Đau khớp cổ tay là bệnh gì?
Đau khớp cổ tay là tình trạng khớp sưng đau, ảnh hưởng tới khả năng vận động của bàn tay. Hiểu nguyên nhân, triệu chứng giúp người bệnh biết cách chữa hiệu quả.
Giải đáp câu hỏi “Đau khớp cổ tay là bệnh gì?”
Đau khớp cổ tay là tình trạng khớp có hiện tượng sưng đau, ảnh hưởng tới khả năng cầm nắm, vận động của bàn tay. Đau khớp cổ tay ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, sẽ giúp người bệnh có phương pháp chữa đau khớp cổ tay hiệu quả.
Đau khớp cổ tay là bệnh gì?
Đau khớp cổ tay ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Thường xảy ra khi phải làm việc ở tay liên tục, duy trì một tư thế cố định nào đó trong thời gian dài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp ngón cổ tay lâu ngày không khỏi có thể chia thành 2 nhóm: nội sinh và ngoại lực.
Đau khớp cổ tay nguyên nhân nội sinh là do lão hóa của sụn khớp
Nguyên nhân nội sinh chính là do sự lão hóa của sụn khớp, khiến khớp bị hao mòn và dần dần gây viêm khớp cổ tay. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ sau đây được xếp vào nhóm ngoại lực, khiến bạn dễ bị đau cổ tay, nhức khớp ngón tay:
Di truyền: Người thân trong gia đình mắc các bệnh về xương khớp thì nguy cơ bạn bị đau xương cổ tay sẽ cao hơn hẳn so với những người khác.
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cũng cao hơn hẳn.
Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn nam giới, trong đó có hiện tượng bị đau khớp cổ tay.
Đặc thù công việc: Công nhân, người làm nội trợ, nhân viên văn phòng hoặc người thường xuyên bê vác vật nặng rất dễ mắc phải đau nhức cổ tay, ngón tay.
Môi trường sống, thời tiết: Môi trường lạnh ẩm, thời tiết thay đổi thất thường cũng là tác nhân khởi phát tình trạng đau khớp cổ tay.
Video đang HOT
Đau khớp cổ tay không phải là bệnh, đây là chỉ là triệu chứng đã phát ra bên ngoài của một trong các bệnh nguy hiểm về xương khớp sau đây:
Thoái hóa khớp cổ tay: Thoái hóa khớp ảnh hưởng tới bất kì khớp nào trong cơ thể, trong đó có cả khớp cổ tay. Triệu chứng và mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí khớp bị viêm và mức độ tiến triển của bệnh.
Viêm khớp ở cổ tay: Là bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là nhóm làm việc văn phòng. Viêm đa khớp dạng thấp ở cổ tay có tính đối xứng, người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay trái và đau cổ tay phải cùng một lúc.
Viêm bao gân cổ tay: Là do cổ tay thực hiện nhiều động tác phức tạp, các gân bám xương lộ ngay sát bề mặt da nên dễ bị tổn thương, gây đau và hạn chế vận động của cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay: Còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa, là tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp. Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, thực hiện cách sống khoa học và hợp lý hơn. Có thể điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y mà không cần sử dụng Tây y.
Các chấn thương cổ tay: Đau gân cổ tay do bong gân, trật khớp ngón tay, trật cổ tay, giãn dây chằng cổ tay thường gặp nhiều ở các vận động viên, đôi khi bắt nguồn từ chấn thương trong sinh hoạt, gãy xương. Tốc độ phục hồi ở mỗi người sẽ khác nhau, thường có thể mất từ 2 – 10 tuần.
Đau gân cổ tay do bong gân thường gặp nhiều ở các vận động viên
Bị đau khớp cổ tay có triệu chứng gì?
Tình trạng đau khớp cổ tay sẽ có biểu hiện rõ rệt theo mức độ tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn khởi phát sẽ là cảm giác đau nhẹ, chỉ thoáng qua tại các khớp, sau đó sẽ tự hết ngay và không gây ảnh hưởng gì. Khi diễn tiến nặng sẽ là cảm giác đau nhức, tê buốt như bị kim châm.
