Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không?
Vòng tránh thai chỉ là một dụng cụ chiếm chỗ trong tử cung, không gây dị tật cho thai nhi. Nên dù đã đặt vòng tránh thai mà vẫn dính bầu, nhiều chị em vẫn có thể sinh con bình thường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kì biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Đối với phương pháp đặt vòng tránh thai cũng vậy, được đánh giá là an toàn cao nhưng đôi khi phương pháp này cũng xảy ra sự cố dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
Những trường hợp đã đặt vòng tránh thai mà vẫn có bầu là do chủ quan không đi khám sức khỏe, cứ “thả” thoải mái, vòng bị rơi ra lúc nào không biết hoặc là vòng nằm sai vị trí, tử cung to chọn vòng có kích thước không phù hợp…
Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Đặt vòng tránh thai mà vẫn dính bầu khiến nhiều chị em lo lắng
Khi chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai thì cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng. Nếu chiếc vòng đã tuột ra rồi thì không có vấn đề gì. Nhưng chiếc vòng vẫn còn ở trong tử cung thì bác sỹ sẽ xem xét nó đang ở vị trí nào. Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra và dùng thuốc giữ thai cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai, nếu lấy ra mà nguy hiểm nhiều đến thai nhi thì bác sĩ sẽ để lại và đợi đến khi em bé sinh ra sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.
Đặt vòng rồi vẫn dính bầu có thể là do bị tuột vòng hoặc vòng bị lệch…
Dị tật ở thai nhi là do sự phân chia tế bào tức là từ chính bên trong bản thân thai nhi hoặc mẹ… Mặc dù chiếc vòng tránh thai sẽ không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng nó có thể chọc vào buồng ối gây dò ối, hoặc gây sinh non. Chính vì vậy, khi muốn giữ thai nhi, mẹ nên cẩn thận, tránh lao động, hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên đi thăm khám định kỳ.
Làm sao để tránh được việc đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?
Vòng tránh thai là một vật rất nhỏ được chế tác từ nhựa, kim loại, chúng được đặt trong tử cung của người phụ nữ để có thể ngăn chặn tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử phát triển thành bào thai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặt vòng tránh thai rồi vẫn mang thai ngoài ý muốn. Thông thường, tỉ lệ này chiếm từ 1-14%. Bởi vòng tránh thai là một dị vật khi đưa vào cơ thể rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dễ dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng tránh thai thì sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất một vài ngày và tránh làm việc nặng trong một tuần, để tránh tuột vòng sau khi đã đặt vòng.
Chị em nên đi kiểm tra định kỳ để biết được tình trạng của vòng tránh thai
Bên cạnh đó, sau khi đã đặt vòng nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường, đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì các chị em cần đi khám sớm, vì rất có thể vòng đã bị lệch. Đồng thời, sau khi đặt vòng trong một tháng các chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không. Sau đó cách 1 – 2 năm đi kiểm tra lại.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp cho các chị em hiểu hơn về vấn đề đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không? Để có cách xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho phái đẹp.
Theo phunusuckhoe.vn
Chớ coi thường khi thấy kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, cẩn thận lời cảnh báo với căn bệnh nguy hiểm
Nếu kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày hoặc đột nhiên xuất hiện nhiều thay đổi về thời gian xuất hiện kinh nguyệt trong ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp, thì bạn nên đi khám bác sĩ.
1. Một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài bất thường.
Sử dụng vòng tránh thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến những ngày đèn đỏ kéo dài là đặt vòng tránh thai trong tử cung. Vòng tránh thai có 2 loại chính: không chứa hormone và có chứa hormone. Cả 2 loại đều có khả năng khiến kinh nguyệt kéo dài, đặc biệt là giai đoạn mới đặt vòng. Thực chất, kinh nguyệt kéo dài là một trong những tác dụng phụ của vòng tránh thai không chứa hormone.
Vòng tránh thai chứa hormone được cho là có thể rút ngắn thời gian hoặc thậm chí khiến kinh nguyệt không xuất hiện. Tuy nhiên, loại vòng này vẫn có thể khiến kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều hơn trong một số chu kỳ đầu tiên sau khi đặt. Điều cần lưu ý là nếu kinh nguyệt không quay trở lại bình thường sau 3 chu kỳ, bạn nên đi khám bác sĩ vì có thể vòng tránh thai bị lệch khỏi vị trí hoặc không phù hợp với cơ thể.
