Đau đầu, mệt mỏi khi trời “ẩm ương”, coi chừng dấu hiệu đột quỵ
Những ngày thời tiết giao mùa là thời điểm số ca bị đột quỵ tăng cao…
Thời tiết đang chuyển mùa, khi nóng khi mưa, độ ẩm không khí thất thường, nên nhiều người thấy đau đầu, mệt mỏi.
Những ngày thời tiết giao mùa là thời điểm số ca bị đột quỵ tăng cao do nhiều người chủ quan nhầm lẫn giữa triệu chứng đau đầu, mệt mỏi của đột quỵ với bệnh thông thường.
Mức độ nguy hiểm của các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi
Giao mùa là kiểu thời tiết chưa có sự ổn định, thay vào đó lại thay đổi thất thường trong ngày. Như vậy, cơ thể sẽ rất khó thích nghi với khí hậu, nên thường thấy mệt mỏi, nhất là với những người có nguy cơ bị đột quỵ.
Tuy nhiên, nhiều người còn khá chủ quan với những dấu hiệu này bởi đau đầu, mệt mỏi dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Cho rằng chỉ cần uống thuốc giảm đau hay để như vậy một vài giờ hoặc sang ngày hôm sau sẽ khỏi. Tuy nhiên, đây lại là một trong những dấu hiệu của tai biến mạch máu não.
Hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng tăng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan của người bệnh. Đối tượng chủ yếu bị đột quỵ là người cao tuổi.
Nhưng hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Những người trẻ, làm việc căng thẳng, thức khuya nhiều, chế độ ăn uống không khoa học hay sử dụng nhiều chất kích thích cũng có nguy cơ mắc đột quỵ.
Cách phòng tránh đột quỵ khi giao mùa
Để kiểm soát, phòng tránh đột quỵ, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây: Trước tiên cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Mỗi gia đình nên có máy đo huyết áp trong nhà. Khi thấy đau đầu, nên đo huyết áp ngay, bởi có thể huyết áp đột ngột tăng cao mà không biết.
Để kiểm soát huyết áp, nên giảm cân, thực hiện chế độ giảm muối, giảm stress và uống thuốc điều độ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa cần kiểm soát đường huyết ổn định. Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để phát hiện các bất thường sức khỏe sớm nhất có thể.
Lựa chọn thực phẩm an toàn, lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Người bệnh nên bổ sung những loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu kali. Bên cạnh đó, hạn chế ăn mặn, ngọt, thực phẩm nhiều cholesterol, các loại thịt đỏ.
Video đang HOT
Việc bổ sung hàng ngày ít nhất 2 lít nước cũng sẽ góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ thiếu nước.
Ngoài ra, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày để giúp thành mạch máu được co giãn. Hạn chế thức khuya, uống cafe và làm việc căng thẳng.
Đau đầu và mệt mỏi thường là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường.
Thời điểm dễ bị đột quỵ tuyệt đối không nên tắm
Tắm không đúng thời điểm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Để phòng tránh đột quỵ, bạn cần biết những thời điểm không nên tắm để phòng đột quỵ.
Không tắm ngay khi vừa thức dậy lúc sáng sớm
Khi vừa ngủ dậy, cơ thể sẽ chưa thể phục hồi hết các chức năng, bao gồm cả khả năng lưu thông máu. Nếu lúc này ngay lập tức đi tắm gội sẽ gây kích thích đột ngột các mạch máu não, tạo ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Sau khi đi nắng về
Sau khi đi nắng về cơ thể thường rất nóng bức khó chịu nên thường muốn đi tắm nước mát ngay. Tuy nhiên, nếu tắm vào thời điểm này rất dễ bị cảm, nặng hơn sẽ nguy hiểm tính mạng, bởi khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, tốt nhất bạn phải ngồi quạt một lúc để cơ thể khô mồ hôi và thân nhiệt giảm đi mới được tắm.
Tắm gội ngay sau khi ăn no
Sau khi ăn no nếu bạn đi tắm gội ngay sẽ khiến da và mạch máu bị kích thích và mở rộng hơn, từ đó sẽ khiến máu chảy ở các bề mặt cơ thể, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa, vừa hại dạ dày, đường ruột, vừa gây hại đường huyết…
Khi say rượu bia
Tắm gội ngay khi đang vừa uống rượu bia sẽ rất nguy hiểm. Bởi điều này sẽ khiến lượng đường glucose trong cơ thể tiêu hao nhanh, có thể gây chóng mặt, hoa mắt, mất sức, thậm chí dẫn tới hôn mê.
Ngoài ra, nếu như tắm bằng nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tích tụ thêm trong cơ thể, làm tăng cảm giác say dẫn đến buồn nôn.
Còn nếu tắm bằng nước lạnh lại làm mạch máu co lại, ảnh hưởng đến lượng đường huyết khiến bạn dễ bị hoa mắt, chóng mặt và cảm lạnh.
Nếu bạn tắm sau 22h đêm sẽ dễ bị đau đầu, mỏi cổ vai gáy đến tai biến, đột quỵ, nhất là với những người say rượu bia, người lớn tuổi, yếu mệt, phụ nữ có thai.
Đặc biệt, việc tắm quá khuya sẽ nguy hiểm với người lớn tuổi, bởi do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, tăng huyết áp, nên rất dễ bị đột quỵ.
Ngoài ra, những người có tiền sử bị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cũng phải cẩn thận.
Phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” không tắm muộn
Với những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ” nhất định phải chú ý không được tắm muộn.