Triệu chứng có thể xuất hiện khi cử động bàn tay, cầm nắm dụng cụ lao động, lái xe, xách giỏ đi chợ… Tê, đau thường tăng nặng về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ, buổi sáng thức dậy bị cứng khớp, giảm sự linh hoạt của bàn tay, vận động có thể tạo ra tiếng kêu và đau đớn.
Chữa đau khớp cổ tay
Nếu không được điều trị sớm, đau khớp cổ tay sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Để kiểm soát các cơn đau, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp sau:
1. Điều trị bằng Tây y
Đối với người có triệu chứng đau khớp cổ tay thường được sử dụng các loại thuốc sau:
Nếu không được điều trị sớm, đau khớp cổ tay sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt
Thuốc giảm sưng đau: Paracetamol, Tylenol… được sử dụng phổ biến để kiểm soát cơn đau tại các khớp.
Thuốc chống viêm: Ibuprofen, naproxen… dùng trong trường hợp viêm nhẹ khớp cổ tay. Đối với người bị viêm nặng có thể được chỉ định các loại thuốc khác hoặc sử dụng các loại thuốc tiêm trực tiếp vào khớp.
Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… được chỉ định làm mềm cơ và làm lành tổn thương dây thần kinh.
Thuốc sinh học: Thuốc sinh học được dùng để ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể do tấn công nhầm vào các mô khớp. Etanercept (Enbrel) và Infliximab (Remicade) là những ví dụ về thuốc sinh học điều trị viêm khớp.
Corticosteroid: Bao gồm Prednisone và Cortisone có tác dụng làm giảm viêm và ức chế miễn dịch. Corticosteroid có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm để giảm đau khớp ngón tay và các triệu chứng khác một cách tạm thời. Dùng kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị các bệnh xương khớp và triệu chứng đau khớp cổ tay có ưu điểm là tác dụng rất nhanh. Người bệnh có thể thấy hiệu quả rõ rệt ngay sau khi dùng thuốc, nhưng đi kèm theo đó là rất nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đặc biệt, sử dụng trong thời gian dài người bệnh có thể phải đối mặt với các nguy cơ như: đau dạ dày, suy gan, suy thận…
2. Điều trị bằng Đông y thế hệ 2
Đông y có rất nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau khớp cổ tay. Tuy nhiên, những bài thuốc này đều chưa được nghiên cứu chứng minh cụ thể mà chủ yếu được sử dụng dựa theo kinh nghiệm. Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận các sản phẩm Đông y thế hệ 2, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại dựa trên bài thuốc bí truyền được tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng mình tính an toàn và hiệu quả vượt trội. Sản phẩm Đông y có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chọn ngành học có cần quan tâm giới tính?
Nhiều ngành học ngay từ đầu không có quy định ràng buộc về giới tính nhưng thực tế trên giảng đường vẫn vắng bóng sinh viên nam hoặc nữ do đặc thù nghề nghiệp.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có tới hơn 80% sinh viên là nam giới - ẢNH: HÀ ÁNH
Những lớp học chỉ có... một giới
Tình trạng mất cân đối về giới tính vẫn diễn ra trong thực tế một số giảng đường. Chỉ riêng số liệu thống kê sinh viên (SV) hệ chính quy trong phạm vi ĐH Quốc gia TP.HCM tính đến đầu năm 2018 cho thấy tỷ lệ SV đang chênh lệch rất lớn về giới tính ở một số trường. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn chỉ có 19,3% nam sinh trong khi nữ SV chiếm tới 80,7%.
Ngược lại, Trường ĐH Bách khoa có tới 81% nam và chỉ 19% nữ. Tỷ lệ này còn cao hơn ở Trường ĐH Công nghệ thông tin khi có gần 90% SV nam và chỉ hơn 10% nữ. Thống kê này còn cho thấy số nam sinh theo học tại Trường ĐH Bách khoa nhiều bằng tổng số nam sinh các đơn vị khác của ĐH Quốc gia TP.HCM cộng lại (với gần 16.000 người tính đến đầu năm nay).
