Đâu là nguyên nhân khiến học sinh phải đi học thêm?
Người viết nhận thấy tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn y như cũ, thậm chí là khối lớp 1, 6 và 7 học sinh lại có nhu cầu đi học thêm nhiều hơn trước.
(Ảnh minh họa: anninhthudo.vn).
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực ở các khối lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10.
Trước khi thực hiện việc đổi mới, nhiều người đã kỳ vọng với sự thay đổi chương trình theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành hơn lý thuyết thì sẽ giảm tải được việc học, giảm áp lực cho cả thầy và trò ở các nhà trường phổ thông.
Và khi đó, học sinh sẽ không còn phải đi học thêm như khi học chương trình giáo dục phổ thông cũ nữa.
Tuy thế, đã 2 năm trôi qua và bước vào năm học thứ ba thực hiện chương trình mới, người viết nhận thấy tình trạng dạy thêm, học thêm không được cải thiện là bao.
Thông qua bài viết này, người viết sẽ chia sẻ những lý do khiến học thêm khó thay đổi.
Kiến thức mới khá nặng khiến học sinh phải đi học thêm
Chương trình mới, cấp tiểu học được thiết kế học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học sinh được học kiến thức mới, buổi chiều chủ yếu tập trung vào các hoạt động luyện tập, thực hành.
Về lý mà nói, các em đã được ôn luyện kiến thức ngay ở trường thì về nhà cũng chẳng cần phải ôn bài nữa.
Trong thực tế lại hoàn toàn trái ngược, dù đã được học 2 buổi ở trường, tối về phụ huynh vẫn phải cho con ôn bài khá nhiều.
Có em được gửi đi học thêm (gọi là học ca 3), có em được ba, mẹ kèm cặp ở nhà đến tận 10 giờ đêm mới được nghỉ.
Đi học thêm ở tiểu học nhiều nhất phải kể đến học sinh lớp 1. Bản thân là người dạy ở cấp học này, người viết phải khẳng định ngay rằng, kiến thức lớp 1 trong những bộ sách mới khá nặng so với lứa tuổi của các em.
Nếu Chương trình năm 2000 một tiết dạy chỉ 2 âm hoặc vần thì Chương trình giáo dục năm 2018 có tiết học tới 4 âm vần và đọc cả đoạn văn bản dài.
Mỗi tuần, các em phải đọc thuộc, nhớ và viết được hơn 10 âm, có khi tới 15 âm. Ngoài ra, ngay từ những tuần đầu đã phải đọc những câu dài, đọc một đoạn văn bản dài gồm vài câu phức. Ngoài đọc còn viết, tới tuần 9 trở đi đã phải viết chính tả nghe đọc.
Video đang HOT
Mỗi tiết học khoảng 35 đến 40 phút. Giáo viên trên lớp không đủ thời gian để kèm riêng từng em. Do kiến thức khá nhiều và nặng nên về nhà buộc học sinh phải ôn bài mới có thể nhớ kiến thức đã học.
Nhiều phụ huynh bận rộn không có thời gian dạy con, nhiều phụ huynh khác cũng không đủ kiên nhẫn để kèm con học nên luôn có nhu cầu gửi thầy cô. Đây chính là lý do để học sinh lớp 1 đi học thêm khá đông.
Không riêng lớp 1, nhiều học sinh lớp 6 năm học 2021-2022 cũng đăng ký đi học thêm môn Ngữ văn vì kiến thức mới khá nặng đối với các em.
Một phụ huynh cũ của người viết chia sẻ, trước đây đứa con lớn không phải học thêm môn Ngữ văn nhưng bây giờ phải cho đứa nhỏ theo học vì nhiều kiến thức rất khó, không học thêm sợ con khó theo kịp.
Giáo viên dạy khó hiểu, nhiều học sinh có nhu cầu cần học thêm
Một đồng nghiệp của người viết có con năm nay học lớp 7. Cô nói rằng năm nay phải cho con đi học thêm 2 môn Vật lý (Lý) và Hóa học (Hóa) do con về nói học trên lớp không hiểu bài.
Cậu bé phân trần với mẹ: “Thầy dạy trên lớp không giảng bài nhiều mà bấm trình chiếu. Hỏi nhiều thì sợ thầy mắng”.
Cô bạn đồng nghiệp tìm hiểu ra mới biết, thầy vốn dạy Lý, nay được nhà trường phân công dạy cả môn Hóa nên không thể giảng dạy bằng giáo viên dạy chuyên môn Hóa trước đây.
Thương con, cô đành xin cho con học thêm 2 môn Hóa và Lý của 2 thầy cô giáo khác.
