Đậu đại học mừng 1, lo cho sức mẹ 10

Theo dõi VGT trên

Đậu vào ngành y đa khoa Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Thảo Quỳnh (quận 8, TP.HCM), học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, vui mừng chưa “tày gang” thì lại băn khoăn cho quãng đường đại học sắp tới.

Đậu đại học mừng 1, lo cho sức mẹ 10 - Hình 1

Thảo Quỳnh làm thêm tại quán ăn ở quận 1 để kiếm tiền trang trải học phí – Ảnh: DUYÊN PHAN

9 năm học đang đợi khiến Quỳnh không khỏi lo lắng về các khoản chi phí, lo cho sức mẹ phải gồng gánh cả gia đình.

Lên đại học mình sẽ tiếp tục học tốt hơn nữa, vừa để xin học bổng vừa bước tiếp con đường đam mê của mình.

Hoàng Thảo Quỳnh

“Thợ săn” học bổng, bớt gánh nặng cho mẹ

Thảo Quỳnh tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn – Hội, bạn là bí thư Đoàn trường nhiều năm. Về học tập, Quỳnh có nhiều giải thưởng như giải nhì Casio sinh học, giải ba học sinh giỏi TP môn sinh học.

Quỳnh nói mình là “tay săn” học bổng từ trường đến quận và các chương trình học bổng khác. Điều đó giúp đỡ gánh nặng gia đình trong những năm học phổ thông của Quỳnh.

Từ Nghệ An, khi Quỳnh 3 tuổi thì cả nhà vào TP.HCM sinh sống. Ba mẹ chia tay, mẹ Quỳnh tảo tần nuôi ba con ăn học với đồng lương giáo viên ít ỏi.

Quỳnh hồi tưởng sau giai đoạn ba mẹ chia tay, mẹ em hằng ngày đi dạy ở trường, chiều tối thì đi dạy thêm tại nhà cho học sinh đến 9h tối mới về. Bà làm quần quật để kiếm thêm tiền nuôi các con đang tuổi ăn tuổi lớn. Căn trọ 18m2 tại quận 8 suốt ngày chỉ có 3 chị em tự quán xuyến và chăm sóc nhau, gác xếp vừa là chỗ ngủ cũng là nơi học bài của mấy chị em.

“Sáng mình sẽ dậy sớm, phơi đồ, lau nhà rồi đi học. Chiều về đi chợ với mẹ rồi nấu ăn, trông em, đợi các em ngủ thì mình mới ngồi vào được bàn học, lúc đó đã là 12h đêm. Biết hoàn cảnh nhà khó khăn nên tụi mình thường ít ăn vặt như bạn bè để đỡ tốn kém, thương mẹ nên tụi mình luôn tiết kiệm cho mẹ đỡ cực”, Quỳnh bộc bạch.

Video đang HOT

Những tháng dịch vừa qua, tiền trọ, ăn uống của cả nhà là số tiền chắt bóp trước đó của mẹ nên đa số chỉ ăn một bữa mỗi ngày. Khi được hỏi bé út còn nhỏ mà ăn uống như vậy có quấy khóc không, Quỳnh cho biết bé nhịn cũng quen rồi nên không đòi hỏi gì…

Ước mơ làm bác sĩ

Từ lúc mới 4 – 5 tuổi, Quỳnh đã ước sau này sẽ trở thành bác sĩ. Để đậu vào Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bạn đã lên phương pháp học riêng của mình.

Môn nào yếu thì bỏ thời gian nghiên cứu, còn phần nào không hiểu Quỳnh “thấy khó chịu lắm” và phải ngày đêm thức, ngâm cứu cho thấu đáo mới thôi. Từ năm lớp 10, khi đã xác định mục tiêu thi vào trường y thì Quỳnh luôn nỗ lực học thật giỏi để chạm tay tới mơ ước đó.

“Trước khi thi mình cũng lo, lỡ như rớt nguyện vọng bác sĩ không biết sẽ làm gì khác vì đó giờ mình không thích nghề nào ngoài bác sĩ. Nhận tin đủ điểm vào ngành y đa khoa, mình vui lắm. Nhưng ngoài vui thì mình… lo vì phải học 9 năm, trong đó 6 năm học đa khoa, sau đó học thêm một chuyên khoa 3 năm nữa. Học xong rồi có báo hiếu mẹ ngay được không…”, Quỳnh chia sẻ.

Hiện tại khi trường tổ chức đóng tiền để làm thủ tục nhập học, mẹ Quỳnh phải chạy vạy vay tiền người thân ngoài quê để đóng học phí vào đại học. Phần sách vở thì bạn vẫn chưa có tiền để mua, Quỳnh cho biết sẽ mua lại sách cũ từ các anh chị đi trước.

Khi TP mở cửa trở lại, Quỳnh đã xin đi làm thêm để có đồng ra đồng vô phụ giúp mẹ. Mỗi ngày cô chạy xe từ quận 8 sang quận 1 làm tại một quán ăn trên đường Mạc Đĩnh Chi. Ngoài ra, Quỳnh còn nhận làm thêm công việc gia sư để có thêm thu nhập. Dù khó khăn còn chồng chất nhưng cô vẫn luôn lạc quan với cuộc sống.

