Đạt thỏa thuận Brexit đột phá, Anh bước vào cuộc sát phạt trong nhà
Giới chức Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã đạt thỏa thuận dự thảo được chờ đợi từ lâu hôm 13-11 về sự ra đi của Anh (Brexit). Tuy nhiên, chờ đợi Thủ tướng Theresa May ngay phía trước là những thách thức lớn hơn đến từ nội bộ.
Trang Guardian gọi việc đạt thỏa thuận dự thảo về Brexit giữa Anh và EU hôm 13-11 là điều bà May không thể trì hoãn thêm. Các bộ trưởng nội các đã được triệu tập tới Số 10 đường Downing ngay trong đêm 13-11 và phòng đọc đã được chuẩn bị sẵn để họ nghiền ngẫm bản dự thảo mà “phó tướng” của nữ thủ tướng – ông David Lidington – hồi tuần trước gọi là một “sản phẩm”.
Các bộ trưởng nội các sẽ có cơ hội rà soát dự thảo trước cuộc họp quan trọng của toàn bộ nội các vào 14 giờ ngày 14-11 (giờ địa phương), văn phòng thủ tướng cho biết.
Thủ tướng Theresa May đối mặt thách thức lớn hơn ở trong nước. Ảnh: Reuters
Sau nhiều tháng bế tắc về các điều khoản “ly hôn” của Anh với EU, khoảnh khắc trình bày dự thảo thỏa thuận đạt được là một đột phá với nữ thủ tướng Anh – người đã nỗ lực hết sức để tránh một kịch bản Brexit “không thỏa thuận” hẳn là vô cùng rối loạn.
Có điều, bà lại chẳng thể cầm chắc sự ủng hộ từ những tiếng nói cứng rắn với Brexit trong chính nội các của mình. Trong vài tuần nay, Brussels đã cảm nhận được trở ngại chính để hoàn tất văn kiện Brexit – thỏa thuận ly hôn giữa Anh và EU – không nằm Brussels mà ở Westminster.
Theo The New York Times, trong trường hợp xấu nhất, sự quay lưng hay nổi giận của nội các với dự thảo thỏa thuận có thể đe dọa cả ghế lãnh đạo của bà May.
Nữ thủ tướng đã tiến hành một cuộc họp trong đêm với các quan chức như Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt, Bộ trưởng Brexit Dominic Raab – những người bà May nhất thiết không được đánh mất sự ủng hộ của họ.
Chi tiết của thỏa thuận – dài hàng trăm trang, đạt được giữa Anh và EU vẫn chưa được công bố. Thậm chí ngay cả khi bà May được nội các ủng hộ trong cuộc họp ngày 14-11 mà không đòi bà phải từ chức hay có bất cứ nhượng bộ chính trị nào, nữ thủ tướng vẫn đối mặt với nhiều trắc trở khi thúc đẩy thông qua dự thảo trong cuộc họp tại nghị viện vào tháng 11 – nơi bà May có quá nhiều người chống đối.
Chiến lược của bà May đang vấp phải sự phản đối gay gắt tại Hạ viện Anh, cơ quan phải thông qua thỏa thuận trước khi Brexit diễn ra vào ngày 29-3-2019.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson, một người ủng hộ Brexit hàng đầu, nói rằng thỏa thuận là không thể chấp nhận được và các bộ trưởng nội các nên ngăn chặn nó. Ông Johnson đã từ chức hồi tháng 7 vì bất đồng với bà May. “Nó rõ ràng không đáp ứng được những yêu cầu mà người dân Anh giao phó” – ông nói với BBC.
Đảng Liên minh Dân chủ của Bắc Ireland (DUP), vốn giúp Thủ tướng May giành được thế đa số tại quốc hội, cũng đe dọa phản đối một thỏa thuận khiến Anh bị trói buộc chặt chẽ với EU.
Trong khi đó, Lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn cũng tỏ ý sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận.
Theo Đỗ Quyên
Video đang HOT
Người Lao Động
Tình báo Nga ở nước ngoài bị đánh sập sau 'vụ Skripal'?
Khẳng định đã đánh sập mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài chỉ là dùng ảo tưởng để chữa thẹn của London. Với Moscow đây chỉ là chiêu trò nhưng...
Anh cho rằng tình báo Nga ở nước ngoài đã bị đánh sập sau 'vụ Skripal'
Independent ngày 12/11 đưa tin, phát biểu tại Tiệc trà của Thị trưởng London mừng sự hợp tác quốc tế trong việc quy trách nhiệm Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, Thủ tướng Theresa May cho hay Nga đã thiệt hại nặng nề.
Theo người đứng đầu chính phủ Anh thì thiệt hại lớn nhất của Nga chính là mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài đã gần như bị đánh sập hoàn toàn sau hành động quyết liệt của Anh-Mỹ và các đồng minh đối với sự việc này.
