem và hơn 100.000 follower.
Thầy giáo 4 lần đạt 9.0 IELTS – Đặng Trần Tùng
Nhưng đằng sau thầy giáo điển trai này không chỉ có học ngoại ngữ. Thầy Tùng có lối nói chuyện thông minh, cùng cách làm video trendy nhưng cũng đầy văn minh. Thầy cũng được coi là 1 KOL có cá tính riêng giữa một rừng những chiêu trò để câu view hay lôi kéo người học.
Thầy Tùng khi không gắn với “dạy tiếng Anh” sẽ thế nào, cùng lắng nghe tâm sự của giáo viên điển trai này!
Những video thú vị chia sẻ phương pháp học tiếng Anh (Nguồn: dangtrantung93)
Năm qua có vẻ bạn đã lấn sân sang mảng KOL giáo dục, theo bạn đây có phải là một nghề và liệu có khác gì so với ngành nghề khác?
Chắc chắn rồi. Nếu định nghĩa nghề nghiệp là một hoạt động để vừa kiếm được thu nhập cho bản thân vừa đóng góp cho xã hội, thì KOL giáo dục hoàn toàn thoả mãn 2 yếu tố này. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với đa phần các nghề khác có thể là sự linh động về giờ giấc làm việc, cũng như cơ hội được trực tiếp tương tác và qua đó tác động lên cuộc sống của nhiều người.
Nếu lựa chọn giữa 1 giáo viên và 1 KOL giáo dục, bạn chọn điều gì?
Mình sẽ chọn nghề giáo viên. Thực ra cái mình muốn làm nhất là được tiếp tục học hỏi và trau dồi kiến thức về mọi mảng, và mình thấy nghề giáo cho phép mình làm điều này tốt hơn. Khi bắt đầu dạy IELTS, mình nhanh chóng nhận ra công việc của mình không chỉ giới hạn ở việc chia sẻ những mẹo làm bài hay thậm chí là dạy tiếng Anh – có những câu hỏi lớn hơn mà học sinh mình cần câu trả lời, ví dụ như xã hội hiện giờ có những bài toán gì và họ có thể giúp giải bài toán đó như thế nào. Từ đó, mình được thôi thúc luôn học thêm một cái gì mới mỗi ngày, và đây là một niềm vui rất lớn của việc giảng dạy mà mình không sẵn sàng từ bỏ.
Bạn định hướng mình sẽ trở thành 1 KOL như thế nào?
Mình mong muốn trở thành một KOL với sứ mệnh và sở trường rõ ràng, mang giá trị thiết thực tới cộng đồng.
Giữa giá trị mang đến cho mọi người và lợi ích kinh tế của bản thân, bạn cân bằng thế nào?
Mình nghĩ nếu có thể mang đến thật nhiều giá trị cho mọi người, phần thưởng về kinh tế sẽ tự đến với chúng ta chứ không cần phải đâm đầu theo đuổi nó.
Những yếu tố nào bạn nghĩ sẽ dễ bị đánh mất khi trở thành 1 KOL?
Mình nghĩ KOL cũng là người bình thường, chỉ có một bất lợi là tất cả những khía cạnh không được đẹp đẽ cho lắm thì dễ bị phóng đại lên. Nhưng mình có nhận thức được là những gì mình làm hoặc nói sẽ dễ làm ảnh hưởng tới nhiều người khác hơn, nên mình sẽ hết sức tránh không đưa ra những phát ngôn tiêu cực.
Mình là cơ đốc nhân, và một trong những câu trong Kinh thánh mà mình luôn hướng tới để sống: “And let us consider how we may spur one another on toward love and good deeds, not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another – and all the more as you see the Day approaching.” (Tạm dịch: Chúng ta hãy tìm cách giục giã nhau sống yêu thương và làm những điều tốt. Chúng ta đừng bỏ các buổi hội họp, như vài người quen làm; trái lại, phải biết khuyến khích nhau cùng sống tốt).
Một thói quen đặc biệt nào đó của bạn?
Mình luôn cố gắng dậy sớm (khoảng 4h30 – 5h00 sáng) kể cả khi không có việc gì, kể cả khi đi du lịch. Tâm trạng của bạn trong ngày ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng những việc bạn làm, và đối với mình việc “ăn gian” được mấy tiếng trước khi người khác thức dậy cho mình cảm giác khá tích cực (ít ra là cho tới khi cơn thèm ngủ trỗi dậy). Mình cũng uống khá nhiều cà phê – một thói quen mà mình sẽ cố gắng giảm bớt trong năm nay.
Bạn có sợ bị chê “nhạt” khi hình ảnh của bản thân chỉ gắn với IELTS?
