Đào tạo từ xa – cứu cánh ngành giáo dục?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã liên tiếp phát đi những hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời công tác dạy và học. Đào tạo từ xa đã xuất hiện như một cứu cánh, song việc có triển khai được đại trà hay không vẫn còn là một câu hỏi khó.
Một chương trình giảng dạy từ xa trên truyền hình Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Lấy người học làm trung tâm
Chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị về những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với ngành giáo dục, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT cho rằng: “Đúng là giai đoạn khó khăn sẽ đưa ngành giáo dục đến với những thách thức và cơ hội để đổi mới, hướng tới những bước chuyển mình tích cực trong công tác quản lý, đào tạo. Đặc biệt, sẽ giúp người làm giáo dục tiệm cận với những đòi hỏi cụ thể từ phía người học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp”.
Với quan điểm lấy người học làm trung tâm, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên đã liên tiếp triển khai các chương trình đồng hành cùng học sinh, sinh viên. Cụ thể, trung tuần tháng 4 vừa qua, đơn vị này đã tổ chức chuơng trình “Đồng hành cùng học sinh, sinh viên trong mùa Covid-19″, với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia giáo dục đến từ các vụ, viện, trường đại học trong nước và quốc tế.
Tại buổi đồng hành, cơ quan chức năng đã kêu gọi học sinh, sinh viên tự nguyện khai báo y tế; hướng dẫn phương pháp tiếp cận thông tin chính thống về cách phòng, chống dịch Covid-19; kêu gọi các sáng kiến của học sinh, sinh viên mùa dịch; làm thế nào để tập trung học khi đang ở nhà…
Ông Bùi Văn Linh cho rằng, khi người quản lý giáo dục tiếp cận, lắng nghe thường xuyên tâm tư, chia sẻ của học sinh, sinh viên sẽ có thể tư vấn, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập, rèn luyện và trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội. Từ đó tạo tâm lý lạc quan, vui vẻ, nâng cao các giải pháp, kỹ năng sống cũng như hướng tới lối suy nghĩ, hành động tích cực trong học sinh, sinh viên.
Thay đổi cách thức đào tạo
Ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT nhận định, vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức giản lược các nội dung nâng cao cũng như chưa thật sự cần thiết để giữ lại nội dung cốt lõi, bảo đảm học sinh hoàn thành chương trình năm học. Tuy vậy, đây là việc làm phục vụ cho năm học 2019 – 2020 do diễn biến của dịch Covid-19.
“Năm sau, nếu không phát sinh các tình huống ngoài ý muốn, việc dạy, học sẽ tiếp tục như quy định. Bộ GD&ĐT sẽ không tính đến chuyện tinh giản mà thay vào đó, sẽ xem xét thay đổi cách thức đào tạo để bảo đảm quyền lợi người học” – ông Thái Văn Tài cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tài, với các lớp học trực tuyến hiện tại, ông Thái Văn Tài cho rằng, đây chỉ mới đang dừng ở giải pháp tình thế và tính chủ động trong giáo dục. Để tạo điều kiện cho một hệ thống giáo dục công nghệ, có thể “chạy” song song hoặc cùng kết hợp với đào tạo giáo dục truyền thống, ngành giáo dục cũng như các ngành, nghề liên quan cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, từ cơ sở vật chất đến hạ tầng, công nghệ thông tin, sự tương tác của các bên liên quan, mặt bằng dân trí, kinh tế…
Với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, theo ông Thái Văn Tài, các địa phương, cơ sở giáo dục cần chủ động xây dựng quy chế, nội quy cho từng lớp học; xây dựng các phương án bổ sung, sẵn sàng hỗ trợ trong các tình huống phát sinh. Đồng thời phối hợp với các ngành nghề liên quan, bảo đảm an ninh, an toàn các lớp học trực tuyến, hạn chế tối đa sự can thiệp của các đối tượng phá hoại.
Rà soát quá trình dạy, học trực tuyến
Trong tình hình mới, các đơn vị chuyên môn phải chuẩn bị các kịch bản cho việc dạy và học, trong đó tính đến phương án kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến khi học sinh có thể trở lại trường học. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát toàn bộ quá trình dạy, học trực tuyến, trên truyền hình để đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Đào tạo online là lựa chọn tất yếu
Việt Nam chưa thể và không nên rời xa mô hình đào tạo truyền thống, bởi ngoài dạy kiến thức, còn là dạy làm người. Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận xu hướng tất yếu của mô hình đào tạo online. Trong trường hợp mô hình này được đầu tư đúng đắn, sẽ góp giảm thiểu gánh nặng chi phí của ngành giáo dục.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài việc nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở, ngành giáo dục cần đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, sớm làm chủ công nghệ để hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, văn minh.
