Dẫu biết gian nan vẫn chọn nghề giáo
Đó là tâm sự của 2/9 thủ khoa đầu vào các ngành đại học của Trường đại học Đồng Nai.
Cả 2 tân sinh viên này đều đã tìm hiểu nghiêm túc về nghề dạy học và biết trước bản thân sẽ đối mặt với những khó khăn, áp lực của nghề “gõ đầu trẻ”.
Đó là tâm sự của 2/9 thủ khoa đầu vào các ngành đại học của Trường đại học Đồng Nai. Cả 2 tân sinh viên này đều đã tìm hiểu nghiêm túc về nghề dạy học và biết trước bản thân sẽ đối mặt với những khó khăn, áp lực của nghề “gõ đầu trẻ”.
Nguyễn Thị Ánh Như mong ước sau khi tốt nghiệp có thể trở về quê để dạy học
Tuy vậy, họ đều tự tin sẽ bước tiếp chặng đường đã chọn.
* Yêu nghề dạy học từ những ngày phụ mẹ vào trường quét rác
Nguyễn Thị Ánh Như là tân sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Cô gái cũng là thủ khoa đầu vào của Trường đại học Đồng Nai với tổng điểm 27,5. Ánh Như lớn lên ở vùng quê nghèo xã Phú Lý (H.Vĩnh Cửu). Cha của Ánh Như làm nhân viên kiểm lâm, mẹ làm tạp vụ ở trường tiểu học.
Ngoài công việc tạp vụ, bà còn nhận quét dọn vệ sinh ở các lớp học để có thêm thu nhập. Thương mẹ phải làm nhiều việc nên sau giờ tan học, mỗi ngày Ánh Như đều ghé ngang qua trường mẹ làm để phụ mẹ quét lớp đến tận 12 giờ trưa mới về nhà. Buổi chiều không phải đi học, Ánh Như lên trường cùng mẹ dọn dẹp đến khi hết việc mới thôi.
Video đang HOT
“Buổi chiều lên trường sớm, em thường ngắm nhìn hình ảnh các cô giáo đứng trên bục giảng dạy học cho bọn trẻ. Những lúc ấy, em đã nghĩ rằng sau này mình cũng sẽ làm cô giáo” – Ánh Như nhớ lại.
NGUYỄN VÕ THUẬN HÒA không đi học thêm mà tự học ở nhà. Hòa chỉ xem thầy cô giảng bài trên live stream với 3 môn Toán, Văn, Địa. Kết quả, Hòa đạt 27 điểm đầu vào (trong đó môn Lịch sử được 9,75 điểm) và là thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử.
Lên lớp 12, với rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai, Ánh Như có phần do dự khi chọn nghề dạy học. Cho đến khi cha đột ngột qua đời, ước mơ dạy học trong Ánh Như lại cháy bỏng hơn.
Ánh Như tâm sự: “Khi còn sống, cha mong em có thể làm cô giáo. Em muốn thực hiện nguyện vọng này của cha. Hơn nữa, em thấy rằng ở vùng sâu vùng xa như Phú Lý, ít có người “đi để trở về” nên em muốn sau khi tốt nghiệp có thể về quê dạy học cho các em nhỏ. Em chọn Trường đại học Đồng Nai để có thể thường xuyên về thăm mẹ”.
Chia sẻ về lựa chọn nghề nghiệp, Ánh Như cho biết thêm, khi biết Ánh Như quyết định học ngành Sư phạm có nhiều người “bàn ra” bởi theo họ đây là công việc khá vất vả. Bản thân Ánh Như cũng biết rằng, trong bối cảnh hiện nay giáo viên đang phải chịu nhiều áp lực, thậm chí cô từng nghe mẹ kể về những trường hợp phụ huynh có thái độ, hành động thiếu tôn trọng giáo viên. Tuy vậy, trong suy nghĩ của Ánh Như, giáo viên là nghề cao quý, một khi đã xác định lựa chọn, bản thân sẽ cố gắng hết sức để theo đuổi.
Nói về cảm xúc khi trở thành thủ khoa đầu vào của trường đại học, Ánh Như cho biết: “Em không biết rằng mình là thủ khoa đầu vào của trường cho đến tận hôm gặp mặt tân sinh viên đầu năm. Khi được gọi tên lên nhận phần thưởng, em đã rất bất ngờ. Sau khi nhận thưởng xong, em chạy ngay ra khỏi hội trường để gọi điện về báo tin cho mẹ. Em nghĩ rằng lúc đó mẹ rất vui, hạnh phúc và tự hào về em”.
