Đạo văn và nền giáo dục Mỹ
Đạo văn được xem như một vấn nạn đã và đang xảy ra trong môi trường giáo dục trên khắp thế giới. Vậy đạo văn và nền giáo dục nước Mỹ thì sao?
Thời kì của đạo văn.
Viết luận là một phần trọng yếu và diễn ra thường xuyên trong các trường đại học ở Mĩ. Đây là một thử thách dành cho tất cả sinh viên trong trường. Thế nhưng, viết trong một ngôn ngữ mới, học tập trong một hệ thống giáo dục hoàn toàn khác và sống trong một nền văn hóa thật sự khác biệt có thể là một thách thức không mấy dễ dàng. Tuy nhiên, những điều đó quả thật rất tuyệt cho du học sinh những người dám đương đầu với những điều mới lạ.
Trong khoảng thời gian là sinh viên ngoại quốc, bạn sẽ được yêu cầu viết rất nhiều bài luận, bài báo cáo, và các bài nghiên cứu. Thật thậm tệ và tội lỗi nếu ra sức tìm kiếm sự trợ giúp sai trái để sử dụng các dịch vụ viết bài thuê hay dùng những bài luận có trên mạng rồi biến tấu thành của riêng mình.
Rõ ràng đây là một hành động không bao giờ nên làm hay cũng như có ý định khi đang học tập tại đất nước Mĩ. Hành động này có thể dẫn bạn đến những cảnh tượng không mong muốn, như bị sa thải ở vị trí công việc hiện tại, hay mất uy tín trong học đường. Chính sách của các trường đại học tại Mĩ cực kì nghiêm ngặt. Vì thế đạo văn là một hành vi sai trái và sẽ bị trừng phạt nếu phát hiện.
Đạo văn là gì?
Đạo văn có thể coi là cả một quá trình. Bởi vì sao? Nó đòi hỏi người đạo văn phải nghiền ngẫm từng ý tưởng nguồn, sau đó đến giai đoạn điều chỉnh thành của riêng. Đây là một hành động bất hợp pháp, và hậu quả dẫn đến nhẹ thì bị phạt tiền theo chính sách của hầu hết các trường đại học tại Mĩ.
Nên hiểu đạo văn không chỉ là sao chép và dán. Dưới đây là các kiểu đạo văn phổ biến nhất và nên tránh xa vào:
Viết lại nguyên xi thành quả trí óc của người khác mà không ghi nguồn.Ghi lại lời nói của người khác mà không để trong dấu ngoặc kép hoặc không ghi rõ nguồn lấy.Lấy lời văn của người khác, thay đổi trật tự từ trong câu, và tự cho rằng đó là sản phẩm chất xám của bản thân.Vô tình sao chép hoặc tệ hơn là diễn dãi ý văn của người khác mà không trích dẫn chính xác.
Hậu quả khi đạo văn trong môi trường giáo dục Mĩ
Khi may mắn được học tập tại Mĩ, bạn cần hiểu rằng tất cả giáo sư trong trường sẽ không khoan thứ cho những cố gắng không tới từ tính trung thực của sinh viên. Các cơ sở giáo dục ở Mĩ đều mong muốn hỗ trợ và khuyến khích trung thực trong học tập, điều này có nghĩa là tất cả các hình thức đạo văn hay gian lận đều bị ngăn cấm chặt chẽ, nếu bị phát hiện sẽ phải chịu những hình phạt tương xứng.
Một khi nộp đơn vào bất kì trường Cao Đẳng hay Đại Học nào ở Mĩ, hãy chắc chắn rằng đã đọc kĩ các chính sách quy định của nhà trường về đạo văn và các vấn đề khác. Nếu có gì chưa hiểu rõ, hãy mạnh dạn hỏi giáo sư trong trường để được giải thích một cách chi tiết trước khi có vấn đề nghiêm trọng gì đó nảy sinh.
Không những thế đạo văn còn gây ra một số hậu quả sau:
Bạn sẽ làm hoen ố danh tiếng bấy lâu nay.
Thầy cô và bạn bè ngang lứa sẽ mất niềm tin ở bạn.
Trở thành một kẻ đánh cắp ý tưởng của người khác.
Gây tai hại cho tác giả người mà bạn lấy cắp.
Làm suy yếu cả một nền giáo dục.
Mất dần khả năng suy nghĩ nghiêm túc về một vấn đề nào đó.
Cách tránh đạo văn
Video đang HOT
Không bao giờ sao chép thành quả trí óc của người khác, không viết tiểu luận giùm bạn bè, và không bao giờ được quên trích dẫn nguồn.
Để làm được điều đó, bạn cần phải hiểu rõ và phân biệt giữa đạo văn và diễn giải đúng cách. Sẽ ổn thôi khi sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc giải thích ý tưởng của người khác bằng lời văn của bạn. Khi diễn giải sẽ giữ được ý nghĩa ban đầu, nhưng cũng đã nói lên suy nghĩ của bản thân về chủ đề đang đề cập. Việc cần làm là hãy vận dụng giọng văn của chính bản thân. Đừng chỉ thay đổi thứ tự từ ngữ mà không trích dẫn nguồn chính xác.
Ngoài ra, hãy làm theo những hướng dẫn khuôn thức từ giáo sư đại học. Đó sẽ có những quy luật nghiêm ngặt về trích dẫn nguồn khi đạo văn,nhưng chúng thực sự bổ ích. Nên biết cách trích dẫn nguồn thông tin đã lấy trong bài luận của người khác hay bất kì các dạng văn bản nào.
Không quên chú thích những trang đã tham khảo ở cuối bài báo cáo khoa học thuộc quyền sở hữu. Đây là một danh sách tổng hợp tất cả các bài viết của người khác mà bạn đã sử dụng để hỗ trợ cho các lí lẽ trong bài luận. Có một điều thực sự cần phải học chính là cách sắp xếp nguồn tin trích dẫn sao cho hợp lí nhất và cách đề cập nó trong bài luận.
Trước khi nộp cho giáo sư trong trường, hãy đảm bảo đã đọc, kiểm tra và chỉnh sửa lại lỗi chính tả nếu có. Kiểm lại các trích dẫn cũng như nguồn thông tin có trong bài một lần nữa, kiểm các lỗi liên quan đến chính tả và ngữ pháp bằng cách đọc to bài tiểu luận.
Đừng bao giờ nghĩ rằng có thể đánh lừa được giáo sư tại các trường đại học ở Mĩ. Tin hay không là tùy, nhưng họ sẽ có cách để phát hiện. Dùng công cụ quét văn bản và phát hiện đạo văn, thậm chí biết chính xác bạn đã lấy thông tin đó từ những nguồn nào.
Trình kiểm tra đạo văn cũng là công cụ cực kì hữu ích cho học sinh, sinh viên. Chúng có nhiệm vụ quét văn bản và tìm các lỗi trùng lặp nội dung trước khi chủ sở hữu nộp cho các giáo sư. Ngoài ra, kết quả kiểm tra có thể chứng minh nguồn tác giả là của ai.
Dịch: Nguyễn Lê Mỹ Hạnh
Nguồn: studyusa
Theo Tri thức trẻ
Ước gì dạy thêm, học thêm trái phép biến mất ngay lập tức
Dẹp được tình trạng dạy thêm trái phép là một trong những việc cần phải làm ngay để làm trong sạch môi trường giáo dục, trong sạch giáo viên.
LTS: Dạy thêm, học thêm tràn lan, trái quy định đã trở thành vấn nạn của toàn ngành giáo dục và luôn nóng trên các diễn đàn xã hội.
Với mong muốn Chính phủ cho dẹp ngay việc dạy thêm ngoài nhà trường từ năm học 2018-2019, tác giả Nhật Khoa đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Năm học 2018 - 2019 đã chính thức bắt đầu từ 01/8/2018, giáo viên và các cơ sở giáo dục đã đi vào làm việc để chuẩn bị hoàn tất các khâu nhằm chuẩn bị bước vào dạy chính thức cho học sinh.
Năm học này vấn đề dạy thêm, học thêm chắc chắn tiếp tục là chủ đề nóng nhận được sự quan tâm của đông đảo công luận.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm trái phép (Ảnh: P.L).
Vấn đề sửa đổi thông tư ban hành về dạy thêm, học thêm cũng như xử lý mạnh tay vi phạm dạy thêm trong giáo viên cần phải có những giải pháp quyết liệt, căn cơ từ Bộ Giáo dục - Đào tạo và các cấp ban ngành liên quan.
Nếu dẹp được tình trạng dạy thêm trái phép là một trong những việc cần phải làm ngay để làm trong sạch môi trường giáo dục, trong sạch giáo viên.
Nếu triệt tiêu được dạy thêm trái phép là chúng ta triệt tiêu được lòng tham của giáo viên, lúc đó giáo viên sẽ tập trung vào giảng dạy thực tế trên lớp học và giáo dục nhân cách, đạo đức và chuyên môn.
Trong ngày 2/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2018 - 2019.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu: " từ xin điểm làm đẹp học bạ cho đến dạy thêm, học thêm có phải từ các thầy cô không gương mẫu hay không?
Năm học này, Bộ trưởng phải phát động làm sao các thầy cô cùng thi đua, cùng gương mẫu, không thể như thế này được.
Ai vi phạm, nhất định phải ra khỏi ngành.