Bởi trong giai đoạn này, khí huyết của nữ giới thường bị mất nhiều, tắm gội quá muộn có thể làm ngưng khí huyết, khiến triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu nghiêm trọng hơn
Tập đúng cách mới khỏe
Tập thể dục không đúng cách, không đúng thời điểm, có cách nghỉ ngơi, tắm rửa không khoa học..., đặc biệt khi thời tiết giao mùa như hiện nay rất dễ dẫn tới những vấn đề sức khỏe
Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện (BV) Thống Nhất, trong thời điểm cuối năm, thời tiết nhiều đợt trở lạnh, mặt trời lên chậm, việc điều chỉnh giờ tập thể dục là rất cần thiết để việc tập thể dục được an toàn và hiệu quả, nhất là đối với người lớn tuổi, có bệnh nền...
Nguy cơ đột quỵ
Được BS khuyên tập thể dục thường xuyên vì xuất hiện tình trạng mỡ trong máu, ông Nguyễn B.C (50 tuổi; quận Gò Vấp, TP HCM) quyết tâm thức dậy lúc 5 giờ mỗi sáng để tập thể dục. Nhưng khỏe đâu chưa thấy, vài hôm sau ông đã... lăn ra bệnh. "Ngày nào tôi cũng đi làm trong trạng thái nhức đầu, uể oải, cứ tưởng mới tập chưa quen. Mà tôi chỉ đi bộ nhanh nửa tiếng ngoài công viên gần nhà rồi về tắm rửa, đi làm, nói quá sức thì cũng chẳng phải" - ông C. thắc mắc với BS khi đi khám.
Ông Trần T. (45 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) thì một phen hú hồn bởi sau một lần tập thể dục rồi đi tắm, ông T. chợt thấy người lạnh run, sau đó mệt mỏi, buồn nôn. "Tôi tưởng đột quỵ đến nơi, may là người vốn khỏe nên sau một hồi nghỉ ngơi cơn mệt cũng qua. Mẹ tôi thì bảo đó là bị nhiễm nước, cái này dễ đột tử như chơi" - ông T. kể lại.
Cần tập thể dục đúng cách để có sức khỏe tốt. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
"Hiện nay, thời điểm tập thể dục tốt nhất là lúc trời đã hửng sáng, có nắng nhẹ. Tập đổ mồ hôi khi trời còn tối, còn sương giá rất dễ gây nên hiện tượng co mạch ở vùng đầu, dẫn đến cơn nhức buốt đầu. Nếu người có sẵn bệnh nền cao huyết áp, sự co mạch do nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ là rất cao. Ngoài ra, nếu tập ở những nơi nhiều cây xanh, khi trời vẫn còn tối thì không khí sẽ không được dễ chịu. Nên chờ khi có nắng, cây xanh bắt đầu quang hợp, thải ra ôxy thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn" - BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ giải thích.
Tắm sau khi tập thể dục cũng là điều cần lưu ý. Theo BS Anh Vũ, nên nghỉ ngơi một chút cho bớt mệt, khô mồ hôi rồi hãy tắm và nên tắm bằng nước ấm. Bởi sau khi tập, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi. Việc dội nước lạnh vào quá sớm sẽ gây ra co mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Mức độ nhẹ hơn, ở người khỏe mạnh, không đến mức đột quỵ nhưng cũng có thể bị nhức đầu, mệt mỏi cả ngày.
Tương tự, việc tập thể dục ngoài trời vào tối muộn cũng không nên vì hoạt động mạnh gần giờ đi ngủ thường dẫn đến khó ngủ, chưa kể nguy cơ bị nhiễm lạnh trong thời tiết giao mùa, nhất là ở người thể chất yếu.
Không có chuyện "quen với cơn đau"
BS chuyên khoa II Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cảnh báo suy nghĩ của nhiều người khi bắt đầu tập những bài nặng hoặc lâu ngày bỏ tập rồi tập lại, cảm thấy đau rêm rêm nhưng chủ quan "cứ tập rồi cơ thể sẽ quen với cơn đau, hết thấy đau".
"Khi thấy đau, tức là đã tập quá mức cơ thể có thể thích nghi được. Điều này thường gặp ở người lâu ngày bỏ tập hoặc trước giờ không tập nay mới bắt đầu tập luyện và lại chọn cường độ quá nặng, thiếu khoa học. Cơn đau "rêm rêm" thường là do những chấn thương nhỏ. Đã chấn thương thì phải nghỉ ngơi. Có thể cứ ráng tập rồi vài ngày sau cũng bớt đau nhưng tổn thương lên cơ thể vẫn còn đó, hiện tại chưa thấy "hậu quả". Đến khi lớn tuổi, lỡ xảy ra cơn đau khác "cộng dồn" và tạo ra một chấn thương nặng hơn thì đã muộn" - BS Ánh cảnh báo.
Sự thật về "nhiễm nước"
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, tình trạng "nhiễm nước" mà dân gian hay gọi, theo đông y chính là khi thấp khí của nước thấm vào cơ thể, gây ra cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể, cảm thấy tay chân nặng nề... "Nhiễm nước" dễ gặp khi người đang mệt, đổ mồ hôi do làm việc nặng, vừa tập thể dục xong tiếp xúc ngay với nước lạnh. Để không bị "nhiễm nước", ngoài việc tránh tắm ngay khi tập thể dục đổ mồ hôi, cũng cần lưu ý không nên cố tập thể dục trong trời mưa lâm râm, trong thời tiết ẩm thấp, nhiều sương giá.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn chỉ thích ăn thịt? Mặc dù thịt là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, nhưng nếu ăn quá nhiều thịt có thể gây hại cho sức khỏe. Đạm động vật có rất nhiều purin - có thể khiến bạn dễ bị sỏi thận hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng không có nghĩa là bạn cắt bỏ hoàn toàn những miếng bít tết ngon lành, mà...