Đó chỉ là một trong khá nhiều học sinh xin đi học thêm vì học trên lớp không hiểu bài mà phần lớn do thầy cô giáo được phân dạy chéo chuyên môn.
Ngoài ra, một số phụ huynh cũng chia sẻ, ba môn Lý, Hóa, Sinh vốn đã khó, nay lại phải học với một số giáo viên vốn không phải chuyên môn của mình giảng dạy nên con sẽ bị thiệt thòi.
Sau này, các con sẽ thi tổ hợp nên cần cho học thêm ngay từ bây giờ để không bị hổng kiến thức.
Giải pháp nào hạn chế việc học thêm ngoài nhà trường?
Học sinh ở các cấp học hiện nay phần lớn đã được học 2 buổi/ngày. Nếu theo quy định, các em đã học 2 buổi ở trường sẽ không cần đi học thêm.
Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học 2 buổi ở nhiều trường học hiện này vẫn đang dạy như trước đây (khi chưa thay đổi chương trình và sách giáo khoa).
Lớp học buổi sáng thế nào, giáo viên nào dạy thì buổi chiều vẫn giữ nguyên sĩ số học sinh và giáo viên đó vẫn dạy.
Điều này dẫn đến một tồn tại, dù được học thêm nhưng ít đạt hiệu quả. Bởi, trong một lớp học có khá nhiều đối tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình đến yếu kém. Thế nên, thầy cô có muốn phụ đạo riêng học sinh yếu kém hay dạy nâng cao cho học sinh khá giỏi cũng không có nhiều thời gian.
Vì thế, sau 2 buổi học ở trường về nhà, phụ huynh vẫn phải gửi các con đi học thêm. Muốn hạn chế việc học thêm ngoài nhà trường, học sinh phải được phụ đạo theo khả năng, không phải kiểu tổ chức dạy thêm đại trà trong trường học mà học phí do phụ huynh trả như hiện nay. Kinh phí trả cho giáo viên dạy phụ đạo phải do ngân sách nhà nước trả.
Muốn đạt hiệu quả về chất lượng giáo dục, muốn phụ huynh không phải tìm lớp cho con học thêm thì nhà trường phải tổ chức tốt việc dạy buổi 2 theo nhu cầu.
Ví dụ như, tất cả học sinh yếu, kém sẽ được bố trí vào một nhóm, học sinh giỏi, xuất sắc cũng được học riêng. Nhà trường sẽ phân công giáo viên phụ trách riêng. Các thầy cô giảng dạy được hưởng bằng tiết dạy tăng giờ do ngân sách trả.
Khi phụ huynh không phải đóng tiền cho con ôn tập mà lực học của các em có tiến bộ hằng ngày, chắc chắn sẽ hạn chế được việc học thêm như hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học sinh rủ nhau đăng ký học Hoá lớp "Ông giáo Hà" để nắm suất bảng vàng
Thầy Hà giúp nhiều học sinh lọt bảng vàng 9, 10 điểm môn Hoá, đó là nhờ vào cách giảng dạy cực kỳ khác lạ nhưng vô cùng hiệu quả của thầy!
Bảng vàng học sinh "in top" dài hơn sớ Táo Quân
Nhắc đến thầy Dương Hà, cộng đồng Hoá học Hà thành không ai là không biết "Ông giáo" nổi tiếng với bảng vàng học sinh đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc Gia dài hơn sớ Táo Quân. Đây chính là "tục lệ" của lớp thầy Hà, vinh danh bảng vàng như khoa trạng thời xưa. Nhưng học trò của thầy thường đùa "Ngày xưa thi khoa bảng cả làng may ra chỉ có 1 trạng nguyên vinh quy bái tổ, còn lớp thầy Hà thì chen nhau lên bảng vàng vì rất nhiều bạn điểm cao 9, 10".
Ông giáo Dương Hà được lòng bao thế hệ học sinh Hà thành
"Để có được những thành tích tốt qua các năm, đó là nhờ sự chia sẻ, cố gắng, quyết tâm chiến đề của cả thầy và trò. Trên 80% các bạn đạt điểm số 8.5 trở lên chính là điều đáng tự hào nhất trong cuộc đời đi dạy của thầy." - thầy giáo Hà thành chia sẻ. Và chính vì bảng thành tích quá ấn tượng đó, mà học sinh Hà thành hay trêu thầy rằng "thầy đoán trúng đề", còn thầy thì chỉ cười: "Thật ra các phần trọng tâm trong đề thi được thể hiện khá rõ, giáo viên càng có nhiều kinh nghiệm càng có thể giúp các em ôn tập đúng cách, đúng định hướng, quan trọng nhất là các em phải hiểu, nắm được bản chất vấn đề và được dẫn dắt tư duy khi làm bài, như vậy thì bạn nào cũng tự tin, đạt điểm 8, 9 trong tầm tay!".