Khi sa thải một người ra khỏi ngành, mất việc làm, tác động không tốt đến người đó và gia đình. Nhưng, chúng ta không phải vì thế mà làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ".
Phát biểu chỉ đạo quan trọng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được đa số dư luận đồng thuận cao.
Loại được những giáo viên không trong sáng, thiếu gương mẫu, vi phạm đạo đức chính là những việc cần làm ngay để lấy lại niềm tin cho nhân dân cả nước.
Đến lúc này không còn cách nào khác là phải loại bỏ các giáo viên thiếu gương mẫu, không yêu thương học sinh, không tôn trọng nghề ra khỏi ngành.
Dạy thêm trái phép thu tiền làm tha hóa, biến chất giáo viên... làm méo mó môi trường giáo dục
Nếu đã làm giáo viên mang trong mình sứ mệnh lịch sử cao cả là "trồng người" nhưng lại lợi dụng danh nghĩa trên để tìm mọi cách o ép, moi tiền cha mẹ học sinh từ việc dạy thêm trái phép là điều không thể chấp nhận.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dù có ban hành Thông tư 17/2012 quy định về dạy thêm trong đó có quy định cấm giáo viên tiểu học, giáo viên dạy 2 buổi, cấm o ép, dạy trước chương trình...
Nhưng cấm thì cấm, giáo viên vi phạm ngày càng nhiều hơn, tinh vi hơn, trắng trợn hơn... thậm chí thách thức pháp luật.
Thật không khó để tìm thấy các cơ sở, cá nhân dạy thêm trái phép từ ngay đầu tháng 6 (thời điểm vừa nghỉ hè) đến suốt năm học trên mọi nẻo đường, thôn, xóm.
Không khó để thấy những ngôi nhà khang trang của giáo viên từ nguồn dạy thêm trái phép, cùng với đó là những hình ảnh các cha mẹ còng lưng còm cõi, khổ sở "xoay" tiền cho con học thêm.
Tất cả chúng ta ai cũng biết dạy thêm trái phép để lại cho nền giáo dục hậu quả vô cùng xấu xa, tủi nhục... mà rất nhiều các trang báo như Tienphong.vn, Laodong.vn, Dantri.vn, Giaoduc.net.vn... phản ánh.
Về phía giáo viên thì đam mê vật chất, dùng quyền lực, dùng điểm số để o ép, lôi kéo, dụ dỗ học sinh học thêm, nói xấu đồng nghiệp... gây mất đoàn kết nội bộ, do dạy thêm nên dạy lơ là việc trên lớp học, thiếu cẩn thận tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức...
Về phía học sinh thì mất thời gian nghỉ ngơi, học tập, mất đi tư duy, sáng tạo, mất đi sự thông minh, nhạy bén, coi thường giáo viên... cũng có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi học sinh học thêm như tai nạn xe, hay tụ tập vi phạm pháp luật...
Về phía cha mẹ học sinh thì tốn tiền, thời gian đưa rước... nhưng nhận lại là học sinh ngày càng yếu hơn, không ngoan hơn.
Nhìn vào kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở các địa phương rất thấp, hay việc phổ điểm các môn thi trung học phổ thông Quốc gia khá thấp (chưa kể nghi vấn coi thi, chấm thi không nghiêm túc)...
Trong số đó, có rất nhiều em học thêm cả ngày lẫn đêm, điều đó là minh chứng cho việc giáo viên dạy thêm trên lớp thì điểm số khá cao nhưng khi thi thì thực chất lại thấp.
Hay việc các em học sinh giỏi thật sự, đỗ thủ khoa hay nhận các học bổng du học... đều là tự học, tự cố gắng.
Do đó, hiệu quả từ dạy thêm, học thêm thật sự rất mơ hồ nhưng hậu quả thì rất lớn.
Hãy dẹp ngay các cơ sở dạy thêm trái phép ngoài nhà trường
Có thể nói đa số giáo viên đang dạy thêm ngoài nhà trường đều có vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm như cơ sở vật chất, số lượng học viên, hay dạy trước chương trình, thu tiền học sinh...
Hiện nay, các cơ sở dạy thêm bên ngoài nhà trường mọc lên như nấm, điều đó cho thấy lực lượng giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường rất nhiều... đương nhiên đi kèm đó là sự xuống cấp về đạo đức, vi phạm quy định dạy thêm học thêm, chuyên môn tay nghề...
Chính việc dạy thêm ồ ạt trên kéo theo rất nhiều hệ lụy, vi phạm.
Chúng ta không thể để lực lượng giáo viên cứ mãi kêu ca rằng lương, chế độ không đủ sống nên phải dạy thêm.
