Đào tạo sau đại học giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo các bác sĩ sau khi ra trường, nhằm phục vụ công tác khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân tốt nhất, là vấn đề xuyên suốt tại hội nghị đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học (SĐH) do Trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) tổ chức tại Hải Dương vào ngày 15-12, với sự tham gia của nhiều trường đại học y, Sở Y tế trong cả nước.
Theo GS. Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng Trường ĐHYHN, để cung cấp các bác sĩ có tay nghề cao phục vụ công tác KCB, những năm gần đây, Trường ĐHYHN đã có nhiều giải pháp. Với quan điểm đổi mới toàn diện, Ttrường đã tập trung cải thiện chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo SĐH, đặc biệt trong việc đào tạo nghiên cứu sinh và bác sĩ nội trú – 2 lĩnh vực làm nên thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Trường. Từ năm 2012, Trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi để đảm bảo thi cử bằng hình thức trắc nghiệm minh bạch, khách quan và công bằng.
“Đặc biệt, không thể lấy bệnh nhân làm thí nghiệm, Trường ĐHYHN đã xây dựng Trung tâm mô phỏng xứng tầm, để đào tạo chuyên khoa SĐH) và đào tạo chuyển giao công nghệ. Các kỹ thuật nội soi, thăm dò chức năng… đều phải làm trên mô hình theo chuẩn năng lực cho các lĩnh vực”- GS. Văn cho biết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến
Một vấn đề cũng được đặt ra là những năm qua chỉ tiêu đào tạo bác sĩ nội trú tăng nhanh. Năm 2018, ngân sách nhà nước chưa cân đối được khoảng 17 tỷ. Năm 2019, số lượng bác sĩ nội trú tiếp tục tăng, thì ngân sách có thể không cân đối được khoảng 30 tỷ. Điều này khiến nhà trường phải cân nhắc quy mô đào tạo bác sĩ nội trú, đặc biệt là chỉ tiêu và phương thức đào tạo.
Giải pháp của Trường ĐHYHN được GS. Văn đưa ra là tăng đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu xã hội để không thất thoát nhân lực mà lại giảm chi ngân sách: Trường ký hợp đồng đào tạo bác sĩ nội trú với UBND TP Hà Nội, kinh phí do Hà Nội chi trả toàn bộ. Nhờ đó, 6 năm qua, Hà Nội đã có thêm 89 bác sĩ nội trú. Cách làm này giúp Hà Nội có nguồn nhân lực cao, mà ngân sách không phải chi trả. Hiệu quả từ mô hình này khiến nhiều địa phương cũng mong muốn được thực hiện.
PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng, Trưởng phòng Quản lý và đào tạo SĐH -Trường ĐHY Hà Nội chỉ rõ: Trong suốt 40 năm (1974-2014), tại Trường ĐHY Hà Nội -”con chim đầu đàn” của cả nước về đào tạo y khoa, cũng chỉ đào tạo được 1983 bác sĩ nội trú trong tổng số 17.661 sinh viên (chiếm 11,2%). Sau khi tốt nghiệp, 95% bác sĩ nội trú này làm việc tại BV Bạch Mai, Việt Đức, Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương, BV Phổi Trung ương vv…Trong khi đó, ngành y tế Hà Nội có 41 BV, chỉ có 0,2% bác sĩ nội trú, còn các BV tuyến tỉnh toàn miền Bắc hơn 20 triệu dân lại không có bác sĩ nội trú nào. Đây là một trong những nguyên nhân quá tải ở BV tuyến Trung ương.
GS. Tạ Thành Văn -Hiệu trưởng Trường ĐHY Hà Nội cho biết các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế
Video đang HOT
Bên cạnh đó, mô hình đào tạo bác sĩ nội trú hơn 40 năm qua không còn phù hợp, đòi hỏi phải đổi mới. Vì thế, từ chỗ mỗi năm chỉ đào tạo 20-30 bác sĩ nội trú, không đáp ứng nhu cầu về nguồn bác sĩ có năng lực cho các BV, Trường ĐHYHN đã mở rộng thành đào tạo năng lực thực hành chuyên môn. Năm 2018, đã có 481 thí sinh của 10 trường Trường ĐHY trên cả nước trúng tuyển bác sĩ nội trú, trong đó có nhiều chuyên ngành đang thiếu như lao, tâm thần, truyền nhiễm, y học cơ sở vv… Các bác sĩ nội trú sau khi ra trường sẽ là nguồn nhân lực cao, công tác tại cả các BV công lẫn BV tư, góp phần cải thiện chất lượng KCB trên cả nước.
