Dấu ấn hợp tác quốc tế của Trường ại học Cần Thơ
Với mục tiêu trở thành đơn vị thuộc nhóm các trường đại học hàng đầu khu vực châu Á và thế giới ở một số lĩnh vực vào năm 2025, nhiều năm qua, Trường ại học Cần Thơ (HCT) không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế (HTQT).
Bên cạnh phát huy các nguồn lực sẵn có, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học…; thông qua các chương trình và dự án quốc tế, Trường HCT đã xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao, đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc trong phát triển.
Giờ học thực hành của sinh viên Khoa Nông nghiệp, Trường HCT.
Nhóm ngành Nông lâm nghiệp vào bảng xếp hạng thế giới
Trong hai năm liên tục (2020, 2021), nhóm ngành Nông lâm nghiệp của Trường HCT lọt vào Bảng xếp hạng thường niên các trường H trên thế giới (QS World University Rankings) của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (Anh quốc).
GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường HCT, cho biết: “Thông qua nguồn nhân lực chất lượng cao và các xuất bản phẩm trên thế giới, nhóm ngành Nông lâm nghiệp của trường đạt thành tích này”.
Chưa có trường H nào ở Việt Nam được xếp hạng ở nhóm ngành này, nên có thể coi đây là lợi thế lớn cho Trường HCT trong việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành học, thu hút sinh viên, góp phần vào sự phát triển lĩnh vực này ở BSCL và cả nước.
Thành quả trên đến từ nỗ lực lâu dài của Khoa Nông nghiệp và tập thể nhà trường. Cựu sinh viên và nay là giảng viên Khoa Nông nghiệp của trường, PGS.TS Trần Vũ Phến cho biết: “ặc thù của khoa là sinh viên phải ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất. Cho nên tôi và đồng nghiệp thường giới thiệu kiến thức cơ bản, dẫn chứng thực tế để sinh viên vận dụng tốt.
Về thực hành, bên cạnh nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sinh viên cũng phải đi thực tế sản xuất, tiếp xúc nông dân, trao đổi, tham khảo thêm tài liệu để thực hiện các báo cáo chuyên đề, luận văn tốt nghiệp”. Gắn bó trong chặng đường phát triển 55 năm qua của trường, PGS.TS Trần Vũ Phến là người chứng kiến những năm đầu thành lập trường, lúc cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành của Khoa Nông nghiệp thô sơ, thiếu thốn. ến nay Khoa Nông nghiệp đã có cơ ngơi khang trang, hiện đại, đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Video đang HOT
Huỳnh Thị Thu Mơ, sinh viên ngành Bảo vệ thực vật K43, cho biết: “Tôi rất tự hào khi được học tại Trường HCT. Sự tận tâm của thầy cô trong quá trình giảng dạy đã cho chúng tôi kiến thức vững chắc. Trong thực hành, chúng tôi trực tiếp quan sát từ thực tiễn sản xuất, nên nắm vững kiến thức và ứng dụng được”.
ối với Khoa Nông nghiệp Trường HCT, chương trình đào tạo mỗi khóa có thời gian từ 4 đến 4,5 năm. Sau mỗi khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường, Khoa Nông nghiệp đều ghi nhận ý kiến phản hồi của sinh viên, nhà tuyển dụng… để điều chỉnh chương trình giảng dạy phù hợp.
Không những cập nhật chương trình đào tạo sát thực tế, Khoa Nông nghiệp cũng đẩy mạnh các chương trình HTQT, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên giao lưu, học tập, tiếp cận với những chương trình tiên tiến trên thế giới.
Thông qua các chương trình HTQT của nhà trường, hoặc của riêng Khoa Nông nghiệp với các đơn vị đối tác, giúp khoa nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Rất nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa Nông nghiệp đã có học vị tiến sĩ từ nhiều nước trên thế giới.
Theo PGS.TS Lê Văn Vàng, Trưởng khoa Nông nghiệp, giáo trình chỉ là một phần trong giảng dạy và mỗi giảng viên có cách dạy, truyền đạt kiến thức khác nhau. Phần lớn từ kinh nghiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, giảng viên vận dụng linh hoạt vào bài giảng, tổ chức lớp học làm bài tập và báo cáo chuyên đề, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng. “So với 10 năm trước, sinh viên của khoa ngày nay không còn thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài”, thầy Lê Văn Vàng nói.
