Đầu năm, giáo viên lớp 1 “bạc mặt” theo học trò
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.
Giáo viên kiêm nhân viên vệ sinh
Giờ học trò ngủ trưa có lẽ là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3, Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM)… được dừng để thở. Mà cũng chỉ sang tuần thứ hai của năm học mới được như vậy, bởi trong tuần đầu tiên, trò ngủ cô vẫn phải canh chừng.
Thâm niên 19 năm liền “cai trị” khối học sinh (HS) nhỏ nhất trường nhưng năm nào cô Hạnh cũng gặp các tình huống khác nhau. Nào là HS đi vệ sinh, nôn ói trong lớp, có em khóc ngất đòi về, có em đang giờ học gục xuống ngủ ngon lành, có em bắt cô cô bế không chịu rời… Tiết học gần đây nhất, cô phải dừng dạy giữa chừng cùng bảo mẫu tất tả “dọn dẹp hiện trường” vì HS “ị” trong lớp.
Cô Lê Thanh Sương (Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM) dạy nét chữ đầu tiên cho học trò.
“Đây là chuyện thường ngày của giáo viên lớp 1 những tuần đầu năm, có hôm nhiều em “đi giải quyết” cùng lúc, cả buổi cô loay hoay dọn dẹp. Dù đã được nhắc khi nhắc khi có nhu cầu thì xin phép cô ra ngoài nhưng nhiều em sợ đâu dám xin. Vừa giận vừa thương các em, lúc này cô phải tìm cách an ủi trò để các em không thấy xấu hổ với bạn bè”, cô nói.
Những ngày đầu đến lớp, nhiều HS khối lớp 1 không chịu vào lớp, chỉ ngồi trước cổng trường khóc đòi bố mẹ. Kết cục GV trong trường phải thay nhau ra thuyết phục lẫn canh chừng học sinh nhiều ngày liền.
Nếu như HS các khối khác đã quen với việc học, sinh hoạt ở trường lớp, GV dễ dàng bắt đầu chương trình học thì ở khối 1, GV phải vượt qua giai đoạn khó khăn giúp các em thích nghi, thay đổi thói quen chơi là chính ở bậc mầm non sang việc học. Các em cần được trau dồi hàng loạt kỹ năng như ngồi thẳng lưng, cách cầm bút, cách giơ tay…
Hơn nữa, việc lớp học quá tải, việc “bên lề” nhiều nên việc dạy của thầy cô khối 1 cũng lắm gian nan. Cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Tuy vào lớp 1 nhưng kiến thức HS trong rất chênh lệch. Có em được phụ huynh cho học trước nhiều quá, có em thì đến viết cũng chưa cầm được. Mà thời gian học chỉ có chừng ấy nên thầy cô phải chú ý từng em để có phương pháp dạy sao cho hợp lý nhất”.
Không chỉ cực vì HS, dịp đầu năm, GV lớp 1 còn phải ứng phó với các bậc phụ huynh. Nhiều ông bố mà mẹ đưa con đến trường còn nằng nặc đòi vào lớp cùng con hay đứng ngoài cửa sổ nhìn con làm trẻ càng khóc, thầy cô càng mệt. Có thể nói đây là khối học duy nhất, thầy cô vừa phải uốn nắn học trò từ những việc nhỏ nhất, đồng thời phải “dạy” cả phụ huynh vì nhiều người thiếu kỹ năng giúp con vào lớp 1. Chưa hết, không ít phụ huynh liên tiếp gọi điện cho GV hỏi thăm tình hình con hoặc trực tiếp gặp mặt GV.
Một giáo viên lớp 1 tại Q.5 chia sẻ, từ đầu năm học đến giờ chưa giờ nào cô được nghỉ đúng nghĩa, thậm chí đêm đang ngủ cũng bị đánh thức. Ở lớp tất bật với trò, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, về đến nhà là điện thoại đổ chuông liên hồi, chủ yếu là bố mẹ HS gọi điện hỏi han tình hình của con. “Có đêm mình tiếp cả chục cuộc, nếu có vấn đề gì thì khắc, đằng này bố mẹ nào cũng nói rông dài, gửi gắm con. Nói thật, mình còn đâu thời gian để soạn bài nên nhiều hôm đành phải tắt điện thoại”, cô nói.