Lộ trình tăng học phí ĐH: Làm sao để không "sốc"?

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 đã hết hiệu lực.

Mặc dù bộ GD&ĐT đã có các văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021 nhưng đến thời điểm này, hầu hết các trường đã công bố mức học phí dự kiến mới.

Khối Y - Dược tăng mạnh

Mới đây, ĐH Y Dược Thái Bình đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2021-2022. Điều đáng chú ý là mức học phí mới của trường tăng khá mạnh.

Theo đề án, mức học phí dự kiến của ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Dược học áp dụng cho sinh viên tuyển sinh năm 2021 là 24,5 triệu đồng/năm, các ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng là 18,5 triệu đồng/năm học. Trong khi đó, mức học phí hiện nay là 14,3 triệu đồng/năm học, áp dụng cho tất cả ngành. Như vậy, mức tăng học phí là 29-71%.

Nhóm ngành Y - Dược hiện có học phí ở mức cao nhất, có trường lên tới gần 200 triệu đồng/năm. Độ chênh lệch cũng rất lớn giữa trường ngoài công lập và công lập.

Tại Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM), học phí cho ngành Y khoa chất lượng cao là 65 triệu đồng/năm, Răng-Hàm-Mặt chất lượng cao là 88 triệu đồng/năm và Dược học chất lượng cao là 55 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cũng dự kiến tăng học phí. Học phí mới cao nhất là 32 triệu đồng/năm, áp dụng bao gồm học sinh có hộ khẩu TP.HCM. Các ngành điều dưỡng, dinh dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, khúc xạ nhãn khoa, y tế công cộng là 28 triệu đồng/năm.

Học phí này chưa bao gồm 2 học phần bắt buộc giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng - an ninh được thu theo quy định hiện hành. Theo nhà trường, đây là đơn giá học phí dư kiên đươc áp dụng trong năm học 2021-2022, đê đáp ưng nhu câu cao vê chât lương nhân lưc y tê khi tôt nghiẹp ĐH.

Trong khi đó, năm học 2020-2021, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tạm thu học phí năm I khối đại học chính quy đối với sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 14,3 triệu đồng/năm. Sinh viên hộ khẩu các tỉnh, thành khác đóng 28,6 triệu đồng/năm.

Lộ trình tăng học phí ĐH: Làm sao để không sốc? - Hình 1

Nhóm ngành Y - Dược hiện có học phí ở mức cao nhất (Ảnh tư liệu)

Khối Y các trường ngoài công lập còn có mức học phí rất cao lên hàng trăm triệu. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đào tạo các ngành Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng. Trường có học phí ngành cao nhất là 198 triệu đồng/năm. Đây được xem là đơn vị có mức học phí cao nhất hiện nay.

Trường ĐH Hoa Sen năm 2021 dự kiến bắt đầu đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh. Học phí, từ 55-180 triệu đồng/năm, tùy ngành.

Trường ĐH Văn Lang đào tạo các ngành Răng-Hàm-Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học. Năm 2021, dự kiến mở thêm ngành Y khoa, Y học cổ truyền. Học phí ngành cao nhất là 165 triệu đồng/năm (4,48 triệu đồng/tín chỉ x 221 tín chỉ (6 năm)= 990 triệu đồng/khóa).

Các trường khác đều thông báo tăng học phí

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra mức học phí năm 2021 dự kiến cho chương trình đào tạo chuẩn từ 22 - 28 triệu đồng/năm; các chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến và chất lượng cao (ELiTECH) từ 40 - 45 triệu đồng/năm.

Các chương trình như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistic và quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) đều có học phí từ 50 - 60 triệu đồng/năm. Ngoài ra, học phí của chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế từ 45 - 50 triệu đồng/năm; chương trình đào tạo quốc tế từ 55 - 65 triệu đồng/năm; chương trình hợp tác đào tạo với ĐH Troy khoảng 80 triệu đồng/3 kỳ/năm.

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, theo lộ trình tăng học phí từ năm 2020 đến 2025, mức tăng trung bình khoảng 8%/năm học và không vượt quá mức 10%/năm học đối với từng chương trình đang triển khai đào tạo để phù hợp với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo vào học phí đến năm 2025.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học. Theo nhà trường, lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Học viện Ngân hàng công bố mức học phí năm học 2021-2022 sẽ áp dụng theo quy định mới về khung học phí. Học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh là 130 triệu đồng/4 năm. Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học CityU) dao động từ 120-160 triệu đồng/4 năm. Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học Sinderland, Vương quốc Anh) học phí khoảng 315 triệu đồng bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng. Chương trình cử nhân định hướng Nhật Bản cấp bằng đại học chính quy của Học viện Ngân hàng là 108 triệu đồng cho 4 năm học.

Trông chờ hết vào học phí?

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Dự thảo quy định các cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục ĐH.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch họa.

Dự thảo quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo ĐH (riêng mức thu năm học 2021 - 2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020 - 2021). Nhưng đa số các trường đều đã thông báo tăng học phí so với năm trước.