* Hướng đi mới cho tương lai
Trước khi bước chân vào cổng Trường đại học Đồng Nai, Nguyễn Võ Thuận Hòa (ngụ P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) đã có trong tay tấm bằng tốt nghiệp trung cấp ngành Công nghệ thông tin, Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai.
Thuận Hòa kể: “Năm đó em thi đậu vào Trường THPT Chu Văn An nhưng đã chuyển hướng sang học trung cấp nghề vì nghĩ rằng sau 3 năm học sẽ vừa có bằng tốt nghiệp THPT, vừa có bằng trung cấp nghề. Trước em, anh trai cũng học theo hình thức này và đã có việc làm ổn định. Khi vào trường nghề, việc học của em cũng khá thuận lợi. Nhà trường xếp lịch học hợp lý, giáo viên nhiệt tình chỉ dạy…”.
Nguyễn Võ Thuận Hòa (thứ 5 từ trái sang) nhận học bổng của Trung tâm Anh ngữ Việt Mỹ (VMG) trong buổi giao lưu với Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương
Với những thuận lợi đó, nữ sinh này đã có kết quả học tập khá tốt ở Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai. Cho đến đầu năm học lớp 12, Thuận Hòa mới có ý định sẽ thi đại học vì cho rằng bản thân còn khá non nớt, chưa phù hợp để đi làm. Trước hướng đi mới, cô gái này đã quyết tâm sẽ theo đuổi ngành Sư phạm vì đây là công việc mà em yêu thích; đồng thời cũng phù hợp với hoàn cảnh gia đình bởi dưới Thuận Hòa còn 3 người em cũng đang tuổi ăn, tuổi học.
Thuận Hòa cho hay: “Học ngành Sư phạm không phải đóng học phí, ngoài ra còn có thể được hỗ trợ chi phí học tập. Em học ở gần nhà nên không tốn tiền ở trọ và còn có thể đi làm thêm để phụ giúp cha mẹ lo cho các em”.
Bước vào trường đại học, Thuận Hòa cảm thấy rất vui và hào hứng với nhiều hoạt động sôi nổi của tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Lo lắng lớn nhất của nữ sinh này là đã không học môn Tiếng Anh trong suốt 3 năm ở trường nghề. Do vậy, thời gian tới Thuận Hòa phải rất nỗ lực để củng cố lại kiến thức và đạt chuẩn đầu ra.
Với tương lai xa hơn sau khi tốt nghiệp, mong muốn của cô gái này là có thể có được công việc ổn định để gắn bó với nghề dạy học.
Điều bất nhẫn lớn nhất trong nghề giáo hiện nay
Điều bất nhẫn lớn nhất trong nghề giáo hiện nay là người ta đã lờ đi rất nhiều các giá trị tinh thần của nghề nghiệp để lấy tiền bạc, lợi ích hoặc quyền lực ra mà 'ném' vào mặt nhau.
Vietnamnet xin giới thiệu bài viết của độc giả Nguyễn Anh Tú - một người đang công tác trong ngành giáo dục - trước hiện tượng một bộ phận phụ huynh và học sinh ngày nay có những lời lẽ và hành xử với thầy cô rất khó nghe và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Học sinh Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà
Là người công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi rất đau xót khi đọc những câu chuyện đúng kiểu "trăm sự đổ vạ vào thầy cô". Điển hình như vụ việc nữ sinh miệt thị thầy giáo bằng những lời lẽ cực kỳ khó nghe và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Đáng lưu tâm rằng câu chuyện này không chỉ là một trường hợp riêng lẻ mà ngày càng trở nên phổ biến trong môi trường học đường. Vị thế của người thầy đang ngày càng bị xem nhẹ trước áp lực và định kiến sai lệch của một bộ phận phụ huynh và học sinh.
Trước đây, khi còn cộng tác ở một trung tâm dạy Anh văn, cá nhân tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện cô giáo học sinh chửi nhau trong lớp Tiếng Anh. Đặc biệt, trong cuộc đối đáp ấy có một chi tiết khiến tôi rất xót xa. Đó là khi học trò gân cổ lên mà quát vào mặt cô giáo: "Mẹ tôi đóng cả chục triệu vào đây không phải để bà phạt tôi".
Chi tiết ấy khiến tôi chạnh lòng bởi sự sòng phẳng đến ghê người của nó. Đương nhiên, chúng ta luôn xác định đi làm là để kiếm tiền. Giáo dục cũng là một loại kinh doanh dịch vụ. Thuận mua, vừa bán. Nhưng liệu rằng như thế đã đủ? Cái giá tiền trao cháo múc đó có thực sự đo được giá trị của giáo dục? Cá nhân tôi cho rằng có những giá trị lớn hơn được kiến tạo trong công việc của bạn, và nếu không vì những giá trị ấy sẽ không bao giờ bạn hạnh phúc được với nghề của mình. Nghề giáo chính là một dạng như thế.
