Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài ‘ vô hại ‘ ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần ( Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.
Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
Chia sẻ tại Tọa đàm “Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá” do Báo Người lao động tổ chức ngày 13/12, tại Hà Nội, Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long cho biết, một trong những đặc điểm nguy hiểm của thuốc lá điện tử là khả năng dễ dàng bị lạm dụng. Các thiết bị như Vape, Pod-tanks hay Pod-mods được thiết kế cho phép tháo lắp buồng đệm dung môi, khiến người dùng có thể tự pha trộn các chất gây nghiện khác như cần sa tổng hợp, ketamin hay heroin. Sự kết hợp này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất mà còn dẫn đến các rối loạn tâm thần nghiêm trọng, bao gồm ảo giác, hoang tưởng và rối loạn loạn thần. Đặc biệt, thanh thiếu niên, với tâm lý tò mò và dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, là đối tượng dễ bị cuốn vào vòng xoáy nguy hiểm này.
Không dừng lại ở đó, các sản phẩm thuốc lá điện tử hiện đại còn chứa lượng nicotine cao hơn nhiều so với thuốc lá truyền thống. Nicotine, khi được hấp thụ nhanh chóng thông qua cơ chế hút sâu của các thiết bị như Pod-tanks, tạo cảm giác khoái cảm mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng khiến người sử dụng dễ dàng bị nghiện. Những ảnh hưởng của nicotine không chỉ dừng lại ở việc gây phụ thuộc mà còn tác động lâu dài đến hệ thần kinh trung ương.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Long, việc sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong cảm xúc, như lo âu, căng thẳng, trầm cảm hoặc mất kiểm soát hành vi. Đối với các bạn trẻ đang trong giai đoạn phát triển, những tác động này càng trở nên nghiêm trọng hơn, để lại những hệ quả lâu dài cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.
Một trong những điều quan trọng mà bác sĩ Long nhấn mạnh là khả năng nhận biết sớm con em mình có sử dụng thuốc lá điện tử hay không. Những dấu hiệu nhận biết có thể rất khó nhưng nếu để ý kỹ, phụ huynh sẽ nhận thấy sự thay đổi trong hành vi và tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên bồn chồn, lo lắng hoặc dễ cáu gắt, đồng thời có xu hướng thu mình và hạn chế giao tiếp với gia đình.
Ngoài ra, việc xuất hiện những thiết bị lạ như Vape hoặc các lọ dung dịch có hình dáng và mùi hương đặc biệt cũng là dấu hiệu đáng chú ý. Những thay đổi này, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể khiến trẻ lún sâu hơn vào việc sử dụng sản phẩm gây nghiện này.
Nếu phụ huynh nghi ngờ hoặc phát hiện con sử dụng thuốc lá điện tử, việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám là vô cùng cần thiết. Tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc test thở để xác định mức độ sử dụng nicotine và các chất gây nghiện khác.
Bên cạnh đó, những liệu pháp tâm lý kết hợp với các phương pháp điều biến não bộ như kích thích từ xuyên sọ cũng được áp dụng để hỗ trợ trẻ cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần từ gia đình.
“Phụ huynh cần tạo môi trường sống lành mạnh, gần gũi và cởi mở để trẻ có thể chia sẻ những khó khăn và áp lực mình đang phải đối mặt. Đồng thời, việc giáo dục trẻ về những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện là cần thiết để trẻ chủ động tránh xa mối nguy này” – bác sĩ Long nói.
Thuốc lá điện tử, mặc dù được quảng cáo như một sản phẩm “an toàn” hơn, thực chất lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn không thể coi thường. Đặc biệt, với thanh thiếu niên – nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và tâm lý tò mò, việc tiếp cận và sử dụng loại sản phẩm này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Vì vậy mỗi gia đình cùng hành động, bảo vệ sức khỏe và tương lai của con em mình.
Bộ Y tế thông tin, một khảo sát về sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh phổ thông lớp 8-12 (13-17 tuổi) ở TP Hà Nội cho thấy tỉ lệ này là 8,4%, trong đó 45% chưa bao giờ hút thuốc lá điếu (người dùng mới); 3,2% học sinh 13-17 tuổi sử dụng đồng thời thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu (người dùng kép).
Từ năm 2022, Việt Nam ghi nhận một loạt các ca bệnh điển hình nhập viện do người sử dụng hút thuốc lá điện tử có phối trộn ma túy. Năm 2023, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có ngộ độc ma túy.
Trước tình trạng đáng báo động này, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên.
Tai hại khôn lường của thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hay thuốc lá thế hệ mới hiện rất 'được lòng' giới trẻ bởi mẫu mã bắt mắt, đa dạng, nhiều loại hương liệu hấp dẫn, dễ mua bán, dễ sử dụng, giá thành không cao.
Không chỉ nam sinh mà có nhiều nữ sinh đã và đang sử dụng thuốc lá điện tử để chứng tỏ độ "chịu chơi" của mình. Điều này khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng bởi thuốc lá điện tử đã được chứng minh gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đã có nhiều trường hợp lợi dụng để trộn ma túy vào thuốc lá điện tử. Về lâu dài sẽ làm suy giảm chất lượng giống nòi, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, đã có những bằng chứng khoa học chứng minh hút thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng đến tim, gan, phổi, nhất là chứng loạn thần. Năm 2023, cả nước có hơn 1,2 ngàn người phải nhập viện điều trị liên quan đến thuốc lá điện tử với chi phí điều trị cao. Vì vậy, lãnh đạo ngành y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng thuốc lá điện tử, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Trước đề xuất của Bộ Y tế, Quốc hội đã thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện gây tác hại cho sức khỏe con người từ ngày 1-1-2025. Qua đó nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.
Quyết định này nhận được sự đồng tình cao của người dân, bởi trên thế giới hiện đã có gần 40 quốc gia ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, trong đó có 18 quốc gia cấm cả thuốc lá nung nóng.
Tại khu vực ASEAN, Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia đã cấm hoàn toàn các sản phẩm này.
TS-BS Võ Tuấn Anh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết người dân nếu đã và đang hút thuốc lá cần thực sự quyết tâm và có phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả để tránh nhập viện cấp cứu và điều trị những bệnh do thuốc lá gây ra.
Nhập viện tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử Nam bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng ảo giác và nhiều bệnh lý khác sau khi sử dụng thuốc lá điện tử trộn thêm cần sa. Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây đã tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 26 tuổi chịu hậu quả rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử...