Đào tạo tiến sĩ: Sẽ xem xét phương án hỗ trợ học phí, học bổng
Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, đề xuất các phương án hỗ trợ học phí, học bổng cho các nghiên cứu sinh trong nước để họ toàn tâm, toàn ý nghiên cứu.
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đưa ra tại Hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” được tổ chức ngày 27/5.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, số lượng và chất lượng công bố quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đã tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước. Kết quả này cho thấy sự chú trọng hội nhập thế giới cũng như năng lực nghiên cứu khoa học của các trường đại học.
Toàn cảnh hội thảo.
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDĐH gắn bó mật thiết với công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ. “Chúng ta mong muốn đào tạo tiến sĩ là đào tạo nhân tài, tinh hoa, nên phải đảm bảo chất lượng đầu ra. Các trường có trách nhiệm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, xây dựng các nhóm nghiên cứu trong trường, từ đó xây dựng uy tín thương hiệu của trường”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.
Đánh giá tầm quan trọng của cơ chế tài chính, Thứ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, đề xuất các phương án hỗ trợ học phí, học bổng cho nghiên cứu sinh trong nước cũng như xây dựng cơ chế chính sách để nghiên cứu sinh có thể đảm bảo cuộc sống, toàn tâm toàn ý nghiên cứu.
Tại Hội thảo, Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh, trong hai năm qua, từ đăng ký chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ của các trường cho thấy, số trường đào tạo tiến sĩ gia tăng.
Video đang HOT
Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH cho biết, thời gian tới, Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần tự chủ của các cơ sở GDĐH, đồng thời có những điểm sửa đổi kỹ thuật để phù hợp với thực tiễn, nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ, tiệm cận với quốc tế.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 theo Quyết định 89/QĐ-TTg, trong đó có cấp học bổng cho nghiên cứu sinh trong nước.
Phải “làm tiến sĩ” thay vì “học tiến sĩ”
PGS. TS Trần Thị Thanh Tú, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN cho rằng, để đào tạo tiến sĩ thành công và đạt chuẩn quốc tế, yếu tố then chốt là chính sách thu hút GS nước ngoài, nghiên cứu sinh làm việc toàn thời gian và cần xây dựng nhóm nghiên cứu.
TS Nguyễn Đắc Trung, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhấn mạnh: “Nghiên cứu sinh phải thực sự là người làm tiến sĩ, coi đây là công việc của họ, để toàn tâm toàn ý, từ đó nhận được lại thành quả. Từ đây mới tạo nên động lực đúng đắn, thúc đẩy nghiên cứu sinh hoàn thành tốt công việc của mình”.
TS Trung cũng chia sẻ những kinh nghiệm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, từ xây dựng định hướng nghiên cứu, hợp tác với nước ngoài, doanh nghiệp thành lập trung tâm nghiên cứu hỗn hợp, thu hút đầu tư đào tạo dài hạn đến ươm mầm nhân tài từ sinh viên năm 3 đại học tham gia các nhóm nghiên cứu đến sau đại học.
Theo GS TS Vũ Đình Lãm, Giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Học viện cũng đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy đào tạo tiến sĩ như hợp tác đào tạo với đại học nước ngoài, triển khai chương trình Postdoc dành cho tiến sĩ, đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục,…
Thừa nhận vai trò của nhóm nghiên cứu trong cơ sở GDĐH và đào tạo tiến sĩ, bà Lê Yên Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên, Bộ KH-CN, cho biết, sắp tới Bộ KH-CN sẽ đẩy mạnh triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
PGS. TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cũng cho biết, thành lập những nhóm nghiên cứu là một trong những giải pháp của trường nhằm thu hút nghiên cứu sinh. “Nghiên cứu sinh không có nhóm nghiên cứu thì không có sự hỗ trợ. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi bao gồm GS, PGS, TS, Thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư”.
Theo PGS Giang, thông qua các nhóm nghiên cứu, trường thu hút nhiều dự án để nghiên cứu giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đồng thời, với cơ chế tự chủ, ngân sách cho phép trường hỗ trợ nghiên cứu sinh trong nghiên cứu khoa học, thưởng bài báo ISI,…
Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, chủ đề của hội thảo gắn với nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh – là tổ ấm đề các nhà khoa học gắn bó và sáng tạo tốt nhất. Các ý kiến thảo luận đều ủng hộ việc cần thiết hình thành các nhóm nghiên cứu, do đó cần cơ chế chính sách để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trong GDĐH. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó có dự thảo Nghị định hoạt động Khoa học công nghệ trong GDĐH. /.
Phân hiệu ĐH Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long sẽ đào tạo tiến sĩ trong tương lai
Đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM liên quan đến các hoạt động sẽ diễn ra ở Phân hiệu của trường tại Vĩnh Long sau quyết định thành lập của Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã ký quyết định về việc thành lập Phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tại tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở của Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
GS.TS. Nguyen Đong Phong, Hiẹu truong Truong ĐH Kinh te TP.HCM báo cáo chi tiet ve đe án thành lạp Phan hiẹu vào năm 2018
Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư (GS). TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có những chia sẻ với Dân trí. Ông Phong cho biết, Phân hiệu Vĩnh Long ra đời nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng.
Ngoài ra, Phân hiệu này còn thực hiện nghiên cứu và chuyển giao khoa học trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn giảng viên cho vùng. Cùng với trụ sở chính, phân hiệu này sẽ phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong đào tạo, nghiên cứu.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc vận hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của Phân hiệu trong thời gian tới, GS Nguyễn Đông Phong khẳng định: "Phân hiệu tập trung đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai, dự kiến tuyển sinh từ năm 2020 khi đảm bảo các điều kiện đào tạo của Bộ GD&ĐT.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp, trường tiếp tục duy trì các khóa đang theo học cho đến hết năm 2022, nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên. Đồng thời, trường tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức quản trị hiện đại gắn với thực tiễn, yêu cầu địa phương và những vấn đề của thời đại dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4".
Theo quyết định của Bộ GD&ĐT, trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long trở thành phân hiệu của trường ĐH Kinh tế TPHCM (ảnh Internet)
Bên cạnh đó, ông Phong cho biết Phân hiệu tại Vĩnh Long sẽ đào tạo các ngành Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ tích hợp với kinh tế kinh doanh, Quản lý công, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế tài nguyên môi trường, kinh doanh và tiếp thị sản phẩm... nhằm phục vụ phát triển của vùng. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách về kinh tế, xã hội và những vấn đề về môi trường, cũng như từng bước mở rộng hợp tác quốc tế tại Phân hiệu.
Người đứng đầu trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng cho biết nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa về chương trình đào tạo, phương pháp quản trị, có các chính sách nâng cao trình độ và bổ sung đội ngũ hiện có, đặc biệt là tiếng Anh cũng như các chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp cho người học để Phân hiệu này hực hiện thành công sứ mạnh, tầm nhìn là phục vụ phát triển vùng ĐBSCL.
Lê Phương
Theo dantri
965 học bổng đi học tại Liên bang Nga theo diện Hiệp định năm 2020 Bộ GDĐT và Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga thông báo tuyển sinh đi học theo diện học bổng Hiệp định tại Liên bang Nga năm 2020, Chính phủ Liên bang Nga cấp 965 học bổng cho công dân Việt Nam. Theo chỉ tiêu học bổng Chính phủ Liên bang Nga cấp cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định về hợp...