Dấu hiệu cây ATM bị gài thiết bị đọc trộm thẻ rút tiền
Một khách hàng ở Australia đã phát hiện cây ATM bị gài thiết bị đọc trộm thẻ rút tiền. Anh quyết định quay lại sự việc và chia sẻ để mọi người cùng đề phòng.
Anh Eli Maguire- một công nhân xây dựng ở Australia mới đây đã phát hiện một máy đọc trộm thẻ ngân hàng ẩn giấu trong một cây ATM của ngân hàng ANZ tại Kiama, thị trấn nhỏ cách thành phố Sydney 120km về phía nam.
Nhận thấy thứ khả nghi, anh Maguire đã dùng tay lôi mạnh một tấm nhựa gắn vào máy ATM ra ngoài, để lộ một bảng mạch và một camera tí hon ẩn giấu trong đó.
Theo các chuyên gia, các thiết bị đọc trộm thẻ ATM (card skimmer) gồm 2 thành phần chính: bộ phận đọc trộm được gắn phía trên khe nhét thẻ để sao chép các chi tiết của thẻ tín dụng và một camera được gắn ở nơi khác để chụp lén mã pin của người dùng.
Thiết bị gắn thêm để đọc trộm thẻ ATM.
Sau khi phát hiện thiết bị đọc trộm thể ATM, anh Maguire đã giao nộp nó cho ngân hàng. Cảnh sát địa phương hiện đang tiến hành điều tra sự việc.
Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia khuyến nghị, các khách hàng nên đề phòng nguy cơ cây ATM bị gắn thiết bị đọc trộm thẻ nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu khả nghi sau:
- Hầu hết các máy ATM đều có đèn nhấp nháy xung quanh khe cho thẻ vào. Nếu đèn không sáng có thể đặt dấu hỏi nghi ngờ.
- Cảnh giác khi thấy vết trầy xước hay vết khoét ở bàn phím.
- Cảnh giác khi có thiết bị nhựa được gắn thêm, gá tạm vào cây ATM.
Video đang HOT
- Đặt nghi ngờ khi xuất hiện phần nhựa bạc màu hay kỳ lạ trên cây ATM.
Anh Maguire nói thêm rằng, nếu nghi ngờ, mọi người nên thử giật mạnh bộ phận bất thường trên cây ATM.
Lật mặt thủ thuật trộm thông tin thẻ ATM
Skimmer là gì?
Một loại thiết bị siêu nhỏ cho phép tin tặc chụp hình và thu lại những thao tác khi người dùng thẻ thực hiện mà không cần yêu cầu tin tặc phải hiểu biết quá nhiều về thủ thuật công nghệ cao hay máy tính. Các thiết bị ATM Skimming điển hình được sử dụng gần đây có chức năng chụp dữ liệu chứa trên dải từ phía sau của thẻ ATM cũng như số PIN mà người dùng nhập khi thực hiện giao dịch.
Đường đi nước bước của tội phạm
Để đánh cắp thông tin như vậy, tội phạm mạng đã cài đặt các thiết bị skimming trên ATM Lobby Card Access Control và một pinhole camera giấu tại bàn phím nhập của ATM. Thiết bị kimmer trên cánh cửa ATM sẽ ghi lại thông tin của các thẻ ATM còn pinhole camera có nhiệm vụ ghi lại số PIN mà nạn nhân nhập. Sử dụng thông tin này, kẻ trộm có thể dễ dàng rút hết tiền mặt của nạn nhân chỉ trong vài phút.
Tự bảo vệ mình thế nào?
Để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tổn thất cho người dùng khi thực hiện giao dịch tại máy ATM. Các ngân hàng phải trang bị thiết bị phòng chống sao chép thông tin chủ thẻ tại máy ATM như: Thiết bị FDI (Flaudulant Device Inhibitor) đối với máy NCR; Thiết bị USCRT (Unti Skimming Card Reader Throat) đối với máy Wincor Nixdorf; Thiết bị Enhanced Card Benzen đối với máy Diebold v.v… Với thiết bị này, tội phạm sẽ không lắp được thêm các thiết bị gắn trên đầu đọc thẻ tại máy ATM, nếu có lắp thì thẻ sẽ không đút thẻ vào máy được để giao dịch.
Các hãng ATM như NCR, Wincor, Diebold, Triton… cũng đều có các giải pháp ngăn chặn. Trong 1 hoặc 2 năm gần đây, các ngân hàng tại Việt Nam đều đã triển khai các công nghệ chống gian lận tại ATM. Ngoài các module phần cứng FDI ,USCRT,Enhanced Card Benzen thì bản thân đầu đọc thẻ của ATM cũng đã tích hợp săn các tính năng nhằm chống việc đọc trộm thông tin trên thẻ ATM. Tuy nhiên, thẻ ATM sử dụng rãnh từ rất dễ bị đọc trộm nếu có đầu đọc( không nhất thiết là tại ATM).
Cách dễ dàng nhất để tự bảo vệ mình là khi giao dịch người dùng nên dùng tay che bàn phím khi nhập mã PIN. Ngoài ra, nếu thấy bàn phím của ATM có sự khác biệt đáng nghi, không sử dụng cây ATM đó nữa và báo lại ngân hàng kiểm tra.
Nếu nghi ngờ mật khẩu hoặc mã PIN đã bị xâm nhập, cần thay đổi mật khẩu ngay lập tức. Luôn chắc chắn kiểm tra tài khoản thường xuyên thông qua dịch vụ tin nhắn của ngân hàng và trong trường hợp phát hiện bất thường trong tài khoản, thông báo cho ngân hàng ngay lập tức.