Nền tảng đầu đời
Video đang HOT
Cô Phan Thúy Trang, hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, cho hay phân GV chủ nhiệm lớp 1 là rất khó vì áp lực, thầy cô cũng ngại. Trong khi đòi hỏi GV lớp 1 phải là người có kinh nghiệm, kiên trì và đúng sở trường. Chứ GV mới ra trường mà gặp phải lớp 1 chỉ có khóc.
Để giảm áp lực cho GV đầu cấp, nhiều trường tiểu học sắp xếp cho HS lớp 1 tựu trường trước vài ngày để học trò, phụ huynh làm quen trường lớp. Tên tuổi, số điện thoại của GV chủ nhiệm mỗi lớp được ghi trên bảng cho phụ huynh, tránh cho thầy cô không mất công phải trả lời từng người. Nhiều trường cũng thông báo cho phụ huynh giờ giấc, nề nếp sinh hoạt ở trường lớp để về nhà chỉ bảo thêm cho để trẻ sớm thích nghi với lớp học.
Theo cô Trang, những cách này cũng chỉ “giảm tải” phần nào cho các cô, còn bản thân các cô khi được giao dạy lớp 1 đều phải sẵn sàng tinh thần giải quyết các tình huống bằng nghiệm vụ sư phạm của mình. Cô Trang nói: “GV lớp 1 cực nhưng đòi hỏi phải kiềm chế giỏi nhất. Đối tượng HS lần đầu đi học, ấn tượng về GV quyết định rất lớn đến việc các em có thích học, thích đến trường hay không. Chúng tôi luôn nhắc nhở các cô, dù có chuyện gì cũng phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, ân cần với HS”.
Cô Võ Thị Tuyết Mai, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.12, TPHCM), cho hay trường phải chọn những GV dày kinh nghiệm để giao quản lý lớp 1 và đội ngũ này thường được duy trì từ năm nay sang năm khác. Không ít GV làm chủ nhiệm các lớp lớn rất tốt nhưng lại không kham nổi lớp 1.
“Đầu năm, nghe GV lớp 1 kể chuyện là vừa khóc vừa cười. Vất vả thật nhưng các cô đều hiểu được vai trò quan trọng của mình giúp HS thích nghi với nền tảng kiến thức đầu tiên trong cuộc đời. Khi thấy HS tung tăng vui cười, các cô lại quên hết mệt mỏi”, cô Mai tâm tư.
Cùng HS vượt qua “cửa ải” đầu đời, có lẽ không niềm vui nào có thể sánh được với những nhà giáo “chuyên trị” lớp 1. Như cô Hồng Hạnh chia sẻ: “Có thể nói GV lớp 1 là những người xây viên gạch kiến thức đầu tiên cho các em. Niềm vui, thành quả của họ không gì ngoài niềm vui đến trường, yêu bạn bè, thầy cô…của những học trò nhỏ. Có những học trò chỉ học mình lớp 1 thôi, sau này trưởng thành vẫn quay về để cảm ơn cô, đó là niềm hạnh phúc lớn lao của nhà giáo”.
Theo Dân Trí
Thanh Hóa: Học sinh vui ngày tựu trường
Sáng nay 23/8, hơn 700.000 học sinh Thanh Hóa bước vào năm học 2011 - 2012. Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục Thanh Hóa cũng đã ra thông báo cụ thể về các khoản đóng góp trong năm học mới này.
Sáng nay 23/8, hơn 700.000 học sinh các cấp tại Thanh Hóa đã chính thức bước vào năm học mới 2011 - 2012. Các em học sinh đều phấn khởi khi gặp lại bạn bè và thầy cô sau thời gian nghỉ hè.
Thầy Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên bộ môn Vật Lý, Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương, cho biết: "Từ sáng sớm, tôi đã thấy các em học sinh tập trung đông đủ tại trường. Hôm nay là ngày đầu tiên các em đi học nên em nào cũng phấn khởi và háo hức được học chương trình mới. Nhìn thấy các em chăm chỉ học bài, tôi cũng thấy lòng mình phấn chấn và tự nhủ phải cố gắng dạy tốt hơn nữa trong năm học mới này".
Vui đùa cũng bạn bè trong ngày tựu trường.