Lộ trình tăng học phí ĐH: Làm sao để không sốc? - Hình 2

Việc thực hiện tăng học phí ĐH phải có lội trình và đi kèm giải trình về chất lượng (Ảnh tư liệu)

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Các trường ĐH không thể trông hết nguồn thu vào học phí. Với các trường tư, học phí của người học có vai trò quan trọng, nhưng với trường công lập vẫn có đóng góp của ngân sách Nhà nước. Và tất cả các trường không kể công hay tư đều có các nguồn kinh phí khác có thể kể ra: Ngân sách, nghiên cứu khoa học, đặt hàng đào tạo, tài trợ...

Đồng quan điểm, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: Khi một trường ĐH phải tự chủ về chi tiêu thì sẽ phải chịu áp lực rất lớn về tài chính. Tuy nhiên, có một thực tế phải chú ý là nếu các trường ĐH muốn tính đúng, tính đủ nhưng cuộc sống thực của người dân không được như vậy thì có thể rất nhiều sinh viên không theo học được.

"Trần học phí cao thì sinh viên khó theo, các trường không thể quy hết nguồn thu và chi phí vào học phí, và khi tăng, phải có lộ trình, phải thông báo rõ, tránh gây sốc khi đường đột năm sau tăng gấp đôi, gấp 3, so với năm trước, đồng thời phải có trách nhiệm tăng chất lượng đào tạo đi kèm" - GS.TS Phạm Tất Dong nói.

Tất cả các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho cả lộ trình, khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28-12-2017 của Bộ GD&ĐT về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hìnhSong Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình
16:30:40 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Kwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnhKwon Sang Woo phải cắt bỏ miếng gan to bằng lòng bàn tay, nằm cô độc trong bệnh viện không vợ con bên cạnh
14:56:29 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Gia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thương

Gia đình Xuân Son thuê nhà ở Hà Nội, vừa đón tết vừa chữa chấn thương

Sao thể thao

17:39:11 21/01/2025
Ngày 20/1, trên trang cá nhân, nàng WAG Marcele Seippel - vợ tiền đạo nổi tiếng Nguyễn Xuân Son - đã cập nhật hình ảnh khi cô cùng các con dọn dẹp đồ đạc trong căn nhà ở Nam Định.
Hé lộ mối quan hệ của Madam Pang và Lisa, liệu có thân thiết như lời đồn?

Hé lộ mối quan hệ của Madam Pang và Lisa, liệu có thân thiết như lời đồn?

Netizen

17:37:29 21/01/2025
Mới đây, Lisa gây xôn xao khi tới sân vận động Emirates (London, Anh) thực hiện nghi thức tung đồng xu trước trận đấu của 2 đội Arsenal - Tottenham.
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá tại nhiều tỉnh thành với số tiền 1.200 tỷ đồng

Pháp luật

17:23:45 21/01/2025
Các đối tượng tham gia phần lớn là các đối tượng hình sự cộm cán tại địa phương, đã có nhiều tiền án, tiền sự, hoạt động chuyên nghiệp, phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi.
Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Sau bao năm, công chúng mới tỏ tường vụ cặp bài trùng "Sóng Gió" tan rã gây sốc nhất lịch sử Vpop

Nhạc việt

17:18:00 21/01/2025
Sau gần 6 năm trôi qua, khi nhiều sự thật được bóc trần , nhiều người thừa nhận sự ủng hộ nghiêng về phía Jack và chỉ trích K-ICM năm xưa là sai lầm.
Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao nam Vbiz xuất hiện bên bạn gái kém hơn 30 tuổi, công khai làm 1 hành động tình tứ

Sao việt

17:14:28 21/01/2025
Mới đây, NSND Việt Anh còn cùng Chân Chân tham gia một sự kiện đặc biệt trao quà Tết cho nghệ sĩ - công nhân hậu đài sân khấu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

Một số nội dung thảo luận chính tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025

Thế giới

17:09:08 21/01/2025
Khoảng 3.000 nhà lãnh đạo từ hơn 130 quốc gia dự kiến sẽ tham gia hội nghị, trong đó có khoảng 350 nhà lãnh đạo chính phủ, bao gồm 60 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các chính phủ trên thế giới.
Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim châu á

16:33:52 21/01/2025
Bạch nguyệt phạn tinh thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, bằng chứng là việc trên nền tảng Douyin, phim đã phá mốc 10 tỷ lượt phát.
Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Loạt ảnh chưa từng tiết lộ của Triệu Vy, thay đổi 1 điều khiến hàng triệu người tiếc nuối

Hậu trường phim

16:28:13 21/01/2025
Sina đưa tin một số hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn phim Đêm Thượng Hải do Triệu Vy đóng chính mới đây đã được tiết lộ.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Ẩm thực

16:16:53 21/01/2025
Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích. Đảm bảo món canh chua nóng hổi này sẽ là ngôi sao trên bàn ăn.
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Sao châu á

16:14:03 21/01/2025
Ngày 21/1, cả Weibo xôn xao trước bài đăng của stylist hàng đầu Mã Thước tiết lộ về tình cảnh đáng thương của Angelababy sau khi cô ngã ngựa .