Đáp án và đề thi THPT Quốc gia môn Toán 3 năm gần nhất
Các sĩ tử lớp 12 sắp bước vào kỳ thi quan trọng bậc nhất cuộc đời mình – kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là sĩ tử lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi chuyển cấp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có nhiều sự thay đổi trong cả quy chế, thời gian tổ chức cho đến đề thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bắt đầu từ năm 2017, môn Toán trong kỳ thi Đại học đã chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. Cùng xem lại đề thi và đáp án môn Toán 3 năm gần đây để biết cấu trúc và kiến thức ra đề nhé!
Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Toán
Video đang HOT
Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Toán
Đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán
Đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Toán
Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Toán
'Tiệc sách' trong đề thi văn
"Lần đầu em chứng kiến một "bữa tiệc" quá đặc biệt. Trước nhiều loại sách, tự do để lựa chọn thử thách cho đề văn của mình mà em không hề lúng túng, run sợ" - em Võ Hoàng Ân, lớp 6A Trường THCS Đống Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ.
Các em ngồi vào "bàn tiệc" để dự thi môn văn - Ảnh: THẢO THƯƠNG
Ngày 5-7, chương trình chung kết "Giải Lê Quý Đôn trên báo Khăn Quàng Đỏ" lần thứ 21 năm học 2019-2020 diễn ra tại Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) với sự tham gia của nhiều học sinh ở TP và một số tỉnh.
Tham gia sân chơi này, các em phải trải qua 3 môn thi: toán, văn, tiếng Anh. Môn toán, tiếng Anh với hình thức thi trắc nghiệm; môn văn thay vì tự luận như các năm, năm nay có hình thức đổi mới. Các em được tham gia "tiệc sách": chọn cuốn sách mình yêu thích nhất trên "bàn tiệc" được ban tổ chức bày sẵn dưới sân trường để viết cảm nhận của mình vào cuốn "Nhật ký đọc sách mini" do các em thiết kế tại chỗ.
"Bàn tiệc" gồm những tờ báo Khăn Quàng Đỏ, những truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và những trang sách tuổi thơ khác....được bày biện phong phú.
Em Phù Đôn Hải Nam (lớp 6/5, Trường THCS Hưng Long, H.Bình Chánh) đang trình bày phần thi vào cuốn "Nhật ký đọc sách mini"- Ảnh: T.THƯƠNG
Hình thức thi môn văn mới, mang lại nhiều hứng thú cho các em học sinh. Em Phù Đôn Hải Nam (lớp 6/5, Trường THCS Hưng Long, H.Bình Chánh) cho biết - mình dậy từ 5 giờ sáng, từ nhà đến điểm thi khá xa nhưng thấy những bàn tròn sách, rồi cách thi môn văn mới lạ, em như quên mệt. "Môn văn thi rất lạ. Nội dung và kết quả không gò bó. Nên em chọn cho mình truyện "Những đôi dép chuối" để viết lại cảm xúc ở vùng quê, nó đã cho em một tuổi thơ đích thực, tuyệt vời. Em thi mà cứ như được thư giãn" - Nam chia sẻ.
Vừa hứng thú, vừa như được "nuôi" xúc cảm về người mẹ là trải lòng của em Nguyễn Thị Minh (H.Củ Chi) khi tham gia chương trình. Em nói: "Trước đây em chỉ đọc sách rồi gấp lại, chưa khi nào em thử trải nghiệm viết lại cảm xúc cho mình. Em vừa hoàn thành cuốn "Nhật ký đọc sách mini" với câu chuyện "Vì em cần có mẹ". Cuộc thi là một ngày ý nghĩa với em".
Giải Lê Quý Đôn do Sở GD-ĐT TP.HCM và báo Khăn Quàng Đỏ phối hợp tổ chức. Tham dự giải là tất cả học sinh THCS trên toàn quốc, với 3 môn thi: toán, văn, tiếng Anh. Các đề thi lần lượt đăng trên báo Khăn Quàng Đỏ, được phân theo khối lớp. Lễ phát thưởng và vinh danh thủ khoa lần 21 dự kiến trao tháng 8-2020.
9 năm lên giảng đường nghe giảng, chàng trai bại não trở thành tiến sĩ Khuôn mặt và chân tay của Tạ Viêm Đình đều biến dạng, không thể nói năng như người bình thường, mất khả năng viết chữ và đi lại. Tạ Viêm Đình là một chàng trai sinh trưởng tại thành phố Lan Châu, Trung Quốc. Thuở bé, Tạ Viêm Đình được chẩn đoán mắc bệnh bại não, kể từ đó, cuộc sống của chàng...