Theo Người đưa tin
Nhiều ATM chưa nâng hạn mức rút tiền
Hạn mức rút tiền ATM nội mạng tối đa 5 triệu đồng/lượt, ngoại mạng 3 triệu đồng/lượt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đã có hiệu lực nhưng nhiều ngân hàng chưa thực thi
Theo Thông tư 20/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2012/TT-NHNN về trang bị, quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn hoạt động của các máy giao dịch tự động (ATM), ngân hàng (NH) thương mại phải mặc định hạn mức rút tiền ATM nội mạng 5 triệu đồng/lượt, ngoại mạng 3 triệu đồng/lượt từ ngày 1-7.
Gây tốn kém cho khách hàng
Nhiều NH đã cho phép rút tiền qua ATM nội mạng từ 5-10 triệu đồng/lượt nhưng khách hàng vẫn mất nhiều thời gian và phí khi giao dịch ngoại mạng do vẫn còn một số NH chỉ cho phép rút tiền nội - ngoại mạng 2 triệu đồng/lượt, phí tương ứng 1.100 đồng đến 3.300 đồng/lượt.
Nhiều ATM chưa nâng hạn mức rút tiền, gây phiền phức cho khách hàng Ảnh: TẤN THẠNH
Anh Lê Văn Tốt (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết mới đây, do cần gấp 20 triệu đồng để thanh toán viện phí, trong khi ATM đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ cho phép rút 2 triệu đồng/lượt, anh phải mất hơn 30 phút để thực hiện 10 giao dịch mới rút đủ tiền. "Tính ra, tôi phải trả 33.000 đồng phí để rút 20 triệu đồng" - anh Tốt bức xúc.
Chị Trần Lệ Hằng, công nhân Công ty Giày da Huê Phong (TP HCM), than phiền phải rút 2-3 lần mới lấy được khoảng 5 triệu đồng tiền lương bởi máy ATM mà chị thường giao dịch chỉ rút được 2 triệu đồng/lượt nội mạng. Theo chị Hằng, nếu các NH đồng loạt nâng hạn mức rút tiền ATM sẽ giảm chi phí, thời gian cho chủ thẻ khi giao dịch.
Không khó nhưng chẳng làm
Nhiều NH cho rằng việc nâng hạn mức rút tiền qua ATM không khó bởi chỉ cần điều chỉnh hệ thống. Thế nhưng, đến thời điểm này, vẫn còn nhiều NH chưa nâng hạn mức rút tiền ATM theo quy định của NH Nhà nước.
Ông Nguyễn Đình Quý, đại diện Trung tâm Thẻ NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho biết đã hoàn tất cài đặt tại 260 ATM trên cả hệ thống theo hạn mức rút tiền ngoại mạng 3 triệu đồng/lượt. Do đó, chủ thẻ của các NH khác giao dịch qua ATM của Eximbank có thể rút được số tiền tối đa theo quy định. Còn chủ thẻ Eximbank giao dịch nội mạng được rút 5 triệu đồng/lượt cách đây khá lâu.
Chủ thẻ NH TMCP Đông Á (DongA Bank) hiện được rút tiền nội mạng 10 triệu đồng/lượt, chủ thẻ của NH khác giao dịch tại ATM của DongA Bank rút tối đa 3 triệu đồng/lượt.
Theo ông Trần Văn Dũng, đại diện Trung tâm Thẻ NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), từ ngày 5-7, Agribank đã nâng hạn mức rút tiền qua ATM như quy định.
Trong khi đó, chủ thẻ của các NH khác giao dịch tại ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chỉ rút được 2 triệu đồng/lượt. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra tại ATM của nhiều NH khác.
Ông Lê Huỳnh Hà, cán bộ phụ trách mảng ATM của Vietcombank, cho biết NH đang triển khai nâng hạn mức rút tiền ATM cho 2.300 máy trên cả nước và sẽ hoàn tất trong vài ngày tới. Còn theo lãnh đạo Sacombank, giao dịch nội mạng ATM Sacombank hiện là 10 triệu đồng/lượt nhưng giao dịch ngoại mạng thì NH này đang điều chỉnh. Dự kiến từ ngày 1-8, chủ thẻ NH khác sẽ rút được 3 triệu đồng/lượt tại ATM của Sacombank.
Sẽ xử lý ngân hàng sai phạm
Lãnh đạo Vụ Thanh toán (NH Nhà nước) cho biết quy định mới về hạn mức rút tiền ATM nội - ngoại mạng đã có hiệu lực nên các NH thương mại cần sớm điều chỉnh hệ thống của mình. Sắp tới, NH Nhà nước sẽ kiểm tra và có chế tài thích đáng đối với những NH sai phạm.
Theo số liệu của Hội Thẻ NH Việt Nam, cả nước hiện có 40 NH phát hành thẻ nội địa với hơn 81,85 triệu thẻ, 16.573 ATM, doanh số sử dụng thẻ lên tới 1.637.730 tỉ đồng.
Theo Người Lao Động
Nhặt được thẻ ATM, rút sạch tiền của "khổ chủ" Cơ quan chức năng đang truy tìm người đàn ông nhặt được chiếc ví trong đó có thẻ ATM, sau đó lần được mật khẩu ATM và rút sạch tiền. Ngày 19/11, anh Trần Xuân Quỳnh (SN 1982, trú tại phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) đến cơ quan công an trình báo việc thẻ ATM của mình bị người khác nhặt...