Hoàn toàn không. Mình nghĩ việc đó sẽ giúp khán giả dễ định hình các kênh của mình hơn. Và bạn nào follow mình cũng sẽ nhanh chóng nhận ra thực ra IELTS chỉ là một phần của công việc mình làm chứ nó không hề định nghĩa 100% các giá trị của mình.
Ngoài tiếng Anh, bạn còn đam mê nào khác không?
Mình cái gì cũng ham í: menswear (đặc biệt là phong cách Italian tailoring, American sportswear và Japanese denim), âm nhạc, ăn uống, lịch sử (mình đang tập trung vào những sự kiện xoay quanh WW2), đồng hồ (mình thích khá nhiều brand, nhưng hiện tại đang đặc biệt thích thú vintage Longines flyback chronographs)…
Bạn có tốn nhiều tiền cho những đam mê này?
Mình nghĩ khi đam mê cái gì thì khó tránh khỏi chi hơi nhiều tiền một chút cho nó. Tuy nhiên, điều mang lại nhiều niềm vui nhất cho mình dù là đam mê gì đi chăng nữa là được học hỏi về nó chứ không nhất thiết phải sở hữu nó. Nếu mình nghĩ mình phải sở hữu gì đó để có thể tận hưởng được nó thì thường mình sẽ thấy rất “tù” và sớm từ bỏ đam mê đó.
Trong cuộc sống, ngoài sự chỉn chu và lịch lãm thường ngày, bạn là người thế nào?
Mình rất thích rửa bát.
Bạn sẽ làm gì nếu đang ăn mặc xuề xòa ra đường mà gặp học sinh của mình?
Mình nghĩ học sinh của mình sẽ rất thích việc đó vì mình thường ăn mặc rất nghiêm túc khi lên lớp, kể cả là qua Zoom.
Giả sử ra đường gặp học sinh, bạn nhận ra họ và chào nhưng họ không chào lại do không nhận ra mình, bạn xử lý thế nào?
Mình sẽ nhắc lại số lớp của học sinh đó (thường mình nhớ lắm) và thời gian theo học, còn nếu họ vẫn không nhớ thì tốt nhất là xin lỗi và đi tiếp trước khi mình tự làm ê mặt bản thân thêm nữa.
Năm 2021 của bạn sẽ có gì mới?
Mình không muốn lên kế hoạch quá xa, vì nếu có gì 2020 dạy chúng ta thì đó là mọi kế hoạch đều có thể đổ bể. Nhưng nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, mình mong muốn được tiếp tục mở rộng The IELTS Workshop, phát triển các kênh social media của bản thân, và nhìn chung trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân so với năm ngoái.
Bạn thích làm việc với những người thế nào?
Mình thích những người ham học hỏi và ngược lại cũng rất cởi mở chia sẻ những gì họ biết.
Bạn ghét làm việc với kiểu người thế nào?
Mình không ghét ai cả, nhưng nếu được thì mình sẽ tránh làm việc với một người không chịu tiếp thu.
Cảm ơn bạn vì cuộc trò chuyện này!
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Design: Minh Trang
Chàng trai Việt duy nhất bốn lần đạt 9.0 IELTS
Từng không thể nghe hiểu chương trình TV khi sang Mỹ năm 17 tuổi, Đặng Trần Tùng chưa bao giờ nghĩ sẽ giành điểm tối đa IELTS sau đó 7 năm.
Sau khi hoàn thành hai giờ dạy tiếng Anh, Đặng Trần Tùng, 27 tuổi, dành thời gian đọc sách về lịch sử thế giới và kinh tế lượng để tích lũy kiến thức cho bài thi viết của IELTS. Hàng tuần, anh thường xuyên tham gia chia sẻ kinh nghiệm ôn tập IELTS cho sinh viên, người đi làm.
Lịch trình hàng ngày của Tùng xoay quanh IELTS, thứ mà cách đây 8 năm anh không hề có khái niệm, lại càng không bao giờ nghĩ sẽ trở thành công việc chính.
Đặng Trần Tùng đã bốn lần đạt 9.0 IELTS. Ảnh: Thanh Hằng
Là học sinh Hà Nội, năm lớp 9, cậu học trò Đặng Trần Tùng đặt mục tiêu thi đỗ lớp tiếng Anh, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam như nhiều bạn bè. Dành phần lớn thời gian tại lớp luyện thi, Tùng thấy khả năng ngoại ngữ của mình không quá tệ, nhưng cũng không phải ở top đầu, chỉ lưng chừng giữa lớp.
