Dầu cá giúp điều trị trầm cảm
Các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác động của dầu cá đến bệnh nhân trầm cảm.
Dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh trầm cảm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Giáo sư sinh lý học và tâm thần học Mark Rasenick, điều phối chính dự án, cho rằng nghiên cứu này cung cấp một số phát hiện mới có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của não và lý do một số bệnh nhân phản ứng với thuốc điều trị trầm cảm.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tế bào da từ hai loại bệnh nhân trầm cảm gồm những người đã đáp ứng thuốc điều trị trầm cảm và những người từng kháng thuốc. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành chuyển đổi tế bào da này thành tế bào gốc và tiếp tục phát triển thành tế bào thần kinh để phục vụ nghiên cứu.
Khi được thử nghiệm với dầu cá, các mô hình tế bào từ hai loại bệnh nhân trên đều cho kết quả đáp ứng. GS Rasenick cho biết phản ứng tương tự cũng xảy ra với thuốc chống trầm cảm theo toa. Kết quả cho thấy dầu cá có thể là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị căn bệnh này.
Các thống kê trước đây cho thấy, trung bình cứ 6 người sẽ có 1 người từng trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm trong đời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân trầm cảm thất bại với tiến trình điều trị.
Dầu cá là nguồn axit béo Omega-3 cần thiết cho cơ thể, một sản phẩm tự nhiên dễ tìm thấy trong các loại thực phẩm, nhất là cá và một số loại hạt. Việc xác định được công dụng của dầu cá trong điều trị có thể mang lại những tín hiệu tích cực cho các bệnh nhân trầm cảm trong thời gian tới.
10 lợi ích tuyệt vời của thiền đi bộ
Thiền đi bộ có nguồn gốc từ Phật giáo và được xem như một phần của thực hành thiền chánh niệm.
Video đang HOT
Một người thực hành thiền đi bộ tại thánh địa Sarnath, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ - ẢNH: PHƯƠNG AN
Trong quan điểm Phật giáo, chánh niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xảy ra trong hiện tại, một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh. Thiền đi bộ được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu để thực hành chánh niệm. Kỹ thuật này mang lại nhiều lợi ích, giúp cơ thể cảm thấy cân bằng và thanh thản hơn, phù hợp thực hành ở khuôn viên quanh nhà trong mùa dịch.
Trang tin Heathline dẫn ra 10 lợi ích của thực hành thiền đi bộ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
1. Tăng cường lưu thông máu
Với những người ngồi trong thời gian dài, chuyển sang thiền đi bộ sẽ hỗ trợ lưu thông máu xuống phần chân. Cơ thể sẽ giảm bớt cảm giác chậm chạp, trì trệ.
2. Cải thiện tiêu hóa
Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời sau mỗi bữa ăn, đặc biệt khi cảm thấy dạ dày no căng. Việc chuyển động ở cường độ vừa phải giúp tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
3. Giảm lo lắng
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Sage năm 2017, những người trẻ tuổi thực hành thiền đi bộ trong ít nhất 10 phút đã giảm rõ rệt các triệu chứng lo âu, căng thẳng.
Mức độ lo âu của người tham gia thay đổi đáng kể khi thiền, có thể là thiền trước khi đi hoặc đi trước khi thiền. Nhóm những người chỉ đi bộ đơn thuần không cho thấy cải thiện gì đáng kể.
4. Tác động đến lượng đường
Các nhà khoa học của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) năm 2016 kết luận, thực hành thiền đi bộ có tác động tích cực đến lượng đường và lưu thông máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tất cả người tham gia cùng thực hành thiền đi bộ chánh niệm hoặc truyền thống trong 30 phút, 3 lần một tuần trong liên tục 12 tuần. Nhóm thực hành thiền đi bộ chánh niệm cho thấy sự cải thiện nhiều hơn so với nhóm đi bộ truyền thống.
5. Giúp điều trị trầm cảm
Duy trì tập thể dục thường xuyên ở người cao tuổi rất quan trọng. Theo nghiên cứu năm 2014 cũng từ Đại học Chulalongkorn, người cao tuổi có ít triệu chứng trầm cảm hơn, huyết áp ổn định hơn sau khi thực hành thiền đi bộ.
6. Tăng cảm giác hạnh phúc
Các nhà khoa học khuyến khích đi bộ trong tự nhiên, như công viên, sân vườn hoặc nơi có nhiều cây xanh. Điều này có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc, cảm thấy cân bằng hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2018, những người đi bộ 15 phút trong rừng tre cho thấy sự cải thiện về tâm trạng, mức độ lo lắng và huyết áp.
7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Báo cáo thử nghiệm của Đại học Etvs Loránd (Hungary) năm 2019 cho thấy tập thể dục cường độ vừa phải nhưng thường xuyên có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giấc ngủ. Đi bộ có thể giúp cải thiện tính linh hoạt và giảm căng cơ để cơ thể cảm thấy tốt hơn về thể chất. Thêm vào đó, nếu thực hành thiền đi bộ vào buổi sáng sẽ giúp tâm trí bình tĩnh, minh mẫn để có thể ngủ sâu mỗi đêm.
8. Tập thể dục thú vị hơn
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ) năm 2018 phát hiện rằng, những người nghe đoạn ghi âm chánh niệm trong khi đi bộ 10 phút trên máy chạy bộ thì cảm thấy hoạt động này trở nên thú vị hơn. Điều này chỉ ra rằng lồng ghép chánh niệm có thể truyền cảm hứng cho thói quen tập thể dục theo một cách khác.
9. Truyền cảm hứng sáng tạo
Thực hành chánh niệm có thể mang lại sự rõ ràng và tập trung hơn vào các kiểu suy nghĩ, điều này có thể kích thích sự sáng tạo, theo nghiên cứu từ năm 2015 của các nhà khoa học Ba Lan. Thực hành chánh niệm cũng có thể nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc chia sẻ ý tưởng mới.
10. Mang lại sự cân bằng
Một nghiên cứu ở Thái Lan năm 2019 trên 58 phụ nữ lớn tuổi cho thấy thiền đi bộ có thể khuyến khích sự cân bằng tốt hơn. Việc luyện tập bao gồm nhận thức về chuyển động chân phối hợp với mắt cá chân trong khi đi chậm. Hiệu suất cân bằng thấp hơn ở những người lớn tuổi không tham gia tập luyện thể chất.
Làm sao để thực hành thiền đi bộ?
Thiền đi bộ được hiểu là áp dụng quy trình của việc đi bộ cho mục đích thiền. Cơ thể thả lỏng và hoàn toàn tập trung tâm trí vào bàn chân, hơi thở, âm thanh trong khi bước đi. Một buổi thiền đi bộ thường kéo dài 5 - 10 phút ở không gian thoáng đãng. Trong lúc thiền, cơ thể di chuyển tốc độ chậm theo vòng tròn hoặc theo đường thẳng, đôi lúc có thể đi xa hơn hoặc tốc độ nhanh hơn.
Thông thường, thiền đi bộ được xen kẽ giữa những buổi thiền ngồi hoặc tận dụng các đoạn đường thường xuyên đi lại để thực hành thiền như đi bộ từ nhà xe đến phòng làm việc.
Trứng cá đỏ rất bổ dưỡng nhưng không nên lạm dụng Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nga, khi ăn trứng cá đỏ, chúng ta nhận được toàn bộ tập hợp vitamin hòa tan chất béo - A, D, E, K. Trứng cá đỏ cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng, như iốt, phốt pho, kali và canxi. Trứng cá đỏ có nhiều axit béo omega-3 mà nếu thiếu có thể gây ra bệnh...