Tổng chủ biên Chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông mới GS Nguyễn Minh Thuyết
Bộ Giáo dục "thả" quản lý liên kết đào tạo cho các trường đại học tự quyết
Thủ trưởng các cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định việc thực hiện liên kết đào tạo, đào tạo cho người đã có bằng đại học thay vì trình đề nghị Bộ GD&ĐT cấp phép như các văn bản hiện hành.
Đó là một trong những điểm mới trong Dự thảo quy chế đào tạo trình độ đại học mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến.
Quy chế này áp dụng đối với các khóa đào tạo ở trình độ đại học trong các cơ sở giáo dục được phép đào tạo trình độ đại học, không áp dụng đối với hình thức đào tạo từ xa trình độ đại học, liên kết đào tạo cấp bằng nước ngoài.
Dự thảo thông tư mới này có 6 điểm mới so với quy định cũ. Cụ thể:
Tất cả các chương trình đào tạo phải theo đơn vị tín chỉ
Tất cả các chương trình đào tạo phải được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, không xây dựng chương trình đào tạo theo đơn vị học trình như Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006.
Thông tư quy định về đào tạo trình độ đại học nay đã tích hợp, thay thế nhiều nội dung tại các thông tư đơn lẻ hiện hành, do đó sẽ giúp giảm số lượng văn bản quy định chi tiết đối với từng nội dung riêng lẻ, tránh trùng lặp nội dung, tạo sự thống nhất trong văn bản chỉ đạo về đào tạo trình độ đại học.
Các nội dung quy định về tuyển sinh không quy định trong Quy chế đào tạo này như những Quy chế trước mà được đưa sang, tích hợp vào Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; Các nội dụng quy định về chương trình đào tạo được dẫn chiếu sang Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tạo điều kiện cho những sinh viên có năng lực thực sự thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình
Đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình
Đẩy mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó, có nhiều nội dung giao thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định: Quy định nội bộ về công tác đào tạo trình độ đại học trên cơ sở Quy chế này và phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường; công nhận tín chỉ đã tích luỹ của người học.
Đặc biệt, Thủ trưởng cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định việc thực hiện liên kết đào tạo, đào tạo cho người đã có bằng đại học khi đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình theo quy định trong Quy chế, thay vì trình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép như các văn bản hiện hành.
Dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt quá 20% số tín chỉ
Về dạy học theo hình thức trực tuyến, dự thảo quy định: "Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt quá 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo".
Việc quy định các trường được phép tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến một phần chương trình đào tạo trình độ đại học sẽ giúp các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập, thực hiện hội nhập quốc tế (hiện nhiều nước trên thế giới đã cho phép, có thể kể đến như Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan...).
Tuy nhiên để kiểm soát chất lượng đào tạo, các trường chỉ thực hiện nội dung này khi đảm bảo điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 quy định về đào tạo từ xa trình độ đại học và Thông tư số12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đặt yêu cầu cao với sinh viên được học cùng lúc hai chương trình
Quy định về học cùng lúc hai chương trình cao hơn trước đây. Cụ thể, khoản 2 Điều 22 quy định sinh viên được học cùng lúc hai chương trình nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất.
Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đáp ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo."
Nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho những sinh viên có năng lực thực sự thực hiện được việc học cùng lúc hai chương trình và chuyển đổi ngành nghề sau này khi cần thiết.
Những nội dung sửa đổi này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Như vậy sẽ chỉ những sinh viên có năng lực thực sự mới thực thực hiện được học cùng lúc hai chương trình.
Sinh viên vùng khó vật lộn với học online Chủ trương của ngành giáo dục: Tạm dừng đến trường, không dừng việc học để phòng tránh dịch COVID-19, đang được thực hiện bằng hình thức đào tạo từ xa. Nhưng với điều kiện sống không đồng đều, hình thức học trực tuyến đang trở thành áp lực đối với sinh viên. Sinh viên Lầu Mí Xá dựng lều bên sườn núi để...