Đào tạo tiến sĩ văn hóa nghệ thuật quá khó!
Rất nhiều ngành văn hóa nghệ thuật đã không thể tuyển được nghiên cứu sinh do các tiêu chuẩn về đào tạo tiến sĩ không phù hợp
Một nghiên cứu sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam bảo vệ luận án tiến sĩ
Theo quy chế đào tạo tiến sĩ (TS) hiện hành, người dự tuyển đào tạo trình độ TS phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Những quy định trong quy chế đào tạo TS như trên được cho là rất khó khăn đối với khối ngành văn hóa nghệ thuật.
Không thể tìm được ứng viên đủ chuẩn
TS Phạm Phương Hoa, Trưởng Phòng Quản lý sau ĐH và Nghiên cứu khoa học Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội, cho rằng trường sẽ gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ đối với nghiên cứu sinh (NCS). Theo TS Hoa, phần lớn giảng viên chỉ chuyên sâu về âm nhạc, ngoại ngữ là điểm yếu. Chính vì không thể đáp ứng được yêu cầu này nên năm nay nhà trường tạm dừng tuyển sinh đào tạo TS.
Khó khăn của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng là khó khăn chung của nhiều trường văn hóa nghệ thuật. Ông Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, cho rằng các yêu cầu về ngoại ngữ là cần thiết nhưng thực tế số lượng ứng viên có thể đáp ứng các yêu cầu này không nhiều. Năm 2017, số lượng ứng viên làm hồ sơ NCS giảm rất nhiều, trong khi chỉ tiêu đào tạo là 10 thì chỉ có 1-2 ứng viên nộp hồ sơ. Nếu không có NCS thì các trường sẽ đào tạo như thế nào và đó thực sự là một nỗi lo của các trường. “Nên có thời gian để ứng viên chuẩn bị” – ông Thi nói
PGS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho biết hằng năm viện này tuyển 30 chỉ tiêu cho 5 chuyên ngành. Năm nay, đợt tuyển sinh đầu tiên chỉ có khoảng 15 ứng viên dự tuyển và nhà trường chỉ tuyển được 9 ứng viên. “Các ứng viên còn lại bị loại do thiếu điều kiện về ngoại ngữ. Tuy nhiên, không nên hạ chuẩn để tuyển sinh” – ông Sơn nói.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho rằng yêu cầu về ngoại ngữ là bắt buộc từ lâu và quy chế này chỉ chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế. Bà Phụng cũng giải thích số lượng ứng viên NCS giảm đi là do nguồn tuyển của ngành văn hóa nghệ thuật không dồi dào. “Thực tế này cũng phù hợp với yêu cầu từ đào tạo theo số lượng chuyển sang đào tạo theo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn” – bà Phụng nói.
Học tập trung 12 tháng có cần thiết?
Cũng theo quy định mới, NCS phải học tập trung 12 tháng tại cơ sở đào tạo trong 2 năm đầu tiên sau khi nhận quyết định công nhận đào tạo. Nhiều chuyên gia lên tiếng đây cũng là khó khăn của các NCS bởi nhiều người trong số này là cán bộ lãnh đạo của các đơn vị nghệ thuật. TS Đào Đăng Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương, cho rằng đối với NCS thì việc tự nghiên cứu là chính, không nhất thiết phải học tập trung mà có thể tự học. Điều quan trọng là có đạt được chất lượng, kết quả như yêu cầu của cơ sở đào tạo hay không.
Theo PGS Bùi Hoài Sơn, học tập trung lý thuyết là tốt vì thực tế hiện nay hầu hết các luận án đều không bảo vệ đúng hạn, cần phải có những quy định nào đó để NCS tập trung vào việc nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần NCS tại viện văn hóa đều là thầy đi dạy hoặc làm việc ở các cơ quan quản lý. Có những trường tạo điều kiện cho cán bộ nghỉ cả năm để theo học nhưng có những người là quản lý của các cơ quan nhà nước, hay lãnh đạo các trường, nếu họ nghỉ cả năm thì công việc của đơn vị bị ngừng trệ.
Trước ý kiến này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng nói quy chế nêu rõ NCS phải có 12 tháng tập trung cho việc nghiên cứu giảng dạy trong 24 tháng đầu của thời gian đào tạo nhưng không có nghĩa phải học tập trung 12 tháng liên tục. Đây cũng là thời gian NCS phải tập trung cho nghiên cứu đề tài của mình chứ không phải vừa làm vừa học bởi hình thức này chỉ áp dụng cho bậc ĐH.
Không nới rộng cửa
Theo quy định, người hướng dẫn NCS phải là tác giả chính tối thiểu một bài báo hoặc báo cáo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục các tạp chí của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus – Elsevier…
Nhiều ý kiến cho rằng quy định này là quá khó khăn đối với ngành văn hóa nghệ thuật. GS Đặng Thu Hà, nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội, nhìn nhận trong nghệ thuật, năng lực của người hướng dẫn không được đánh giá bằng bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế mà là hướng nghiên cứu, công trình nghệ thuật của họ. Quy định này không nên là tiêu chuẩn cứng của ngành văn hóa.