Phấn đấu vào tốp của châu Á
GS.TS Hà Thanh Toàn cho biết: “Ở vị trí trung tâm BSCL, trường mong muốn chia sẻ, kết nối với các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề của BSCL. Trong 55 năm qua, trường đã có rất nhiều dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế. ầu tiên là chương trình MHO của Chính phủ Hà Lan, đến chương trình VLIR của Chính phủ Bỉ, chương trình “Nâng cấp Khoa Nông nghiệp” từ viện trợ của Chính phủ Nhật Bản… đã đóng góp hơn 60 triệu USD cho sự phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho Trường HCT”.
Theo GS.TS Hà Thanh Toàn, các chương trình HTQT góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra của BSCL. ó là những vấn đề về nhân lực, khoa học, kỹ thuật phục vụ phát triển cộng đồng BSCL, thông qua đề tài nghiên cứu trong các chương trình, dự án HTQT.
Khoa Nông nghiệp, đơn vị được thành lập đầu tiên của Trường HCT, là một trong những điển hình trong các chương trình HTQT. GS.TS Hà Thanh Toàn cho biết thêm: “Trường có mối quan hệ với các tổ chức quốc tế thực hiện các đề tài nghiên cứu, đào tạo nhân lực lĩnh vực Nông nghiệp và thực hiện chương trình theo Nghị quyết 120 của Chính phủ Về phát triển bền vững BSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trường cố gắng phấn đấu liên tục để tạo ra những thành quả mới, đóng góp tích cực cho xuất khẩu lúa, cây ăn trái, thủy sản của BSCL như trong Nghị quyết 120 ưu tiên phát triển sắp tới”.
Thành quả nổi bật mà HTQT mang lại cho Trường HCT là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong 1.180 cán bộ giảng dạy của trường hiện nay, có khoảng 600 tiến sĩ, còn lại đều là thạc sĩ. Hiện nay, trường có khoảng 150 người đang là nghiên cứu sinh tại nước ngoài.
Trường có 3 nguồn chính để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ, trong đó có nguồn từ mối quan hệ hợp tác giữa trường với hơn 150 tổ chức, trường H trên thế giới. Nhờ vậy, bình quân hằng năm, trường có khoảng 50 người làm nghiên cứu sinh và 20 người học thạc sĩ ở các trường quốc tế.
Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan HTQT Nhật bản (JICA) tại Việt Nam, cho biết Trường HCT đang thực hiện dự án nâng cấp sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, tổng kinh phí khoảng 105 triêu USD, đã gần đến giai đoạn kết thúc.
“Tôi mừng vì cơ sở vật chất, trang thiết bị đều tiến hành tốt đẹp; nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho trường. Những sinh viên tốt nghiệp từ Trường HCT là nguồn nhân lực chất lượng cao, có sức lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội BSCL”, ông Shimizu Akira cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh TP Cần Thơ có mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản từ rất lâu, mà cụ thể là Trường HCT đã hợp tác với các trường H của Nhật hơn 20 năm. Bên cạnh JICA, Trường HCT còn có mạng lưới kết nối chặt chẽ với các trường H, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, doanh nhân Nhật Bản.
Thông qua mối quan hệ HTQT, Trường HCT phấn đấu vào nhóm các trường H hàng đầu khu vực châu Á và thế giới ở một số lĩnh vực vào năm 2025. GS.TS Hà Thanh Toàn nhấn mạnh: “Trường đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ là phấn đấu trở thành trường nằm trong tốp 1.000 trường H trên thế giới.
Trường tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển; xây dựng những chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế; đẩy mạnh các nguồn lực khác nhau để phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ vùng BSCL về phát triển ngành Nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp…”.
Tận tâm với nghề
Với đồng nghiệp, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, thạc sĩ Nguyễn Phúc Hảo, Phó Bí thư Chi bộ Học sinh - Sinh viên, Bí thư Đoàn trường, giảng viên bộ môn Trồng trọt, rất gần gũi và thân thiết.
Anh không chỉ là giảng viên dạy giỏi cấp thành phố, thủ lĩnh Đoàn mà còn nghiên cứu, ứng dụng nhiều mô hình giảng dạy được đánh giá cao.
Anh Nguyễn Phúc Hảo (giữa) hướng dẫn sinh viên cách chăm sóc rau.
Anh Nguyễn Phúc Hảo luôn tâm niệm: "Làm việc gì cũng phải có tâm và yêu nghề mới thành công. Là đảng viên mình phải gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực thực hiện đạt các nhiệm vụ lãnh đạo Trường, Khoa, Chi bộ giao". Anh luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh, sinh viên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
ối với ngành bảo vệ thực vật, đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức nền vững chắc và tay nghề giỏi khi ra trường. Chính vì thế, anh Phúc Hảo không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đọc tài liệu, tham quan thực tế, nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học, học kinh nghiệm của các thầy cô...
Trong công tác giảng dạy, anh luôn cải tiến bài giảng của mình như sử dụng các clip và đưa hình ảnh thực tế vào bài giảng. Sau mỗi lần giảng, anh rút kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức, chủ động tiếp thu bài và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Theo anh Hảo, những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác oàn giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng các bài giảng làm tăng sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên. Anh còn áp dụng phương pháp đánh giá kết quả trắc nghiệm trên máy tính với thời gian nhất định.
Qua đó, giúp sinh viên nhận kết quả kiểm tra đúng với thực lực của mình hoặc sau vài lần kiểm tra không đạt yêu cầu thì ý thức tự giác học tập của học sinh, sinh viên được nâng cao.
Nguyễn Tấn Cường, sinh viên lớp Bảo vệ thực vật CBVTV 18 CD, cho biết: "Với sự dìu dắt, hướng dẫn của thầy Hảo, em từng bước trưởng thành, tự tin khi làm việc nhóm. Thầy vui vẻ, hòa đồng, xứng đáng là "thủ lĩnh" truyền cảm hứng cho đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động".
Với vai trò Bí thư oàn trường, anh Phúc Hảo đã đưa ra nhiều ý tưởng nâng cao chất lượng công tác oàn, phong trào thanh niên trong Trường. Trong các hoạt động, anh đề ra kế hoạch, phương hướng hoạt động thúc đẩy sự phát triển các phong trào học tập, rèn luyện kỹ năng, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên của Trường, góp phần đưa các hoạt động oàn đạt nhiều thành tích, được Thành oàn, Trung ương oàn, UBND thành phố, các ban, ngành khen thưởng.
iển hình các phong trào Thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, vệ sinh môi trường, xây dựng 3 khu sản xuất rau sạch, chiến dịch mùa hè xanh... đã tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh, sinh viên rèn luyện, học tập tốt.
Bên cạnh đó, anh Phúc Hảo còn đam mê nghiên cứu khoa học để phục vụ công tác giảng dạy. Anh là tác giả, đồng tác giả biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng được đưa vào sử dụng, như: giáo trình cây công nghiệp, bài giảng hệ thống canh tác, bài giảng dinh dưỡng cây trồng...
Anh còn tham gia viết các bài báo đăng Tạp chí Khoa học của Trường ại học Cần Thơ; bình quân mỗi năm anh hướng dẫn sinh viên thực hiện 30 đề tài báo cáo tốt nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, anh còn lập nhiều câu lạc bộ, diễn đàn để trao đổi với sinh viên về chuyên môn và là nơi để các em có thể triển khai, hiện thực hóa các ý tưởng của mình. Hiện tại, ở tuổi 37, anh tiếp tục học tập chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ ngành khoa học cây trồng.
Với những cống hiến vì sự nghiệp giáo dục, anh Phúc Hảo được tặng nhiều giấy khen và bằng khen các cấp trong quá trình công tác. Năm 2019, anh là đảng viên trẻ học tập và làm theo lời Bác được tuyên dương cấp toàn quốc; nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương...
Phân bón Cà Mau trao 60 suất học bổng tặng sinh viên Đại học Cần Thơ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau) vừa trao tặng 60 suất học bổng có tổng trị giá 420 triệu đồng đến sinh viên ngành nông nghiệp Trường đại học Cần Thơ. Lãnh đạo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau trao học bổng tặng các sinh viên Đại học Cần Thơ. Lễ trao tặng học...