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết ngành có tỷ lệ SV nam nhiều nhất của trường là cơ khí. "Có những lớp học chỉ toàn nam giới, không có bóng dáng của SV nữ nào. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra với ngành kỹ thuật cơ khí, các ngành khác thuộc khoa cơ khí vẫn có SV nữ như: kỹ thuật logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật dệt may...", ông Thắng cho hay.
Hộ sinh cũng là một ngành đào tạo đặc thù về giới tính. Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hà, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thông tin trước đây Bộ Y tế quy định rõ tên ngành đào tạo là "nữ hộ sinh" nên khi còn đào tạo bậc TC và CĐ trường chỉ tuyển thí sinh nữ. Nhưng hiện tại trong mã ngành mới của Bộ Y tế, tên ngành đã bỏ đi giới hạn giới tính chỉ còn "hộ sinh" nên trường không quy định giới tính. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm nay khi đào tạo bậc ĐH chuyên ngành này không có SV nam nào theo học.
Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giáo dục mầm non cũng có sự chênh lệch cao về giới tính người học. Mỗi khóa trường đào tạo khoảng 200 SV nhưng chỉ có 1 - 2 người là nam giới. Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho hay ngành học này không hạn chế giới tính, tuy nhiên vì tâm lý nghề nghiệp nên người học nữ giới chiếm đa số.
Cần lưu ý về đặc thù công việc
Ngành đào tạo không hạn chế về giới tính nhưng thí sinh vẫn cần cân nhắc đến đặc thù công việc khi lựa chọn ngành học, đó là lời khuyên của đại diện nhiều trường.
Theo tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Đức, dù quá trình học tập không trở ngại gì nhưng thí sinh nữ vẫn nên tìm hiểu rõ trước khi quyết định học ngành cơ khí. Bởi ngành này có nhiều kiến thức rất khó và khối lượng chương trình học nặng hơn nhiều ngành khác.
Lời khuyên chung cho thí sinh khi chọn ngành, thạc sĩ Lê Phan Quốc nói: "Ngành học không hạn chế giới tính nhưng với một số ngành nghề đặc thù, người học cũng cần có sự cân nhắc nhất định về những đòi hỏi giới tính trong việc đáp ứng yêu cầu công việc khi đi làm sau này. Đặc biệt là những công việc đòi hỏi sức ép lớn".
PGS-TS Bùi Hoài Thắng có góc nhìn khác khi cho rằng hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển đến mức cho phép nam và nữ đều có thể làm việc như nhau. Chẳng hạn, những ngành như cơ khí hạng nặng ngày nay cũng chuyển sang sử dụng máy móc để điều khiển. Ông Thắng nhấn mạnh: "Các ngành kỹ thuật hiện đòi hỏi năng lực về trí óc nhiều hơn cơ bắp nên sự phân biệt giới tính không còn nặng nề như trước đây".
"Không có bất cứ sự phân biệt nam nữ nào trong thông báo tuyển dụng cho các vị trí kỹ sư kỹ thuật, tuy nhiên tùy theo đặc thù nghề nghiệp và môi trường làm việc ứng viên sẽ quyết định lựa chọn phù hợp với sở thích bản thân", ông Thắng thông tin thêm.
Theo Thanh niên
Tự sự của mẹ tiếp viên hàng không 24 năm "đi bay" gửi cậu con trai đồng nghiệp gây sốt, đáng chú ý hơn là nhan sắc người mẹ Nữ tiếp viên hàng không Huyền Nguyễn đã thực sự khiến nhiều người xúc động đến nghẹn ngào. Tiếp viên hàng không là nghề mà nhiều người trẻ yêu thích bởi tính phóng khoáng, được đi đây đó và trải nghiệm nhiều. Mặc dù có một chút khó khăn về chuyện giờ giấc, nhất là với những ai đã có gia đình nhưng...