Đất mũi tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình mới
Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Cà Mau tập trung nguồn lực chuẩn bị cho năm học 2021-2022. Đặc biệt, việc triển khai Chương trình, SGK mới được tỉnh chủ động thực hiện.
Tỉnh Cà Mau tập trung nguồn lực chuẩn bị triển khai Chương trình, SGK mới. Ảnh: Q. Ngữ.
Đảm bảo tập huấn GV và cung ứng SGK
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, dù ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng công tác tập huấn giáo viên Chương trình mới đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Ông Phạm Hoàng Gan, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết: Hiện nay, Sở phối hợp với Viettel Cà Mau tổ chức bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên cấp phổ thông của tỉnh. Đến tháng 12/2021 sẽ hoàn thành 5 mô đun và đảm bảo đủ điều kiện dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhất là cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1, lớp 2 và 6 năm học 2021 – 2022.
Các hình thức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được ngành linh động triển khai thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dù dịch bệnh phức tạp nhưng công tác tập huấn vẫn thực hiện thông qua trực tuyến, nên không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng.
Năm học mới sẽ triển khai Chương trình mới lớp 1, lớp 2, lớp 6. Dịch bệnh kéo dài, giãn cách xã hội nhiều nơi. Việc cung cấp SGK cho học sinh tỉnh Cà Mau được đảm bảo.
Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố Cà Mau, cơ sở giáo dục chủ động liên hệ các công ty, đại lý có uy tính để cung cấp SGK, đảm bảo trước khai giảng năm học mới 100% học sinh có đầy đủ SGK.
Thống kê củ Sở GD&ĐT, phần lớn các đơn vị đặt mua tại Công ty Sách – Thiết bị Cà Mau, công ty đã tiến hành bàn giao đến thời điểm này đạt trên 90%.
Video đang HOT
Học sinh hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, khi học Chương trình mới, cũng được hỗ trợ SGK.
Nhằm để tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có SGK học tập trong từng năm học mới, Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch số 1150 ngày 12/5/2021 về vận động hỗ trợ SGK.
Theo ông Phạm Hoàng Gan, đến nay Sở GD&ĐT đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 700 bộ, Công ty Khí – Điện – Đạm Cà Mau 350 bộ, Công ty sách – Thiết bị Cà Mau 300 bộ… Trong thời gian tới tiếp tục vận động và phân bổ cho các đơn vị huyện, thành phố. Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục bằng nhiều nguồn vận động hợp pháp nhằm đảm bảo 100% học sinh có SGK.
Học sinh vùng sông nước Cà Mau đến trường bằng xuồng. Ảnh: Q. Ngữ.
Tập trung nguồn lực cho năm học mới
Cà Mau địa bàn rộng, đặc thù sông nước, việc duy trì các điểm lẻ huy động học sinh ra lớp khá tốt. Nhưng khi triển khai Chương trình mới, các điểm lẻ đứng trước lo ngại thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị.
Trao đổi vấn đề này, ông Phạm Hoàng Gan cho biết: Các điểm lẻ có lớp 1 trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều đã được trang bị một bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình mới. Hiện nay đang triển khai thực hiện mua sắm cho các điểm trường lẻ có lớp 2 và lớp 6 một bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình mới. Nhìn chung, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về trang thiết bị phục vụ dạy và học.
Năm học 2021 – 2022 cũng là năm học đầu tiên các trường Tiểu học, trường THCS giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6. Đến nay đội ngũ giáo viên giảng dạy Chương trình mới đã cơ bản đảm bảo.
Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp Tiểu học, THCS giảng dạy Chương trình mới lớp 2, lớp 6 theo quy định về cơ cấu, định mức cơ bản đã đủ để dạy. Tuy nhiên ở 2 cấp học này giáo viên vẫn còn thừa thiếu cục bộ.
Cụ thể, cấp Tiểu học (không riêng lớp 2) thừa môn chung là 188 giáo viên và có nhu cầu cần bổ sung thêm giáo viên môn Thể dục 58, Ngoại ngữ 67, Tin học 80.
Cấp THCS (không riêng lớp 6) thừa môn Văn 23 giáo viên, Toán 21, Sinh 54 và thiếu các môn GDCD 14, Lịch sử 17, Địa lý 15, Hóa 8, Công nghệ 16, Tin học 22, Thể dục 24.
Theo ông Gan, việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 đặt ra yêu cầu mới về năng lực sư phạm và nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ, ngoài việc bồi dưỡng thường xuyên cần được bồi dưỡng những năng lực cần thiết để thực hiện Chương trình GDPT mới. Bồi dưỡng các mô đun theo quy định của Bộ GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phổ thông…
Năm học đầu tiên thực hiện chương trình mới với lớp 6 được chuẩn bị ra sao?
Trong 2 ngày 12 và 13/8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục trung học.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819. So với năm học trước, đội ngũ có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn (tăng lần lượt 2,8 và 0.8%, nâng tổng tỷ lệ "chuẩn hoá" cho đội ngũ giáo viên của hai cấp học lên mức 82,4 và 99,78%).
Các cơ sở giáo dục trung học đã tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình phù hợp với điều kiện, tiếp tục thực hiện chương trình trong thời gian học sinh phải tạm dừng đến trường.
Bộ GD-ĐT cho rằng, cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững trước ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19; nhất là trong những tháng cuối năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được kết quả tích cực. Tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen.
Ở hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), có 1 dự án của học sinh Việt Nam đạt giải Ba - giải chính thức của hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.
Nhiều bất cập khi thực hiện chương trình mới
Năm nay, cấp THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới đối với lớp 6.
Các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên.
Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng, hướng dẫn các modul 1,2,3 của chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về sách giáo khoa, mỗi tỉnh/thành phố, mỗi môn học/hoạt động giáo dục được chọn từ 1 đến 5 bộ sách, trong đó tỉ lệ chọn 1 bộ/môn học khoảng 50%; 2 bộ/môn học khoảng 30%.
Một số hạn chế còn tồn tại theo đánh giá của Bộ GD-ĐT là: chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữ các vùng, miền; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Tỷ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà Bộ đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.
Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Trong sự nghiệp "trồng người", đội ngũ nhà giáo đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Giờ học của cô, trò Trường THCS Đông Hải (TP Thanh Hóa). Với ý nghĩa...