Chia sẻ với Dân trí, em Ngô Công Bình, lớp 11T1, học sinh Trường THPT Quảng Xương 1, vui vẻ: "Em rất vui vì hôm nay được gặp lại các bạn trong lớp đông đủ, nhìn thấy các bạn ai cũng khỏe mạnh vui tươi cả. Năm học mới này, em cũng đặt ra mục tiêu cho mình là phấn đấu đạt danh hiệu học sinh tiên tiến".
Vui hơn hết có lẽ là các em học sinh tiểu học, hôm nay là ngày đầu tiên mà các em được đến trường tập trung trong năm học mới. Mở đầu năm học mới, các em được học nội quy và tập duyệt những nghi thức nên em nào cũng hồn nhiên và phấn khởi.
Học sinh Phan Châu Anh, học lớp 2A Trường tiểu học thị trấn Quảng Xương nói: "Sáng nay mẹ chở em tới trường học nội quy và tập duyệt nghi thức, em thấy rất vui. Em được gặp thầy cô và các bạn cùng lớp, được chơi các trò chơi cùng với các bạn nên em không muốn về nữa, em thích đi học thôi".
tại Trường THPT Quảng Xương 1, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Cô Lê Thị Vinh, hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Quảng Xương, nhận xét: "Hôm nay là ngày tựu trường của thầy cô và các em học sinh nên không khí rất phấn khởi và náo nhiệt, các em học sinh chưa phải học chính thức nên rất háo hức và thoải mái vui chơi cùng bạn bè. Nhìn thấy các em khỏe mạnh và luôn nở nụ cười hồn nhiên, ngây thơ là chúng tôi vui mừng lắm. Chúng tôi cũng quyết tâm trong năm học mới sẽ đạt nhiều thành thích xuất sắc hơn nữa".
Được biết, để chuẩn bị cho năm học mới, ngành Giáo dục Thanh Hóa cũng đã huy động từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn trái phiếu chính phủ, các dự án để phát triển cơ sở vật chất giáo dục tiểu học Thanh Hóa theo hướng kiên cố hóa đồng bộ. Số phòng học kiên cố hiện nay là 8.186 phòng. Ngoài ra, các nhà trường đã chú trọng xây dựng và phát huy các phòng học chức năng như: Phòng Giáo dục Âm nhạc, Giáo dục Mỹ thuật, Tin học...
Đã có 110 trường xây dựng được công trình nước sạch vệ sinh môi trường với tổng kinh phí là 12.140 triệu đồng. Đến nay đã có 592/651 trường THCS và 101/104 trường THPT kết nối internet tốc độ cao.
Niềm vui của những em học sinh tiểu học khi được gặp lại bạn bè.
Đối với một số môn học khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vũng kiến thức, kỹ năng môn học. Kiểm tra bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kiến thức đã được học.
Ngành giáo dục Thanh Hóa cũng đã xây dựng xong Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập, tư thục. Phương án chung là chuyển các trường sang công lập theo các mức độ tự bảo đảm kinh phí khác nhau, bảo đảm quyền lợi, chế độ cho cán bộ giáo viên mầm non.
Hiện nay, số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tào ở các cấp như: Mầm non 1/11.996 người, Tiểu học 1/14.518 người, THCS 15/15.068 người, THPT 1/15.068 người.
Năm học 2011 - 2012, ngành giáo dục Thanh Hóa cũng thông báo về các khoản thu trong năm đối với các nhà trường, cơ sở giáo dục - đào tạo. Theo đó, thực hiện Chỉ thị 24/2007 của Thủ tướng Chính phủ, các nhà trường và các cơ sở giáo dục - đào tạo không được phép thu tiền đóng góp xây dựng trường.
Học sinh tiểu học Quảng Trạch (Quảng Xương, Thanh Hóa) học nội quy năm học mới.
Đối với các khoản thu tự nguyện như: Bảo hiểm thân thể là khoản thu tự nguyện, phụ huynh học sinh có quyền lựa chọn loại hình bảo hiểm, nơi đóng bảo hiểm cho con em mình. Không được đưa khoản thu này vào khoản thu bắt buộc trong nhà trường, không giao giáo viên chủ nhiệm thu.
Các khoản thu phục vụ học sinh mang tính chất dịch vụ như: Tiền ăn bán trú, chăm sóc học sinh bán trú, mua sắm đồng phục, nước uống, vệ sinh, gửi xe..., nhà trường phải bàn bạc dân chủ, công khai, có văn bản thỏa thuận tới từng cha mẹ học sinh về cả mức thu, nội dung chi với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện, đồng thời phải phản ánh và vào sổ sách kế toán theo quy định.
