Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dễ nhận biết và các cách điều trị hiệu quả
Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, tiếp theo là các dấu hiệu đau họng, ho khan… Phát ban sau 3-4 ngày bị sốt cao. Cha mẹ cần phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm để kịp thời khám và điều trị cho bé.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người. Là một bệnh lành tính chỉ gây ra những biến chứng trên những cơ địa đặc biệt, lây chủ yếu qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút.
Trẻ em là đối tượng hay mắc bệnh này vì sức đề kháng còn non yếu.
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em
Trẻ nhiễm bệnh sởi thường có thời gian ủ bệnh trong 7 – 21 ngày. Sau đó, trẻ có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
- Sốt cao thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi (trên 39 độ C).
- Đau họng, ho khan (không có đờm), ngạt mũi, sổ mũi
- Đỏ mắt, cộm mắt, chảy nước mắt, sưng nề mi mắt.
- Những đốm koplik sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày nhiễm bệnh. Đây là những đốm nhỏ màu trắng sẽ xuất hiện sau.
Khi bị sởi, trẻ có thể sốt cao tới 40 độ C.
Sau khi các triệu chứng xuất hiện 3-5 ngày
- Bắt đầu cơ thể trẻ bị phát ban. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ màu đỏ, phẳng xuất hiện ở mặt. Sau đó, các đốm này có thể lan xuống cổ, thân, cánh tay, chân và bàn chân.
- Khi phát ban, bé có thể bị sốt tới 40 độ C.
Phát ban sẽ thường xuất hiện ở vùng mặt đầu tiên.
Video đang HOT
Phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban
- Thứ nhất: Các nốt ban sởi sẽ mọc từ sau tai lan ra vùng mặt, lưng rồi toàn thân. Còn nếu bé sốt phát ban thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.
- Thứ hai: Khi bị mắc sởi, vào ngày thứ 2 sau khi trẻ sốt cao thì sẽ có biểu hiện mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có rỉ mắt nhiều.
- Thứ ba: Trẻ bị sởi sẽ có một số triệu chứng đi kèm như: hắt hơi, sổ mũi do bị viêm long đường hô hấp. Còn nếu chỉ bị sốt phát ban thông thường thì bé sẽ không bị viêm kết mạc và viêm long đường hô hấp.
- Thứ tư: Sốt phát ban thông thường khi giảm sốt, người bệnh sẽ ít có dấu hiệu nốt phát ban gồ lên mặt đa, ban đông loạt nổi lên, sau khi lặn sẽ không để lại dấu tích gì.
Một vài hình ảnh bệnh sởi
Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn:
- Hạ sốt: Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol.
- Cho bé nghỉ ngơi ở trong phòng thoáng, đủ ánh sáng.
- Vệ sinh răng miệng và cơ thể bé hàng ngày. Tuyệt đối không làm theo những tập kiêng nước, kiêng gió.
- Cha mẹ cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý nên tăng cường các thức ăn giàu vitamin A cho bé.
- Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho trẻ từ 3-4 lần/ngày.
- Chú ý bổ sung đủ nước cho bé, bao gồm cả nước oresol hoặc nước hoa quả. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.
- Nếu bé có các dấu hiệu bất thường như mệt li bì, sốt kéo dài, khó thở, tiêu chảy,… thì cha mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ. Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà.
Hướng dẫn việc xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở có phòng xét nghiệm
Các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 22/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BYT Về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm COVID-19."
Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở có phòng xét nghiệm trên toàn quốc, nhằm thực hiện chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2; giám sát dịch tễ học bệnh COVID-19.
Theo Bộ Y tế, COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày.
Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính.
Một số người nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh.
Yêu cầu đối với các phòng xét nghiệm
Theo hướng dẫn, các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của WHO/USCDC; đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.
Các kỹ thuật xét nghiệm bao gồm xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SAR-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu; xét nghiệm miễn dịch học (ELISA...) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu.
Tiến hành xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 bằng máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động tại thành phố Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN phát)
Đối với phòng xét nghiệm khẳng định cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp để thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR. Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.
Phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 hoặc có phòng tách mẫu áp lực âm. Được Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur theo phân vùng phụ trách đánh giá xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định.
Đối với phòng xét nghiệm sàng lọc cần có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm sử dụng.
Cán bộ xét nghiệm được tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm và an toàn sinh học.
Có đủ các dụng cụ phòng hộ cho người làm xét nghiệm, đảm bảo an toàn cho người xét nghiệm.
Các phòng xét nghiệm có thể được bố trí cố định tại cơ sở xét nghiệm hoặc lưu động để phù hợp với yêu cầu triển khai công tác xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm lưu động bố trí trang thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng xét nghiệm.
Danh sách các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19:
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
2. Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;
3. Viện Pasteur Nha Trang;
4. Viện Vệ sinh dịch Tễ Tây Nguyên;
5. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội;
6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng;
7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ;
8. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái;
9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai;
10. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh;
11. Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương;
12. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh;
13. Bệnh viện Chợ Rẫy;
14. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên;
15. Bệnh viện Trung ương Huế;
16. Bệnh viện Nhi Trung ương;
17. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ;
18. Bệnh viện Bạch Mai;
19. Bệnh viện Nhi đồng 1;
20. Viện Y học dự phòng quân đội;
21. Trung tâm nhiệt đới Việt Nga;
22. Bệnh viện Trung ương quân đội 108./.
Căn bệnh lây qua hô hấp không thể chủ quan khi trẻ em mắc phải Theo các chuyên gia, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ lây qua hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn dẫn tới teo tinh hoàn, viêm màng não, thậm chí gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Khi trẻ có biểu hiện sốt, ói mửa, nhức đầu,...