Đau lòng hủ tục cô dâu bị thiêu sống do thiếu của hồi môn
Dù đã sống ở thế kỉ 21, nhưng những cô gái Ấn Độ vẫn bị hủ tục thiêu sống hoặc ép tự tử ám ảnh, nếu gia đình mình không lo đủ của hồi môn mà nhà trai yêu cầu khi các cô về làm dâu.
Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên trang Pravda.Ru đã gặp gỡ Sheba Rakesh, Giám đốc điều hành tổ chức Pankh hoạt động vì mục đích nâng cao vị thế của phụ nữ Ấn Độ, và là một phần của chiến dịch An toàn cho phụ nữ hoạt động trên khắp thế giới. Từ đây, những câu chuyện ngỡ như ở thời tiền sử được hé lộ trong đời sống hàng ngày ở Ấn Độ.
Nhiều cô dâu Ấn Độ bị thiêu sống bởi thiếu của hồi môn
Của hồi môn trong đời sống Ấn Độ
Của hồi môn, hay “Dahej”, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống thường ngày ở Ấn Độ. Nói đơn giản đó là khoản tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi đến sống ở nhà chú rể sau khi kết hôn. Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi về sống ở nhà chồng. Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần đã bị lòng tham trong xã hội làm biến chất và trở thành một gánh nặng đối với con người cũng như hạ thấp giá trị người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ.
Không những vậy, đôi khi của hồi môn lại trở thành tai họa đổ lên đầu những cô gái gia cảnh thiếu thốn không thể lo đủ của cải cho con. Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình. Nhưng đó là điều dễ chịu nhất mà các cô dâu Ấn Độ mong tới, bởi nhiều cô gái khác còn bị lạm dụng, hay thậm chí là đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử vì thiếu của hồi môn.
Thực tế, những vụ việc đáng ghê sợ trên không chỉ diễn ra ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh mà dường như càng ở nơi đô thị phồn hoa, những tội ác đó diễn ra càng phổ biến và được ngụy trang tinh vi. Chính quan niệm trọng nam khinh nữ cùng với sự đề cao tiền bạc thái quá là môi trường lí tưởng cho cơn ác mộng kia phát triển.
Những vụ án mạng kinh hoàng vì của hồi môn
Khi tìm hiểu về cuộc sống địa ngục của các cô dâu thiếu của hồi môn, phóng viên Pravda nhận thấy không có khuôn mẫu nào cho sự hành hạ và tra tấn, nhưng chúng lại ác độc và tàn nhẫn ngoài sức tưởng tượng của những người ngoài cuộc. Trong hầu hết các trường hợp, những cô dâu con nhà nghèo phải bỏ mạng vì bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống, hay bị bạo hành về thể xác, tinh thần và đặc biệt là tra tấn tâm lí, khiến họ tự tìm đến cái chết.
Không ít trường hợp trong số đó bị gia đình nhà chồng đánh đến chết, nhưng tất cả mọi hành vi tội ác đều được núp bóng những tai nạn. Trên thực tế, chỉ 5% trường hợp những cô dâu bị sát hại kiểu này được điều tra, còn 95% còn lại đều được ngụy trang dưới cái mác tai nạn hay tự tử mà không ai quan tâm đi tìm sự thật.
Ở một số vùng của Ấn Độ, các cô dâu thiếu của hồi môn bị giết chết bằng cách tiêm thuốc độc, để cái chết trở nên bình thường và gia đình nhà chồng thoát khỏi những cáo buộc. Cái chết oan uổng của những cô gái xấu số sẽ mãi mãi bị chôn sâu dưới lòng đất, bởi ít khi cha mẹ ruột của họ tìm hiểu nguyên nhân, vì con gái lấy chồng trong xã hội Ấn Độ đã không còn là con mình.
Theo thống kê do Cục Tội phạm Quốc gia Ấn Độ phát hành năm 2001, gần 7.000 phụ nữ đã bị gia đình nhà chồng thiêu chết vì thiếu của hồi môn. Năm 2008, con số này vẫn ở mức 6.000 người, bất chấp những quy định của nhà nước về việc nghiêm cấm sát hại cô dâu vì của Hồi môn. Cũng theo các số liệu trên, cứ 77 phút lại có một vụ án mạng vì của hồi môn được báo cáo ở Ấn Độ.
Con số này cũng vào mức 3.000 trường hợp mỗi năm ở quốc gia láng giềng Pakistan, dù nhà chức trách nước này đã làm hết sức để ngăn chặn. Sở dĩ, số gia đình nhẫn tâm đốt chết con dâu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau mỗi năm bởi các điều tra viên không thể đưa những vụ giết người tương tự ra ánh sáng. Các gia đình đều dựng hiện trường giả, biến chúng thành những vụ tai nạn, trong khi hàng xóm, láng giềng tảng lờ vô cảm bởi sợ mất danh dự, khiến cảnh sát không đủ chứng cứ kết tội. Vì thế, hủ tục và sự im lặng chính là kẻ sát nhân khát máu đang hoành hành ở Ấn Độ.
Những tội ác man rợn đó thường diễn ra ở khu bếp của gia đình nhà chồng, nơi những cô con dâu thiếu của hồi môn bị đẩy xuống đó. Bộ trang phục truyền thống cùng với dầu hỏa do mẹ hoặc một thành viên nào đó của gia đình nhà chồng tưới lên người những cô con dâu nghèo sẽ khiến họ trở thành những ngọn đuốc sống. Thường thì ít người thoát khỏi hủ tục trên, bởi các cô sẽ bị bỏng nặng sau khi lửa cháy. Những cô dâu may mắn hơn sẽ bị thiêu chết bằng vụ nổ khí ga trong bếp, khi gia đình nhà chồng để mở bình và bắt những cô con dâu xuống nấu nướng. Bởi nó xảy ra nhanh nên chắc nạn nhân sẽ ít đau đớn hơn.
