Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng
Chính vì quá đau lòng trước cái chết của đứa con nhỏ mà con voi mẹ đã ôm cái xác suốt nhiều ngày và đi một quãng đường dài băng rừng.
Parveen Kaswan, kiểm lâm Ấn Độ chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc đau lòng khi một con voi châu Á trưởng thành kéo theo xác con voi nhỏ lan truyền mạng xã hội.
Đau lòng câu chuyện voi mẹ cõng xác voi con băng rừng
Con voi châu Á mẹ đã mang xác con con suốt nhiều ngày, chúng thực hiện nghi lễ để tang cho những con đã chết. “Tôi nghĩ rằng chúng đang giữ và cố gắng chấp nhận điều gì đang xảy ra. Con voi mẹ vẫn muốn tương tác với con cái”, Parveen Kaswan cho biết.
Video đã thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng, có hơn 534.000 lượt xem, 14.000 lượt yêu thích và hàng ngàn bình luận.
Video đang HOT
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện sinh học bảo tồn, Sở thú quốc gia Smithsonian và Viện nghiên cứu Đại học Kyoto cho biết voi châu Á giống như những người anh em châu Phi của chúng có tục lệ để tang con đã chết, mang theo bên mình xác con nhỏ trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy voi châu Phi để tang, thể hiện tình cảm thương tiếc với những con đã chết trong đàn. Chúng đến gần thi thể, chạm vào, đứng gần xác để canh gác, thậm chí đã mang xác theo nhiều ngày. Tuy nhiên, các biểu hiện của voi châu Á chưa được hiểu rõ. Chúng sống trong môi trường rừng sâu, rất khó quan sát ngoài tự nhiên.
Brian Aucone, chuyên gia tại Sở thú Denven cho biết: “Voi châu Á có thể đứng cách bạn chỉ 30 mét nhưng bạn không thể nhìn thấy vì khu rừng rất rậm rạp”.
Theo thống kế, hành vi nổi bật nhất của voi châu Á là voi mẹ đưa xác con con đi trong rừng nhiều ngày, nhiều tuần sau khi con chết. Các phản ứng phổ biến khác cho thấy chúng lo lắng, buồn rầu ở bên cái xác, đôi khi sẽ thúc, lắc cơ thể như cố gắng hồi sinh con con đã mất.
Voi không phải là sinh vật xã hội duy nhất phản ứng với cái chết, đặc biệt là trước cái chết của con nhỏ. Cá voi sát thủ cũng là loài như vậy. Năm 2018, một con cá voi sát thủ mẹ có tên là Tahlequah đã ôm xác đứa con trong 17 ngày ở ngoài khơi bờ biển Washington. Một số con cá voi sát thủ khác quây quần xung quanh Tahlequah và đứa con như an ủi, chia sẻ nỗi buồn cùng nhau.
Cũng giống như loài vượn, khỉ. Vượn mẹ và khỉ mẹ đôi khi mang theo những đứa con đã chết trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Phát hiện cá rồng lấp lánh giống hình viên đạn ở độ sâu 300m
Cá rồng vây cao là loài hiếm nhất trong nhóm cá sống ở vùng biển sâu này.
Các nhà sinh vật học biển đã phát hiện ra một loài cá biển quý hiếm, có ngoại hình rực rỡ trong chuyến thám hiểm ở Vịnh Monterey, California, Mỹ.
Phát hiện cá rồng lấp lánh sống ở vùng biển sâu
Đây là cá rồng vây cao, loài hiếm nhất trong số các loài cá rồng. Trước đây, các nhà khoa học chỉ phát hiện những cá thể còn sống một vài lần.
Trong ba thập kỷ, bằng các phương tiện điều khiển từ xa ROV, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) đã khám phá vùng biển sâu, tìm thấy nhiều điều kỳ diệu.
Cá rồng vây cao rất khó bắt gặp. Chúng thường sống ở vùng nước sâu. Con cá đặc biệt lần này tìm thấy ở độ sâu hơn 300 mét.
Bruce Robison, nhà khoa học cấp cao của MBARI, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là phát hiện đáng kinh ngạc, loài cá này cực hiếm thấy. Màu sắc lấp lánh của nó là một trong những điểm hấp dẫn nhất".
Vảy của cá rồng lấp lánh, có màu đồng kim loại, không giống với bất kỳ loài cá nào sống ở biển sâu. Theo các chuyên gia, màu đồng của cá do hấp thụ tàn dư của ánh sáng xanh, giúp cá có thể ngụy trang, gần như không thể nhìn thấy trong môi trường sống của nó. "Khi chúng tôi chiếu ánh sáng trắng lên cá, trông nó thật lộng lẫy", Bruce Robison cho biết.
Kiểu ngụy trang này giúp nó trở thành một kẻ săn mồi phục kích đáng sợ. Chúng lơ lửng trong bóng tối và chờ những con cá nhỏ và động vật giáp xác bơi qua. Những con mồi bị thu hút, tiến lại gần con cá rồng mà không hề biết nguy hiểm đang cận kề.
Bruce Robison cho biết: "Nó sử dụng mồi nhử để thu hút những con mồi nhìn thấy điểm phát sáng. Khi con mồi tiếp cận gần, cá rồng sẽ phát huy tác dụng của bộ hàm rộng và nhiều răng của nó để siết chặt".
Để có được phát hiện thú vị này, Bruce Robison và một nhóm các nhà nghiên cứu đã tham gia chuyến thám hiểm kéo dài một tuần, tiến hành nhiều thí nghiệm và quan sát trong một khoảng trên biển.
Theo Bruce Robison, nhóm nghiên cứu trên những con tàu đã phải tinh ý, nắm bắt cơ hội và sẵn sàng ứng phó với những điều bất ngờ, họ không bao giờ biết mình có thể phát hiện ra điều gì đặc biệt. "Việc phát hiện ra loài cá rồng vây cao lấp lánh này chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy sự tò mò, kiên trì khám phá về đại dương đã được đền đáp", Bruce Robison nói.
Khoảnh khắc hiếm hoi trong tự nhiên rái cá mẹ ôm ấp bảo vệ con mới 1 ngày tuổi Hình ảnh là bằng chứng về thứ tình cảm tạo nên mối liên kết mạnh mẽ giữa các sinh vật với nhau. Những câu chuyện, hình ảnh ấm lòng về tình mẫu tử bao giờ cũng lay động cảm xúc người xem, dù nội dung liên quan đến con người hay các loài động vật. Khoảnh khắc hiếm hoi rái cá mẹ ôm...