"Bà đầm thép đệ nhị" của nước Anh cho rằng: "Khả năng hoạt động và kết nối của tình báo Nga chắc chắn đã bị suy giảm nghiêm trọng do phản ứng của phương Tây đối với cuộc tấn công bằng chất độc thần kinh ở Salisbury".
Thủ tướng Theresa May mừng công vì đánh sập tình mạng lưới báo Nga
"Việc tình báo quân đội Nga liều lĩnh sử dụng các loại vũ khí hóa học trên đường phố đã tạo động lực cho các nhà chức trách phương Tây đứng bên cạnh nhau trong việc bảo vệ công lý", nữ Thủ Anh tướng nhấn mạnh.
Chủ nhân Số 10 phố Downing khẳng định: "Cùng với các đồng minh, chúng tôi đã điều phối việc trục xuất tập thể lớn nhất của các điệp viên tình báo Nga, điều này về cơ bản đã làm giảm khả năng của tình báo Nga trong nhiều năm tới.
Các cơ quan thực thi pháp luật của chúng tôi, thông qua việc điều tra và hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đã tìm ra những bằng chứng không thể chối cãi, giúp cho việc truy tố những kẻ chịu trách nhiệm".
Bà May ca ngợi: "Chính phủ Hà Lan đã ngăn chặn và lật tẩy những mưu đồ của Nga xâm nhập và làm suy yếu Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, góp phần đánh sập mạng lưới tình báo Nga ở châu Âu.
Chúng tôi đã thấy tác động của sự thống nhất quốc tế và phản ứng tập thể với những mối đe dọa là cách tốt nhất bảo vệ các giá trị của cốt lõi chúng ta, bảo vệ nền dân chủ và cuộc sống của người dân".
Mặc dù chỉ trích Moscow và tự hào đánh sập mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài - trong đó có lãnh thổ nước Anh - song Thủ tướng May cũng cho biết London đã sẵn sàng cho các mối quan hệ tốt hơn với Moscow.
"Chúng tôi vẫn mở cửa cho một mối quan hệ khác - nhưng Nga cần phải từ bỏ các cý định tấn công làm suy yếu các hiệp ước quốc tế và làm tổn hại an ninh quốc tế - mà thay vào đó là hợp tác cùng với chúng tôi để thực hiện trách nhiệm chung.
Anh chia sẻ với Nga bằng tư cách là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và hy vọng rằng nhà nước Nga sẽ chọn con đường này. Chúng tôi mong chính quyền Nga hãy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế".
London-Washington đã quá bế tắc trong vụ Skripal
Theo những gì mà nữ Thủ tướng của nước Anh tự hào chia sẻ trong Tiệc trà mừng công ở London, dường như mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài đã bị đánh sập và không dễ khôi phục được khi quốc tế đã kết hợp với Anh ngăn chặn điều này.
Chỉ là một sự ảo tưởng nhằm chữa thẹn của London?
Theo giới phân tích, không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Anh lại mở tiệc mừng công sớm như vậy, khi mà "vụ Skripal" vẫn chưa thể có kết luận cuối cùng vì bằng chứng yếu - chủ yếu là niềm tin sâu sắc - và nguyên tắc suy luận vô tội bị vi phạm.
Đây thực chất là một sự chữa thẹn của London trước Moscow, chỉ có điều đó là sự ảo tưởng của chính quyền Anh, an ninh và tình báo Anh cùng các đồng nghiệp Mỹ - phương Tây khác. Tại sao lại nhận định như vậy?
Cách đây 10 ngày, ngày 2/11/2018, phát biểu trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Cơ quan Tình báo Quân đội Nga - trước kia là tình báo quân đội Liên Xô - Tổng thống Putin đã ca ngợi kỹ năng của các điệp viên của GRU là "độc nhất vô nhị".
Ông Putin cho biết: "Là chỉ huy tối cao, tất nhiên tôi biết là mình không thể và không được phép cường điệu về khả năng độc đáo của các bạn, trong đó việc thực hiện các hoạt động đặc biệt".
Người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh: "Tôi tự tin về tính chuyên nghiệp của các bạn, sự táo bạo và quyết đoán cá nhân của các bạn. Tôi tin rằng mỗi cá nhân và cả lực lượng sẽ làm tất cả những gì được yêu cầu vì nước Nga và nhân dân Nga".
Theo Tổng thống Putin, hoạt động tình báo - nhất là tình báo quân đội - là một phần không thể thiếu trong các vấn đề quân sự và khoa học quân sự, nó luôn luôn tồn tại và hiện diện ở khắp mọi nơi trong nhiều thế kỷ.