Trên thực tế, những cô dâu thoát chết sau khi bị tra tấn kinh hoàng thường không dám tố cáo kẻ gây ra tội ác và tiếp tục sống cuộc sống địa ngục ở gia đình nhà chồng, bởi không có đủ tiền hồi môn là điều sỉ nhục trong xã hội Ấn Độ. Nếu vụ việc vỡ lở, cha mẹ các cô sẽ vô cùng hổ thẹn và không dám ngẩng mặt với hàng xóm láng giềng.
Việc ly hôn dường như còn không tưởng hơn, bởi nếp nghĩ, cách đối xử trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào xã hội Ấn Độ. Những phụ nữ ly hôn thường không được chấp nhận ở quốc gia hơn 1 tỉ dân này. Chính vì lẽ đó, sinh con gái vẫn là “lời nguyền cay độc nhất” đối với không ít phụ nữ Ấn Độ, và những hủ tục ghê rợn này khó mà biến mất trong ngày một ngày hai, bởi nó đã tồn tại quá vững vàng trong suy nghĩ người dân quốc gia này.
Theo Datviet
Rùng rợn hủ tục thiêu sống cô dâu nếu ít của hồi môn
Của hồi môn vốn là những gì cha mẹ đẻ cô dâu dành riêng cho con gái khi đi lấy chồng để "phòng thân".
Thế nhưng ở nhiều vùng nông thôn của Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh, của hồi môn bị coi là sự đánh đổi mà bố mẹ cô dâu phải trả để con gái họ có một đám cưới. Vì thế nhiều cô dâu hàng ngày phải sống trong sợ hãi.
Bị ngược đãi vì của hồi môn ít
Tại nhiều vùng ở Ấn Độ, khi cô dâu về nhà chồng, cha mẹ cô thường gửi theo nhiều vàng bạc và những hàng hóa có giá trị như ti vi, tủ lạnh, thậm chí cả nhà đất để làm của hồi môn cho cô gái.
Tuy nhiên, thay vì trân trọng vợ hay con dâu mới, nhiều ông chồng và gia đình nhà chồng chỉ để mắt soi xét số của cải cô gái mang theo có đủ "rửa mắt" cho họ hay không.
Khuôn mặt biến dạng của Olga Rubio, một cô gái Ấn Độ là nạn nhân của hủ tục đốt cô dâu vì của hồi môn ít
Chính vì thế, nếu một cô dâu bất hạnh nào đó không thể thỏa mãn "lòng tham vô đáy" của những ông chồng và bà mẹ chồng, cô ấy sẽ bị đối xử chẳng ra gì.
Nhẹ nhàng thì cô bị bỏ đói, bị quản lý, bị đánh đập, bị cô lập. Nặng nề hơn, những cô dâu này sẽ bị chồng và nhà chồng thẳng tay "trừng trị" bằng cách dồn đến mức tự tử hoặc thiêu sống.
Biện pháp thiêu sống thường áp dụng nhất là nhốt cô dâu đáng thương trong bếp, tẩm dầu ăn vào bộ sari cô mặc, lạnh lùng thiêu sống và nhìn cô gái đau đớn trong ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt.
Hoặc gia đình chồng sẽ nhốt cô lại, mở khóa gas trước khi cô bật lửa nấu trà cho cả nhà. Cuối cùng, họ lạnh lùng tuyên bố "cô ấy bị cháy trong khi nấu ăn!".
Vòng luẩn quẩn "vì danh dự gia đình"
Năm 1961, luật pháp Ấn Độ đã quy định những đòi hỏi của hồi môn của nhà trai đối với nhà gái là bất hợp pháp.
Năm 1986, tội danh giết cô dâu vì của hồi môn cũng bị liệt vào danh sách tội phạm hình sự ở Ấn Độ. Tuy nhiên, cho tới nay, hủ tục đau lòng này vẫn đang tiếp diễn và nhiều cô gái vẫn ngấm ngầm chấp nhận.
Những tàn tích sót lại của vụ đốt cô dâu dã man ở Ấn Độ
Theo thống kê của Cục thống kê tội phạm quốc gia Ấn Độ, năm 2010, cứ 90 phút lại xảy ra một vụ thiêu sống cô dâu vì mâu thuẫn của hồi môn. Tổng cộng cả năm ghi nhận 8391 ca tử vong của những vụ thiêu sống như thế này trên toàn quốc.
Nạn nhân rất khó sống sót bởi một khi đã bị cháy trong chiếc sari thì các cô gái sẽ bị bỏng từ đầu tới chân, khả năng bội nhiễm là vô cùng cao.
Các cô dâu thường chết và không có đối chứng. Đó cũng là nguyên nhân khiến những ông chồng vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, thậm chí là có cơ hội lấy thêm vợ khác để lại kiếm chác lần nữa.
Có những cô dâu dù biết trước với số hồi môn ít ỏi, có thể sát hại bất cứ lúc nào nhưng vẫn không thể chạy trốn, không thể ly hôn bởi ám ảnh "danh dự gia đình". Và dù có trốn thoát, gia đình cô dâu cũng sẽ mang cô trả lại nhà chồng.
Theo ihay
7 hủ tục ghê rợn nhất thế giới Đó là những hủ tục rùng rợn vẫn được người dân của một số vùng miền trên thế giới duy trì. Hủ tục cắt "bao quy đầu" bé gái ở châu Phi. Theo quan niệm của người dân địa phương, cách làm này sẽ giúp các bé gái giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình. Trong hầu hết...