Ông Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng quy định này không phù hợp với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các chuyên gia trong lĩnh vực này có thể không có bài báo quốc tế nhưng lại có những buổi biểu diễn đẳng cấp quốc tế. Giá trị bài báo khoa học khẳng định uy tín của người làm khoa học nhưng nếu không chú ý đến những ngành đặc thù thì vô hình trung hạ thấp khả năng của người làm công tác nghệ thuật.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định Bộ GD-ĐT và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ làm việc để có những thống nhất với điều kiện của ngành. Sẽ có những cơ chế đặc thù cho những trường hợp thật sự cần sự đặc thù đó chứ không mở rộng cửa…
Không phải muốn cơ chế đặc thù là được
Trước những băn khoăn về việc liệu Bộ GD-ĐT có thể có cơ chế linh hoạt nào đó để các trường vận dụng cho đến hết năm 2018 như cho ứng viên nợ chứng chỉ ngoại ngữ, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay Bộ GD-ĐT đã có trao đổi với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Nếu cần có lộ trình để không tạo ra bước hẫng hụt thì hai bên sẽ ngồi lại làm việc với nhau chứ không có cơ chế đặc thù cho trường nọ, trường kia. Đó không phải là cơ chế quản lý hiện nay.
Theo NLĐ
Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để "rơi lan can"
Sau bài viết của Báo "Tính mạng học sinh hay "tiến sĩ giấy": Cái nào đáng ưu tiên hơn?" nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.
Vụ sập trường tại trường tiểu học Văn Môn khiến 16 học sinh bị thương.
Sau vụ sập lan can mới đây tại Trường tiểu học Văn Môn (Bắc Ninh) một phụ huynh của học sinh bị nạn đã phải thốt lên rằng: "Đến đứng ở lan can mà cũng sập. Nhà trường quan tâm các em như thế nào mà cơ sở vật chất xuống cấp đến vậy cũng không biết?". Hay sau cái chết thương tâm của nam sinh Trường Đại học Hutech (TPHCM), người cha của nam sinh này cũng đã thốt lên đầy đau xót, "Sao con tôi đi học mà cũng chết?".
Trường học là nơi học sinh học tập, vui chơi, phát triển về trí tuệ và thể chất, thế nhưng, không biết từ khi nào trường học lại trở thành nỗi ám ảnh, trở thành nơi mà con em chúng ta đang ngày ngày "đánh cược" mạng sống.
Nhiều bậc phụ huynh giờ đây không còn coi trường học là nơi an toàn để gửi con sau các vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua. "Bây giờ, sao ở đâu cũng có nguy hiểm rình rập các bé, làm cha làm mẹ sao yên đây, khi con mình ở đâu cũng không an toàn", một phụ huynh xót xa. "Những tưởng đến trường mỗi ngày là một ngày vui nhưng giờ đây thì sao, mỗi ngày đến trường là một ngày lo".
Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: "Năm nào cũng đóng tiền xây dựng. Học sinh vẫn ngồi bàn cũ, lớp cũ ẩm mốc thiếu thốn trang thiết bị. Quá nghi ngờ về văn hóa "đạt chuẩn", cái gì cũng thi đua đạt chuẩn, nhưng cuối cùng mạng sống của học sinh thì bị coi nhẹ".
Bạn đọc Nguyễn Tiến cho rằng: "Nếu giáo viên và học sinh, phụ huynh thấy nguy cơ trường lớp có thể đổ sập thì từ chối vào dạy và học trong đó, không thể đánh đố tính mạng hàng trăm con người như thế được".
Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta đặt ra vấn đề xây trường xây lớp. Tai nạn đã xảy ra, mạng sống của con em chúng ta không còn dừng lại ở mức bị đe doạ nữa. Chẳng nhẽ vấn đề còn chưa bức thiết?
Đồng quan điểm, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, ngân sách của chúng ta còn hạn chế trong khi nhiều thứ phải chi, song các nhà quản lý cần phải biết cân nhắc xem cái gì là cái đáng chi lúc này.
"Một nền giáo dục toàn tiến sĩ mà tính mạng của tương lai đất nước vẫn bị đe doạ thì tiến sĩ để làm gì?", bạn đọc Quỳnh Mai bày tỏ quan điểm. "Dự án đào tạo "tiến sĩ giấy", những công trình nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh lại để rơi lan can".
"Mất bò mới lo làm chuồng" thế mà ở đây tai nạn được báo trước rồi, vẫn chẳng ai lo. Tai nạn xảy ra rồi thì đi truy trách nhiệm thuộc về ai? Cái đó để làm gì? Vì cuối cùng, tôi vẫn không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm cả?", bạn đọc Trần Thắng bức xúc.
Theo Laodong.vn
Tiến sĩ sinh học từng làm 'lâm tặc', phu trầm 10 năm bỏ học đi làm thuê kiếm sống, vì quá nhớ trường lớp, anh Ngô Văn Bình đã trở lại, học liền một mạch giành học vị tiến sĩ. Căn nhà trọ cấp 4 nằm sâu trong con hẻm đường Lê Ngô Cát (TP Huế, Thừa Thiên Huế) là tổ ấm của tiến sĩ Ngô Văn Bình, giảng viên Khoa Sinh học,...