Ngay đầu năm nay, bản thân tôi cũng gặp một câu chuyện tương tự. Một học sinh ở lớp 6 tôi dạy không học bài, bỏ bê bài tập. Cảm thấy không ổn, tôi bèn gọi điện trao đổi với phụ huynh. Phụ huynh chẳng những không thừa nhận vấn đề mà còn hỏi ngược lại con họ làm sai ở những điểm nào, chất vất tôi vì sao không tự giảm nhẹ lượng bài học cho các em. Thấy phụ huynh có chiều hướng bất đồng, tôi quyết định dừng cuộc đối thoại tại đây.
Sáng hôm sau, khi đang soạn giáo án thì chuông điện thoại reng. Giọng hiệu trưởng gấp gáp bên đầu dây: "Em có biết vị phụ huynh mình vừa trao đổi ngày hôm qua là ai không?". Tôi đáp: " Dạ không". "Đó là cô chuyên viên của sở giáo dục. Ba của em học sinh này là thầy hiệu phó một trường THPT trong quận. Họ là người trong ngành nên muốn tự mình dạy con. Em nên né tránh, đừng nên trao đổi. Hãy dành sự ưu ái đặc biệt cho em học sinh này".
Nghe xong những lời ấy, tôi khá chạnh lòng nhưng không ngạc nhiên. Với những phụ huynh đầy "quyền lực" như thế, một cuộc trao đổi đơn thuần về tình hình học tập của con họ cũng có thể trở thành nguyên nhân để báo lại với hiệu trưởng, nhằm mục đích răn đe giáo viên đứng lớp.
Vài tuần sau, tình trạng của em học trò vẫn không được cải thiện. Tuy nhiên, tôi không đủ nhẫn nại để duy trì những cuộc đối thoại riêng với phụ huynh. Cũng bởi mặc dù em học trò rất ngoan hiền, nhưng mẹ nó thì không. Chính sự khinh người ỷ quyền đã dẫn đến việc đe dọa mang tính "cửa quyền" nhằm vào giáo viên. Cá nhân tôi cho rằng chính từ những vị phụ huynh như thế đã tạo ra một thế hệ con cái ỷ tiền ỷ quyền cha mẹ, sẵn sàng khóc lóc xin điểm và sẵn sàng chửi rủa, đe dọa thầy cô khi không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Cái bất nhẫn lớn nhất trong nghề giáo hiện nay là người ta đã lờ đi rất nhiều các giá trị tinh thần của nghề nghiệp để lấy tiền bạc, lợi ích hoặc quyền lực ra mà 'ném' vào mặt nhau. Đặc biệt, với giáo viên, khi bạn thỏa hiệp với lí lẽ tiền bạc ấy, thì có nghĩa là, bạn cũng chấp nhận việc một ngày nào đó người ta sẽ dùng tiền hay quyền lực mà sỉ nhục và xem thường bạn. Khi không biết giá trị của nghề và không biết tự trọng, thì bạn cho phép người ta khinh dễ mình, có gì lạ đâu.
Riêng bản thân tôi, nếu chỉ vì tiền hay quyền lực, thì thôi tốt nhất đừng đến với nhau làm gì cho đau lòng nhau thêm. Mối quan hệ giữa người dạy và người học luôn luôn nhiều hơn thế. Tôi vẫn nhớ một vị giáo sư dạy mình ở Đại học đã hài hước mà bảo rằng có ba nghề bị xã hội đối xử bạc bẽo nhất, hai trong số đó là bác sĩ và giáo viên. Ngẫm cũng đúng khi thầy cho rằng nghề thì bị bệnh nhân hành hung lúc nào không biết, bị chém lúc nào không hay, bị cầm tay chỉ việc, một nghề thì hở ra là bị quay clip, hở tý ra là bị dọa đuổi việc, trên đe dưới búa...
Chúng ta chắc là đã nghe qua câu "trăm sự nhờ thầy cô", giờ có lẽ nên thay đổi mà phải thay bằng "trăm sự đổ vạ vào thầy cô".
Nghề giáo - nghề nguy hiểm? Từ bao giờ họ trở thành 'máy dạy' và đánh mất đi phẩm chất 'nhà sư phạm' cần có của mỗi người thầy? Từ bao giờ nghề giáo trở thành 'nghề nguy hiểm'? Mấy ngày nay, mạng xã hội lan truyền dữ dội video nữ sinh hỗn hào với thầy giáo. Báo chí vào cuộc với những diễn biến của vụ việc, từ...