Trong kỳ thi vào lớp 10 công lập năm 2008 của Hà Nội, Tùng đủ điểm tiếng Anh nhưng Văn, Toán thiếu, trượt nguyện vọng vào trường chuyên. Cậu học trò tự ti bởi con của đồng nghiệp bố mẹ, anh chị em trong họ đều học rất giỏi. "Mình cảm thấy dù cố gắng thế nào vẫn đi sau người khác", Tùng tự mô tả bản thân.
Theo học lớp chọn Anh của trường THPT Phạm Hồng Thái nhưng hết năm lớp 10, Tùng cảm thấy chán nản với việc học ở Việt Nam. Được mẹ tạo điều kiện cho học dự bị đại học tại Singapore, Tùng ôn thi trong một tháng nhưng kết quả không khác lần thi vào Amsterdam. Thời điểm đó, trường THPT Phạm Hồng Thái có hội thảo du học, giới thiệu một số đại học tại Mỹ.
Tùng nhanh chóng quyết định đi Mỹ và bất ngờ khi bố mẹ đều đồng ý. Lý giải về lựa chọn Mỹ, chàng trai sinh năm 1993 chia sẻ lúc đó chỉ muốn đến một nơi thật xa, không ai biết đến mình để khởi đầu lại. Đầu năm 2010, Tùng đến bang Nebraska, theo học lớp 11 tại trường trung học Parkview Christian.
Ở chung với một gia đình người bản địa, Tùng cảm thấy tiếng Anh của mình ổn về mặt giao tiếp nhưng gặp khó khăn khi xem TV, phim ảnh vì "không hiểu gì cả". "Lúc đấy mình rất hoảng. Ngồi xem hài với cả nhà, mọi người cười còn mình không nghe được gì", Tùng kể.
Tùng tìm một show truyền hình yêu thích, có phụ đề tiếng Anh để luyện nghe. Sau khoảng 20 tập, Tùng bắt đầu theo kịp giọng của 5-6 nhân vật, nhận ra rằng không phải nghe kém mà do chưa hiểu được văn hóa, các cách so sánh khi nói của người bản địa.
Ngoài ra, nam sinh đọc rất nhiều, mỗi ngày 3-4 tiếng, nhưng toàn là truyện tranh. "Mình tập trung rất kém. Nếu bảo dành từng đó thời gian học tiếng Anh thì chịu, nhưng để đọc truyện tranh thì lại rất thoải mái", Tùng nói. Sau gần một năm, khi trình độ tiếng Anh lên đáng kể, chàng trai 17 tuổi mới nhận ra gắn ngoại ngữ vào nhu cầu và sở thích cá nhân, việc học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Đặng Trần Tùng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Tự cảm thấy tiếng Anh ổn nhưng Tùng vẫn chưa từng thi một chứng chỉ hay nộp đơn xin bất kỳ học bổng nào. IELTS khi đó là "một quyển sách màu xanh, hồi cuối cấp hai được mẹ mang về đặt trên bàn học" nhưng nam sinh không xem.
Dự định về Việt Nam sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tùng đăng ký trường RMIT. Khi được yêu cầu phải có IELTS tối thiểu 6.5, Tùng mới mua sách ôn luyện, dành vỏn vẹn hơn một ngày trên máy bay về nước để đọc qua và đi thi với tâm thế "không biết gì".
Đến giờ, khi nhớ lại lần thi IELTS đầu tiên vào năm 2012, chàng trai Hà Nội cho rằng có khi chính nhờ việc không lo lắng, áp lực, giám khảo bảo gì làm đó nên mới có thể thoải mái, tận dụng hết khả năng để làm bài. Kết quả, Tùng được 8.5 nghe, 7.5 đọc, viết, nói, trung bình 8.0 ngay trong lần đầu thi.
Sau khi tìm hiểu và nhận thấy IELTS là chứng chỉ ngoại ngữ uy tín, năm 2015 Tùng xác định theo đuổi công vệc liên quan đến kỳ thi. Khi bắt đầu đi dạy, ôn luyện cho học sinh, Tùng quan niệm phải giỏi hơn hẳn các em thì những điều mình truyền đạt cho mới có giá trị, tốt cho người học. Để làm điều đó, Tùng tự ôn để nâng điểm IELTS, đặt mục tiêu chinh phục điểm tuyệt đối.
Anh gần như không luyện đề, thay vào đó dành thời gian đọc nhiều chia sẻ của chuyên gia về cách làm bài thi nói và viết, chẳng hạn làm thế nào để phát triển ý tưởng tốt, đạt điểm tối đa về độ liên quan giữa câu hỏi và cách trả lời. Ngoài ra, anh đọc thêm các tài liệu thuộc nhiều thể loại. Anh xác định, cần có "phương án B", nghĩa là trường hợp không được điểm như mong muốn, anh vẫn có thêm kiến thức xã hội, không nên theo chiến thuật "được ăn cả ngã về không". Mỗi ngày, thời gian luyện tập của anh khoảng 2 tiếng.