Qũy Đoàn, Đội, Hội chữ thập đỏ: Do các tổ chức Đoàn, Đội, Hội thu theo quy định và có sự phối hợp, kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục - đào tạo. Qũy khuyến học: Không được huy động quỹ khuyến học từ học sinh tại trường hoặc các cơ sở giáo dục. Qũy này do Hội khuyến học vận động từ các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm và các hội viên đóng góp. Qũy đại diện cha mẹ học sinh cũng phải thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Về bảo hiểm y tế, quan tâm củng cố và xây dựng mạng lưới y tế học đường ở trường học, hoàn tất các thủ tục hồ sơ học sinh để mọi HS, SV tham gia bảo hiểm y tế được thụ hưởng quyền lợi khi ốm đau, bệnh tật phải đi khám chữa bệnh.
Các em học sinh làm vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường chuẩn bị cho năm học mới.
Đối với việc vận động đóng góp xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị cho nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh trong năm học 2011 - 2012, các nhà trường và cơ sở giáo dục - đào tạo phải thống nhất chủ trương giữa các bên; lập kế hoạch và dự trù kinh phí; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và kết quả thực hiện; niem yết công khai báo cáo quyết toán số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí; Nghiêm cấm mọi trường hợp bỏ ngoài sổ sách các khoản thu, chi từ nguông thu dạy thêm, học thêm.
Năm học 2010 - 2011 có 3.064 học sinh/tổng số 570.619 (054%) bỏ học. Trong đó tiểu học là 10/243.891, THCS là 1.492/194.430, THPT là 1.562/132.298 học sinh. Số phòng học tạm, học nhờ còn 1.370 phòng; số điểm lẻ, số lớp ghép 2 - 3 độ tuổi còn nhiều (còn 1.216 điểm lẻ); đời sống giáo viên mầm non còn nhiều khó khăn.
Một số nhiệm vụ đặt ra: Kiên cố hóa trường lớp học để xây mới, xóa phòng học tạm, học nhờ, đảm bảo đủ phòng học an toàn cho trẻ, ưu tiên đủ phòng học cho trẻ 5 tuổi. Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 5 tuổi ở địa bàn đặc biệt khó khăn, có hoàn cảnh khó khăn đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, miễn giảm học phí...
Trường lóp kiên cố sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong năm học mới này, ngành giáo dục Thanh Hóa cũng gặp không ít những khó khăn do địa bàn rộng, vùng miền núi và dân tộc còn nhiều khó khăn: Nhiều điểm trường lẻ, nhiều lớp ghép, điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém. Chương trình học còn nặng nề đối với trẻ em dân tộc và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Số lượng cán bộ chỉ đạo giáo dục Tiểu học ở Sở và một số Phòng giáo dục còn ít nên chưa thật bám sát cơ sở. Thiếu cán bộ chỉ đạo Tiếng Anh nên có khó khăn trong chỉ đạo thực hiện Đề án của Chính phủ về thí điểm Tiếng Anh trong trường Tiểu học.
Trao đổi với Dân trí, ông Lê Văn Nguồn, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: "Thanh Hóa là tỉnh rộng trong đó có 7/62 huyện nghèo nhất nước, 11 huyện miền núi, đường biên giới dài 192km rất khó khăn trong công tác chỉ đạo của ngành. Chất lượng giáo dục miền núi có chuyển biến nhưng còn chênh lệch so với miền xuôi. Trong tâm năm nay của ngành là nâng cao chất lượng giáo dục miền núi. Theo đó, các huyện, các trường phải xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục miền núi. Đồng thời năm nay cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết mà Đại hội các cấp đã đề ra nên ngành cũng chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các tiêu chí đã đề ra. Cốt lõi nhất vẫn là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục".
Theo Dân Trí
Tựu trường, 'săn' sách cũ cho con Chỉ trong một buổi chiều chở con trai đi sắm đồ cho năm học mới, chị Nguyễn Thị Dung ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã cảm thấy "toát mồ hôi" với các loại hóa đơn thanh toán. Tính qua loa đã hết gần 5 triệu đồng tiền quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho con mà thấy vẫn thiếu. Trước khi...