Đào tạo tiến sĩ nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh để “rơi lan can”
Sau bài viết của Báo “ Tính mạng học sinh hay “ tiến sĩ giấy”: Cái nào đáng ưu tiên hơn?” nêu quan điểm của ĐBQH Dương Trung Quốc về sự bức thiết phải có trường học an toàn cho học sinh, trước các vụ tai nạn học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến này.
Vụ sập trường tại trường tiểu học Văn Môn khiến 16 học sinh bị thương.
Sau vụ sập lan can mới đây tại Trường tiểu học Văn Môn (Bắc Ninh) một phụ huynh của học sinh bị nạn đã phải thốt lên rằng: “Đến đứng ở lan can mà cũng sập. Nhà trường quan tâm các em như thế nào mà cơ sở vật chất xuống cấp đến vậy cũng không biết?”. Hay sau cái chết thương tâm của nam sinh Trường Đại học Hutech (TPHCM), người cha của nam sinh này cũng đã thốt lên đầy đau xót, “ Sao con tôi đi học mà cũng chết?”.
Trường học là nơi học sinh học tập, vui chơi, phát triển về trí tuệ và thể chất, thế nhưng, không biết từ khi nào trường học lại trở thành nỗi ám ảnh, trở thành nơi mà con em chúng ta đang ngày ngày “đánh cược” mạng sống.
Nhiều bậc phụ huynh giờ đây không còn coi trường học là nơi an toàn để gửi con sau các vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua. “Bây giờ, sao ở đâu cũng có nguy hiểm rình rập các bé, làm cha làm mẹ sao yên đây, khi con mình ở đâu cũng không an toàn”, một phụ huynh xót xa. “Những tưởng đến trường mỗi ngày là một ngày vui nhưng giờ đây thì sao, mỗi ngày đến trường là một ngày lo”.
Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: “Năm nào cũng đóng tiền xây dựng. Học sinh vẫn ngồi bàn cũ, lớp cũ ẩm mốc thiếu thốn trang thiết bị. Quá nghi ngờ về văn hóa “đạt chuẩn”, cái gì cũng thi đua đạt chuẩn, nhưng cuối cùng mạng sống của học sinh thì bị coi nhẹ”.
Bạn đọc Nguyễn Tiến cho rằng: “Nếu giáo viên và học sinh, phụ huynh thấy nguy cơ trường lớp có thể đổ sập thì từ chối vào dạy và học trong đó, không thể đánh đố tính mạng hàng trăm con người như thế được”.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta đặt ra vấn đề xây trường xây lớp. Tai nạn đã xảy ra, mạng sống của con em chúng ta không còn dừng lại ở mức bị đe doạ nữa. Chẳng nhẽ vấn đề còn chưa bức thiết?
Video đang HOT
Đồng quan điểm, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, ngân sách của chúng ta còn hạn chế trong khi nhiều thứ phải chi, song các nhà quản lý cần phải biết cân nhắc xem cái gì là cái đáng chi lúc này.
“Một nền giáo dục toàn tiến sĩ mà tính mạng của tương lai đất nước vẫn bị đe doạ thì tiến sĩ để làm gì?”, bạn đọc Quỳnh Mai bày tỏ quan điểm. “Dự án đào tạo “tiến sĩ giấy”, những công trình nghìn tỉ, còn tính mạng học sinh lại để rơi lan can”.
“Mất bò mới lo làm chuồng” thế mà ở đây tai nạn được báo trước rồi, vẫn chẳng ai lo. Tai nạn xảy ra rồi thì đi truy trách nhiệm thuộc về ai? Cái đó để làm gì? Vì cuối cùng, tôi vẫn không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm cả?”, bạn đọc Trần Thắng bức xúc.
Theo Laodong.vn
Để không còn tiến sĩ 'giấy', ngành giáo dục phải làm gì?
Để không còn tiến sĩ "giấy", trình độ đào tạo, nghiên cứu của tiến sĩ phải nâng cao thì các trường đại học mới có được đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi.
Thời gian gần đây, việc "trăm hoa đua nở" của "các lò" đào tạo tiến sĩ đã khiến dư luận lo ngại về chất lượng đào tạo. Điều này buộc cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ GD&ĐT phải thẳng thắn nhìn nhận, rà soát lại các quy định về đào tạo tiến sĩ hiện hành.
Siết chặt...
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước triển khai đào tạo 971 ngành tiến sĩ (TS) tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114 trường đại học, 42 viện nghiên cứu. Quy mô đào tạo tiến sĩ năm học 2015-2016 là 13.598 nghiên cứu sinh.
Siết chặt đào tạo tiến sĩ là việc làm cần thiết.
TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - cho biết ở Việt Nam trường ĐH nào cũng có thể đào tạo TS. Thậm chí, không ít trường cao đẳng mới lên đại học được vài năm đã xin được đào tạo tiến sĩ kiểu tại chức.
Đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần siết chặt hơn nữa trong việc cấp phép đào tạo, tránh kiểu đào tạo tràn lan như hiện nay.
PGS.TS Trần Văn Tớp - phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - cho hay đã đến lúc bậc đào tạo tiến sĩ cần phải có những bước chuyển quyết liệt hơn, trong việc siết chặt lại để học vị TS được trao cho những người thực học, thực tài và có đóng góp hữu ích trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng cuộc sống.
Việc đổi mới quy trình, phương thức đào tạo, đưa ra quy chế mới về đào tạo TS là cần thiết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, và trên điều kiện quy chế cũ có những điểm không còn phù hợp, thậm chí đã bộc lộ bất cập. Một trong những thay đổi cần lưu tâm là trình độ ngoại ngữ của nghiên cứu sinh.
Không ít TS, GS nêu một thực trạng đáng lo ngại, hội đồng chấm luận án thường là những người cùng phe, cùng cánh là khá phổ biến. Họ chỉ mời những khách nào nới tay chấm cho điểm cao chót vót 9,10, chứ nếu ai chấm dù 7,8 điểm lần sau sẽ khó có chuyện được mời lại.
Vì thế, điểm mấu chốt là cần siết chặt tiêu chí thành lập hội đồng bảo vệ của trường, để chọn được những người có đủ trình độ, đúng chuyên môn có công trình hiện hành, chứ không phải chọn những người có "chức sắc", chấm nới tay.
Bên cạnh đó, việc dự thảo chỉ quy trách nhiệm người hướng dẫn trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án là chưa chính xác, vì trách nhiệm pháp lý vẫn là hội đồng chấm luận án.
Đề cập dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ mới đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến dư luận nhằm siết chặt quy chế.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho biết cấu trúc của quy chế mới sẽ ngắn gọn hơn, đảm bảo nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo, nhưng với các yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, minh chứng về công bố khoa học cao hơn đối với ứng viên dự tuyển, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn.
Cần hội đồng kiểm định độc lập
Theo TS.Nguyễn Viết Khuyến, cần phải được phân tầng, xếp hạng trường ĐH để các trường xác định sứ mệnh rõ ràng trong đào tạo nhân lực.
Ví dụ như ở Canifornia họ phân 3 phân tầng đại học khá rõ, cụ thể: chỉ có 9 trường đại học đầu bảng mới được đào tạo TS, 23 trường có tuổi đời 50-70 năm thì đào tạo thạc sĩ và 105 trường khác đào tạo trình độ cao đẳng...
Để các trường ĐH có được đội ngũ giảng viên chất lượng cao, Việt Nam cũng phải tiếp cận các yêu cầu, đòi hỏi đó. Vì vậy, trình độ đào tạo, nghiên cứu của TS phải được nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ GS, PGS giỏi.
GS.TSKH Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - cho biết: "Lực lượng nhà giáo và nhà khoa học là một hệ thống hình chóp. Ở trên cùng là GS, PGS rồi đến TS, ThS, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Toàn bộ hệ thống đó phải được nâng cấp và nâng cao chất lượng. Vì thế cần phải xây dựng một lộ trình khoa học hợp lý, không thể vội vã nhưng cũng phải khẩn trương".
PGS.TS Trần Văn Tớp cũng cho rằng nếu có thay đổi, Bộ GD&ĐT cần đặt ra lộ trình trong thực hiện hoặc công bố sớm để ứng viên kịp chuẩn bị. ĐH Bách khoa Hà Nội ủng hộ thay đổi này, vì mục tiêu xa hơn của chất lượng nghiên cứu.
Để đạt được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của khung trình độ quốc gia Việt Nam mới ban hành thì trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cũng phải ngang bằng với tiến sĩ các nước khu vực ASEAN.
"Cần chấp nhận có thể giảm quy mô để tập trung vào chất lượng và đào tạo tiến sĩ chỉ dành cho những người thực tài, thực lực, có mục tiêu học tập rõ ràng. Đào tạo tiến sĩ cũng chỉ thực hiện ở những cơ sở đào tạo đủ điều kiện đảm bảo chất lượng", bà Nguyễn Thị Kim Phụng khẳng định.
Theo Nguyễn Hằng / VOV
Tiến sĩ, không phải là con số, thì là vấn đề gì? Việc tăng số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ không đồng nghĩa với việc tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm khoa học. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Trong thời đại kinh tế tri thức, xã hội càng có nhiều người có trình độ cao thì tính cạnh tranh càng lớn. Ở nhiều nước phát triển, khi đào tạo...