Bảng vàng dài như sớ của "Ông giáo" toàn những điểm 9, 10
Nổi tiếng dạy giỏi đó là bởi thầy Hà có cách dạy toàn diện giúp học sinh tìm được tình yêu với môn Hoá. "Bài giảng của thầy Hà rất kỹ và sâu, giọng thầy khi giảng lại ấm áp từ tốn nên học với thầy 'thấm' rất nhanh, lớp muốn học thêm thì thầy sẽ có 'tiết mục' làm thí nghiệm hoặc tư vấn tâm sự với học sinh. Mình thật sự rất yêu quý thầy Hà và đến giờ vẫn nhớ thầy mãi", chia sẻ của Anh Thư - cựu học sinh của lớp thầy Hà.
"Là thầy giáo 9x đi dạy học sinh Gen Z - mình gần gũi và hiểu tâm lý học trò hơn, nên phải dạy sao cho lôi cuốn, truyền cảm hứng. Thế hệ Gen Z ngoài cần bài giảng hay, súc tích còn cần phải mắt thấy tai nghe, và cần một người thầy có thể chia sẻ dẫn dắt trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời", thầy Hà nói thêm.
Thầy Hà - miệt mài nhân bản tình yêu Hóa học với cách thức dạy hiệu quả của Brain Academy
Lớp online vẫn nắm chắc 8, 9, 10
"Mới đầu thầy cũng chỉ định tổ chức lớp online như biện pháp tình thế, nhưng làm rồi mới thấy lớp online có nhiều ưu điểm, nhất là việc dạy được cho học sinh ở mọi nơi. Có những bạn tâm sự là 'nhờ' dịch mới được theo học thầy và 'năn nỉ' hết dịch thầy vẫn dạy online nhé, thế thì làm sao mà thầy chối cho được."
"Cũng bởi vậy nên thầy đã từng đau đầu làm sao để dạy online mà vẫn hiệu quả, truyền đạt tốt cho các bạn không kém lớp offline. Cuối cùng thầy đã chọn theo phương pháp dạy hiện đại của Brain Academy - Kiến Guru với mô hình hiện đại học live siêu tương tác. Mục tiêu vẫn phải là trên 8 điểm, thậm chí 9, 10 hay Thủ khoa", thầy Hà chia sẻ.
Là phương pháp mới vào Việt Nam nhưng hiện đã có hơn 2000 bạn theo học các lớp tại Brain Academy. Những điểm chất của lớp thầy Hà tại Brain Academy là:
- Cho phép học sinh tương tác liên tục 2 chiều.
- Giải đáp thắc mắc bởi thầy cùng đội ngũ trợ giảng chuyên nghiệp chỉ trong vòng 1 tiếng - tương tự như học kèm 1-1 cùng gia sư.
- Áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu Data-driven và AI thông minh hỗ trợ thầy cô đánh giá và điều chỉnh bài học phù hợp với trình độ học sinh.
- Lộ trình học cho từng học sinh được cá nhân hoá một cách có hệ thống, chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Không có tình trạng lớp đông mà bị lạc lõng.
"Ông giáo" Hà áp dụng dạy online với Brain Academy hiện đại, hiệu quả
"Dù cuộc sống hiện nay đầy những biến đổi, thầy vẫn sẽ luôn 'giữ lửa' tình yêu Hóa Học của mình, qua những phương pháp dạy học tốt nhất, mới nhất để các em học sinh của thầy thêm yêu & đạt thành tích thật ngầu, thật ấn tượng trong môn Hóa" - thầy giáo Dương Hà chia sẻ đầy tâm huyết!
- Kinh nghiệm thầy Dương Hà: Hơn 8 năm theo dạy bộ môn Hóa học
- Thành tích: (Đã từng giảng dạy gần 5000 học sinh tại Hà Nội đỗ vào các trường đại học Top 1 đạt 90% trong đó 80% điểm trên 8,5 và nhiều học sinh đạt thủ khoa ở các trường cấp 3 và đại học.
- Đăng ký học trực tuyến Brain Academy cùng thầy Hà tại website: https://www.hocgioidiemcao.vn/lop-hoa-thay-ha
Lùi thời gian vào học, áp lực học tập có giảm? Những ngày qua, câu chuyện có nên lùi thời gian vào học, để học sinh bớt căng thẳng được bàn luận không dứt. Hiện TP HCM đã lùi thời gian vào học thêm 15 phút. Tuy nhiên, giảm thời gian vào lớp, có giảm được áp lực học hành hay không lại là câu chuyện khác... Lùi thời gian vào học, áp lực...