Dấu hiệu ở bụng cảnh báo gan nhiễm mỡ
Bụng của bệnh nhân có gan nhiễm mỡ sẽ phình to bất thường. Nếu để tình trạng kéo dài, họ có thể bị xơ gan, ung thư gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Bạn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe khi chất béo chiếm trên 5% trọng lượng gan.
Ảnh minh họa: Onlymyhealth
Gan khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, làm sạch máu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Gan cũng có thể tự chữa lành khi bị tổn thương mức độ nhẹ.
Khi gan suy giảm chức năng, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Cảm thấy đau bụng hoặc bụng phình to bất thường cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Bụng sưng lên có thể do tích tụ chất dịch, được gọi là tình trạng cổ trướng.
Tiến sĩ Narayanan Menon là Giám đốc y tế Cấy ghép gan tại Tổ chức y tế Cleveland Clinic (Mỹ). Ông Menon cho biết: “Áp lực trong các mạch máu xung quanh gan tăng lên dễ dẫn đến tích tụ chất lỏng trong bụng”.
“Bạn cần gặp bác sĩ, người sẽ cho bạn biết liệu bạn bị đầy hơi do khí, thức ăn hay chất lỏng”.
Cổ trướng là sự tích tụ chất lỏng giữa hai lớp màng bụng, một lớp màng lót trong ổ bụng. Hiện tượng này xuất hiện nếu ung thư đã di căn đến phúc mạc hoặc gan bị tổn thương.
Đau gan có thể âm ỉ và không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng cũng có khả năng nghiêm trọng. Ngoài sự khó chịu ở bụng, bệnh nhân cũng có thể bị đau lưng kéo dài.
Video đang HOT
Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ thường không gây ra các vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, không loại trừ dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Theo thống kê của Cleveland Clinic, 7-30% người bị gan nhiễm mỡ trở nặng theo thời gian.
Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:
- Gan bị viêm (sưng lên), tổn thương mô. Giai đoạn này được gọi là viêm gan nhiễm mỡ.
- Mô sẹo hình thành ở khu vực gan bị tổn thương. Quá trình này được gọi là quá trình xơ hóa.
- Mô sẹo mở rộng thay thế mô khỏe mạnh. Lúc này, bạn đã bị xơ gan.
Không có triệu chứng, gan nhiễm mỡ "âm thầm" tiến triển viêm gan, xơ gan
Hầu hết các trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Khi tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, gan to.
Một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan thường gặp hiện nay là gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ được chia làm hai nhóm: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Ở cả hai nhóm người ta đều nhận thấy các tế bào gan chứa đầy các hạt mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan. Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở châu Âu khoảng 35%, ở châu Á khoảng 25%.
Theo BS Trần Văn Thanh Khoa A3-B, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoảng 15-30 % dân số bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, khoảng 12 - 40 % trong nhóm bệnh nhân này sẽ diễn tiến tới viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Khoảng 15 - 25 % bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ diễn tiến đến xơ gan, và khoảng 7 % trong nhóm bệnh nhân xơ gan sẽ diễn tiến tới ung thư tế bào gan.
Đối tượng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ gồm:
-Tăng cholesterol, triglyceride trong máu
-Béo phì, béo bụng
-Đái tháo đường
-Hội chứng buồng trứng đa nang
-Hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Suy giáp
-Suy tuyến yên
Hầu hết gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ khi bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ gồm mệt mỏi, chán ăn, gan to
Khi tình trạng xơ gan xuất hiện, có thể có các triệu chứng: vàng da vàng mắt, các sao mạch xuất hiện, lòng bàn tay son, cổ trướng (dịch ổ bụng), lách to.
Các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Theo BS Thanh, không có thuốc hay biện pháp nào làm hết ngay tình trạng gan nhiễm mỡ, nhưng nó có thể cải thiện dần dần nếu thay đổi lối sống kịp thời kết hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm.
Giảm cân
Giảm cân sẽ làm giảm sự tổn thương gan, cải thiện sự đề kháng insulin, là điều bắt buộc phải thực hiện. Mục tiêu giảm từ 0,5-1kg cân nặng mỗi tuần. Đối với những người không thể đạt mục tiêu cân nặng trong 6 tháng và có tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, có thể cần phải phẫu thuật cắt một phần dạ dày và nối thông dạ dày-ruột (nối vị tràng)
Vitamin E
Vitamin E có thể cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ mà không có đái tháo đường qua một số nghiên cứu. Vì đối tượng của các nghiên cứu này không bao gồm những bệnh nhân đái đường và xơ gan mất bù cho nên vitamin E chưa chứng minh được lợi ích cho những bệnh nhân này.
Ngoài ra không nên sử dụng vitamin E cho bệnh nhân nam- những người có tiền sử hoặc tiền sử gia đình ung thư tiền liệt tuyến, vì nó làm tăng nguy cơ ung thư này ở nam giới. Cũng không nên sử dụng vitamin E liều cao quá 800UI/ ngày vì có thể làm tăng tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Thuốc
Gan nhiễm mỡ kèm tiểu đường có thể sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện được tình trạng viêm và xơ hóa ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Omega 3
Một số nghiên cứu cho thấy acid béo omega 3 có thể cải thiện được tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa
Kiểm soát các rối loạn lipid máu
Bệnh nhân nên sử dụng các statin mà không chuyển hóa kéo dài qua gan như rosuvastatin hay pravastatin.
Căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam Với 26.418 ca mới trong năm 2020, ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người...