Tôi cho rằng, không phải thế. Nếu bây giờ có tăng lương nhà giáo lên gấp đôi thì giáo viên cũng không từ bỏ dạy thêm, đó là lòng tham, mà đã là lòng tham thì vô đáy, đó không phải là nhân cách của những người làm thầy...
Do đó, việc cho ra khỏi ngành những người tham lam, ích kỷ, vi phạm, thiếu gương mẫu, không thương yêu học sinh... là điều đáng lý ra phải làm từ rất lâu.
Chúng ta hãy nhìn lại từ năm 2012 khi ban hành thông tư 17 về dạy thêm, học thêm đến nay việc dạy thêm vi phạm tràn lan nhưng xử lý nghiêm giáo viên vi phạm thì đếm chưa được trên đầu ngón tay, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa giáo viên.
Tôi cho rằng, ngay trong năm học mới 2018 - 2019 là năm bản lề từ chỉ đạo của Phó Thủ tướng ngành giáo dục cần phải làm quyết liệt, để tiêu trừ dạy thêm trái phép, tiêu trừ lòng tham, xây dựng người giáo viên nhân cách, đạo đức, gương mẫu.
Chúng ta có thể bắt đầu từ việc ngưng việc cấp phép cho các cơ sở hay các cá nhân dạy thêm ngoài nhà trường.
Chính việc dạy thêm ngoài nhà trường là nguồn cơn cho mọi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm hiện nay, nó làm phát sinh rất nhiều hệ lụy từ vi phạm đạo đức, đến tiêu cực trong thi cử, cho điểm, tạo bất công giữa các học sinh.
Nếu chương trình hiện tại còn có một vài phần khó, hay việc bồi dưỡng học sinh giỏi hay việc phụ đạo học sinh yếu thì có thể tổ chức dạy thêm trong nhà trường.
Khi học trong nhà trường các giáo viên sẽ được dạy toàn bộ học sinh, có thể chia làm các nhóm có trình độ tương đồng nên sẽ rất công bằng.
Giáo viên cũng biết thế mạnh, yếu của học sinh mà bổ sung kiến thức kịp thời, các cha mẹ các học sinh có thể yên tâm về môi trường học hay việc học sinh không phải đi học xa, học ban đêm.
Giáo viên sẽ đối xử bình đẳng với các học sinh và chi phí cho việc học trên sẽ giảm đáng kể, nhưng chất lượng thật sẽ tăng lên.
Trong trường học giáo viên vừa dạy kiến thức, vừa dành thời gian để dạy đạo đức, kỹ năng sống, tình thương yêu cho các em.
Tôi tin rằng nếu Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương quyết liệt dẹp nạn dạy thêm trái phép ngay từ đầu năm 2018 - 2019 thì chất lượng giáo dục, đạo đức giáo viên và học sinh sẽ cải thiện.
Tôi tin rằng, khi đó mọi giáo viên đều thể hiện trọng trách của người thầy.
Mọi người sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nên tôi tin rằng sẽ không còn các vụ việc "xấu" trong ngành giáo dục trong thời gian qua.
Khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" luôn xuất hiện trong trường học, nhưng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà chưa có giải pháp nào để điều đó trở thành hiện thực.
Chỉ mong rằng từ năm học mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển biến thành hành động cụ thể như việc dạy người, dạy học sinh thương yêu kính trọng cha, mẹ, ông, bà, thầy cô... được đưa lên hàng đầu.
Giáo dục còn có rất nhiều điều phải làm nhưng phải làm từng đầu việc cụ thể, bắt đầu bằng việc tiêu trừ dạy thêm trái quy định.
Đa số vi phạm thành tích, gian lận thi cử, hay vi phạm đạo đức nhà giáo... đều có phần xuất phát điểm từ việc dạy thêm trái phép, tràn lan như hiện nay.
Nếu nền giáo dục của chúng ta đang tiến dần theo xu thế của thế giới thì việc hạn chế dần tiến tới việc bỏ hẳn việc dạy thêm là việc làm đi theo xu thế của thế giới, tiệm cận nền giáo dục văn minh, hiện đại của thế giới, và quan trọng là xây dựng lại nhân cách giáo viên toàn tâm toàn ý cho giáo dục, trả lại nghề thanh cao, cao quý cho giáo dục, giáo viên.
Theo giaoduc.net.vn
Giảng viên bị đạo văn: "Tôi lên tiếng vì không thể dung túng cho cái sai" Chúng tôi gặp anh Lưu Đức Quang, tác giả cuốn sách và bài nghiên cứu nghi bị ông Nguyễn Mạnh Hùng đạo văn. Anh Quang từng là giảng viên Trường ĐH Luật TP. HCM 15 năm, nay chuyển công tác ở một trường đại học khác. Chia sẻ với VietNamNet, anh Quang cho biết do không còn công tác tại Trường ĐH Luật...