Mang thai
Nghe có vẻ kỳ lạ vì chúng ta vẫn biết rằng một trong những dấu hiệu mang thai là kinh nguyệt không xuất hiện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến kinh nguyệt trở nên bất thường, trong đó có hiện tượng ra máu kéo dài, là mang thai. Do vậy, bất cứ khi nào bạn thấy hiện tượng ra máu âm đạo bất thường và nghi ngờ khả năng mang thai, bạn nên đi khám bác sĩ để làm những xét nghiệm cần thiết.
Sử dụng các biện pháp tránh thai có tác động tới hormone
Bất cứ tác động nào lên nồng độ hormone trong cơ thể đều có thể khiến kinh nguyệt kéo dài. Hiện có rất nhiều biện pháp tránh thai can thiệp tới hormone khác nhau, do đó bạn có thể lựa chọn những biện pháp khác nếu thấy một biện pháp cụ thể nào đó không phù hợp với cơ thể.
Sảy thai
Rất nhiều trường hợp sảy thai xảy ra khi người phụ nữ thậm chí chưa nhận ra rằng mình đã mang thai. Một dấu hiệu sảy thai là kinh nguyệt kéo dài và chảy nhiều máu. Thời gian đèn đỏ xuất hiện nên quay trở lại bình thường sau 1, 2 chu kỳ.
Nếu kinh nguyệt kéo dài bất thường tới hơn 3 chu kỳ thì bạn nên đi khám bác sĩ. Cứ 1 trên 100 phụ nữ bị sảy thai lặp lại nên việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới khả năng mang thai như lạc nội mạc tử cung là rất cần thiết. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể khiến kinh nguyệt kéo dài.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng này đặc biệt nguy hiểm vì gây ảnh hưởng lên trung bình 10% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và có thể gây vô sinh. Hội chứng này gây ảnh hưởng lên nồng độ hormon, gây tăng cân, lông tóc phát triển quá mức ở cả các bộ phận như mặt, ngực, tay chân và khiến kinh nguyệt kéo dài.
2. Thực phẩm bạn nên ăn trong những ngày "đèn đỏ"
Protein
Bạn nên bổ sung đậu lăng, đậu hũ, phô mai và trứng luộc vào chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa trưa, trong những ngày này. Protein trong các thực phẩm trên sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết và hạn chế sự thèm ăn đường - một tình trạng khá phổ biến trong giai đoạn hành kinh.
Tuy nhiên, bạn nên kiêng các loại đậu như đậu xanh, đậu thận, đậu đen... vì chúng có thể gây ra chứng đầy hơi. Bạn cũng không nên ăn gà cay và cà ri cá bởi những món này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Trong những ngày này, hãy duy trì chế độ ăn uống đơn giản và nhẹ nhàng bạn nhé.
Canxi
Một ly sữa ấm có thể xua tan mọi cảm giác khó chịu, giúp bạn cảm thấy khá hơn trong thời gian hành kinh. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine, canxi và vitamin D hỗ trợ nhau trong việc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (những triệu chứng như đau lưng, căng vú, đau bụng, nổi mụn...).
Trên thực tế, chúng hoạt động như chất làm giãn cơ, giúp giảm bớt chứng thống kinh và đau nhức. Nếu không dung nạp lactose thì bạn nên ăn các thực phẩm có nhiều canxi như rau có lá màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành, hạt vừng...
Vitamin
Có một số loại vitamin bạn không thể bỏ qua trong thời kỳ kinh nguyệt. Các thực phẩm giàu vitamin B6 có thể giúp bạn giảm các triệu chứng như tăng cân và đầy hơi. Bạn nên ăn nhiều hạt dẻ, bông cải xanh, cà chua, bắp và các loại ngũ cốc khác giàu vitamin B6.
Cà chua, cam chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đồng thời giúp bạn duy trì năng lượng trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin E như hạt bí đỏ, đậu phộng và hạt hướng dương giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Thức ăn giàu magiê và kali
Hai chất dinh dưỡng vi lượng này có thể giúp cơ thể bạn giảm chứng thống kinh và các triệu chứng khác. Hạt bí đỏ, các loại đậu hạt và đậu phụ là những nguồn cung cấp magiê có thể giúp giảm sưng phồng. Kali có trong chuối, bơ và khoai lang sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng, giấc ngủ và điều chỉnh nhu động ruột.
Theo phunutoday.vn
Khi nào không nên thụ thai? Mang thai và làm mẹ là thiên chức quý giá của phụ nữ. Để một đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt, người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thai nghén, tránh xảy ra những điều ngoài mong đợi trong quá trình mang thai và sinh con. Có những thời điểm phụ nữ...