Về Cơ quan Tình báo Quân đội Nga, nhà lãnh đạo nước Nga đương thời đánh giá rất cao giá trị những thông tin và các tài liệu phân tích cũng như các báo cáo đánh giá tình hình nhằm tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý-điều hành và bảo vệ đất nước.
Bộ đôi May-Trump chưa thể là đối thủ của Putin trong hoạt động chống phản gián
Theo giới hoạch định chiến lược an ninh và tình báo phương Tây, ông Putin đánh giá cao kỹ năng của điệp viên GRU, vai trò của GRU với vận mệnh quốc gia là dấu hiệu cho thấy cựu điệp viên KGB này chuẩn bị điều chỉnh chiến lược cho tình báo Nga.
"Ông Putin đã đặt ra sứ mệnh mới cho thế hệ những gián điệp Nga trong tương lai, mà tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc vĩ đại, vì quê hương thân yêu là niềm tự hào và là nền tảng cho hành động của mỗi điệp viên", theo Reuters.
Vì vậy, phát biểu của Tổng thống Putin trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Cơ quan Tình báo Quân đội Nga được nhận diện là sự báo trước cho tình báo Anh-Mỹ và phương Tây chuẩn bị một giai đoạn mới trong cuộc chiến thầm lặng với tình báo Nga.
"Qua những lời lẽ trong bài phát biểu, ông Putin đã cảnh báo chuẩn bị sẽ thực hiện các hoạt động đặc biệt táo bạo và đã cung cấp một mô hình nguy hiểm cho thế hệ tình báo tương lai của Nga", Reuters bình luận.
Việc Anh-Mỹ và các đồng minh cùng những thực thể a dua rối mù trong "vụ Skripal" được cho là cơ sở để giới phân tích chiến lược, an ninh và tình báo phương Tây nhận định "nguy hiểm" từ phát biểu của ông Putin tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập GRU.
Cơ quan Tình báo Quân đội Nga bị Mỹ-phương Tây quy cho là thủ phạm của một loạt các cuộc tấn công tàn nhẫn. Chính phủ Anh cáo buộc GRU đã quyết tâm thực vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Theresa May từng tuyên bố, hai nghi phạm là Alexander Petrov và Ruslan Borishov - bị quy trách nhiệm thực hiện vụ tấn công tại Salisbury - là nhân viên thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga.
Được Moscow tạo điều kiện mà London không dám thẩm vấn nghi phạm của họ, thực tế đó nói lên điều gì?
Còn các công tố viên của Bộ phận Chống Khủng bố thuộc Cơ quan công tố CPS đã xem xét các bằng chứng và kết luận có đủ bằng chứng để buộc tội Alexander Petrov và Ruslan Borishov sát hại Sergei Skripal, con gái ông Yulia và cảnh sát Nick Bailey.
Đáng nói là cho đến nay London vẫn chưa thể đưa ra được bằng chứng thuyết phục trong việc cáo buộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga liên quan đến "vụ Skripal", nên đành phải "làm càn" - trừng phạt Moscow vì sự kiện này.
Hành động theo kiểu "cả vú lấp miệng em" chắc chắn không làm cho London và các đồng minh có thể vui vẻ với thực tế không thể tự hào của tình báo Anh-Mỹ, nên khi Tổng thống Putin ca ngợi GRU là "độc nhất vô nhị", thì càng làm cho họ mất mặt.
Như vậy, cần phải chữa thẹn với Moscow và rõ ràng không gì tốt hơn là chứng minh lời cựu điệp viên KGB Vladimir Putin dành cho GRU chỉ là "sự tâng bốc" và khẳng định đánh sập mạng lưới tình báo Nga sẽ khiến "Putin cứng họng".
Tuy nhiên, thành công của hoạt động tình báo là thể hiện ở hiệu quả chứ không chỉ là những lời khẳng định dựa trên "niềm tin sâu sắc nhưng thiếu căn cứ", mà điều này thì thực tế đã chứng minh tình báo Nga luôn đứng trước tình báo phương Tây.
Do vậy khẳng định đã đánh sập mạng lưới tình báo Nga ở nước ngoài chỉ là dùng ảo tưởng để chữa thẹn của London. Với Moscow đây chỉ là chiêu trò, song với những thực thể a dua thì có thể là chiến công lẫy lừng của tình báo và an ninh Anh-Mỹ.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
700.000 người Anh biểu tình lớn chưa từng có đòi bỏ phiếu Brexit lần 2 Gần 700.000 người Anh tuần hành ở thủ đô London chiều 21.10 trong một cuộc biểu tình được xem là lớn nhất từ trước đến nay để đòi chính phủ Anh tổ chức một cuộc bỏ phiếu công khai về các điều khoản của việc Anh rút khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Gần 700.000 người Anh ủng hộ EU biểu tình...