Đặng Trần Tùng nhận học bổng IELTS Prize của Hội đồng Anh hồi đầu tháng 9. Ảnh: British Council
Ba lần thi liên tiếp trong gần hai năm, Trần Tùng cải thiện được điểm viết nhưng đều đạt 8.5 trung bình. So với thang điểm IELTS, điểm số này rất cao nhưng chưa đạt mục tiêu anh đề ra. Thời gian ngắn nếm mùi thất bại liên tiếp, anh bắt đầu nản và hoài nghi khả năng bản thân, đứng giữa suy nghĩ cho rằng mình làm được nhưng không thành công.
Không muốn kéo dài cảm giác chán chường quá lâu, anh hạ quyết tâm thi thêm lần nữa vào đầu năm 2017. Lần này, anh được 9.0 nghe và đọc, 8.5 nói và viết, trung bình 9.0. "Lúc đó thực sự mình vỡ òa, nhảy múa điên cuồng, nhẹ cả lòng sau ba lần tra tấn tinh thần", anh kể.
Với Trần Tùng, IELTS không chỉ là một kỳ thi mà còn là sự khổ luyện. Nếu chỉ nhìn vào điểm số, chúng chỉ có giá trị trong vòng hai năm. Phần thưởng lớn nhất mà anh nhận được khi gắn cuộc đời mình vào IELTS là hành trình khám phá giới hạn bản thân.
Để nâng cao kỹ năng viết, anh đã đọc rất nhiều, tiếp cận những tài liệu chưa từng nghĩ sẽ nghiên cứu chứ không chỉ đọc truyện tranh như trước. Anh cũng tuân thủ lịch viết bài một cách kỷ luật, thay vì sinh hoạt thoải mái như trước kia. Trần Tùng cho rằng kiến thức, kỹ năng và độ lỳ lợm tích lũy từ quá trình ôn thi IELTS có thể ứng dụng vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Đặng Trần Tùng chia sẻ cảm xúc trong lần đầu được 9.0 IELTS và những trải nghiệm đã tích lũy được. Video: TIW
Trần Khánh Vy, học sinh và cũng là đồng nghiệp của Trần Tùng, ấn tượng với khả năng sử dụng và nói tiếng Anh thành thạo của anh trong lần đầu gặp mặt vào năm 2017. Vy nhận xét Trần Tùng còn có khả năng truyền đam mê về ngôn ngữ cho người nghe với nhiều ứng dụng độc đáo. "Kiến thức tích lũy từ quá trình ôn thi 9.0 IELTS đã giúp thầy Tùng có các giảng hay và đa dạng hơn. Dù mình không còn là học sinh nữa, thầy vẫn luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc. Điều này khiến mình và nhiều học viên rất trân trọng và biết ơn thầy", Vy nói.
Đến nay, Trần Tùng đã thi IELTS gần 20 lần, trong đó 4 lần được 9.0, trở thành người Việt Nam đầu tiên được điểm tuyệt đối ở cả hình thức thi trên giấy và trên máy tính. Giữa tháng 9, anh giành giải nhất học bổng IELTS Prize của Hội đồng Anh, dự định du học thạc sĩ tại Đại học Curtin, Australia vào đầu năm 2021. Thời gian tới, ngoài công việc dạy học, anh vẫn duy trì mục tiêu chinh phục điểm 9.0 của kỹ năng viết.
So với bản thân 8 năm trước, cảm giác tự ti vẫn thường trực dù Tùng đã đạt điểm số đáng mơ ước tại kỳ thi IELTS. "Càng thi nhiều mình càng thấy còn nhiều thứ phải học, xung quanh vẫn có nhiều người giỏi hơn mình rất nhiều", anh nói.
Trần Tùng vẫn cho rằng mình và những người đạt 8.0 hay 8.5 cũng không khác nhau là mấy, chỉ có điều anh đi thi nhiều lần nên có thêm cơ hội cải thiện điểm số. "IELTS không phải định nghĩa của tiếng Anh và điểm 9.0 cũng chưa phải giới hạn khi học ngôn ngữ mà chỉ là một cột mốc để phát triển tiếp", anh khẳng định.
9 cụm từ tiếng Anh về năm mới "New Year's Eve" chỉ đêm giao thừa, đêm cuối cùng của năm cũ trong khi "New Year's Day" là ngày đầu tiên của năm mới. 1. New Year's Eve Người phương Tây dùng "New Year's Eve" để chỉ đêm giao thừa, đêm trước thềm năm mới, tức tối ngày 31/12. Từ "eve" bắt nguồn từ từ "evening" (buổi tối). Đêm giao thừa mọi...