Về các bác sĩ nội trú đã được Trường ĐHYHN đào tạo theo “đặt hàng” của UBND TP Hà Nội, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Các bác sĩ nội trú thực hiện tốt qui định về đạo đức, qui tắc ứng xử với bệnh nhân và đồng nghiệp, có chuyên môn tốt, phát huy được kiến thức đã đào tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu góp phần vào nâng cao chất lượng KCB. Các bác sĩ đều thực hiện thành thạo các kỹ thuật thường quy và một số kỹ thuật chuyên sâu, phối hợp với các đồng nghiệp trong hội chẩn, điều trị các ca bệnh khó, góp phần nâng cao chất lượng và thu hút điều trị nội trú.
GS. Tạ Thành Văn -Hiệu trưởng Trường ĐHY Hà Nội
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: Muốn KCB được, bác sĩ phải được đào tạo SĐH. Nếu không, bác sĩ không thể nâng cao chất lượng KCB vì các bác sĩ sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc và hiệu quả sẽ không cao. Tuy nhiên, các BV phải trả lương xứng đáng cho các bác sĩ nội trú.
Thứ trưởng Tiến đánh giá cao việc Trường ĐHYHN đã làm tốt công tác đào tạo SĐH cũng như thành lập Trung tâm mô phỏng, vì là việc đầu tư cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Để đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục -Đào tạo về tiêu chí nghiên cứu sinh phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 2 bài báo quốc tế – một thách thức trong lĩnh vực đào tạo nghiên cứu sinh, GS. Văn cho biết giải pháp của Trường ĐHYHN là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản quốc tế của trường, trong đó khuyến khích các đề tài nghiên cứu kết hợp lâm sàng với nghiên cứu khoa học cơ bản và tăng cường hợp tác quốc tế. Trường cũng sẽ tăng cường liên kết đào tạo với các trường, cơ sở nghiên cứu trong nước và quốc tế có uy tín với mục tiêu trở thành một trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong cả nước.
Theo cand
Đổi mới giáo dục phổ thông - yêu cầu tất yếu - Bài 2: Cuộc cải tổ toàn diện
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới dự kiến triển khai từ năm học 2019-2020 với sách giáo khoa (SGK) lớp 1. Với trọng tâm hình thành, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực dạy học, chương trình GDPT mới có thay đổi khá nhiều so với chương trình hiện hành. GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới, nhấn mạnh trong cuộc đổi mới toàn diện này, giáo viên được trao quyền chủ động tối đa.
Với màn hình cảm ứng đa phương tiện, việc truyền đạt nội dung của thầy cô sẽ được học sinh tiếp thu dễ dàng hơn. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Đột phá tư duy và cách làm
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhiều lần khẳng định, chương trình GDPT mới đã kế thừa, phát huy ưu điểm của các chương trình GDPT trước đây, đồng thời tiếp cận xu hướng quốc tế về xây dựng chương trình GDPT.
Chương trình có những nội dung đổi mới mang tính đột phá, như cụ thể hóa mục tiêu phát triển năng lực cá nhân (nêu trong Luật Giáo dục), xác định những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh.
Chương trình mới được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp THCS 4 năm) bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện và thực sự cần thiết; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm) bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, khác với các lần cải cách giáo dục trước đây là không có chương trình tổng thể (đổi mới GDPT năm 2000 cũng chỉ có chương trình bộ môn), vì thế thiếu sự liên kết giữa các môn học, bậc học và lần đổi mới này được cho là bài bản nhất vì có chương trình tổng thể. Lần đổi mới này cũng có người phụ trách, với 2 điều phối viên ở cấp THCS, THPT và một điều phối viên chính để kết nối tất cả các bậc học.
"Trước khi đổi mới lần này, Bộ GD-ĐT đã đánh giá 4 lần chương trình GDPT hiện hành. Không phải ngồi phòng lạnh đánh giá mà đã đến tận các sở, trường địa phương, tổ chức nhiều hội thảo... để lấy ý kiến. Sau đó, khi bắt đầu soạn chương trình đã tiến hành dạy thử với yêu cầu là không được lạc hậu so với xu thế của thế giới, không được xa rời thực tiễn cuộc sống", GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.
Nghị quyết của Quốc hội đã quy định thời gian bắt đầu triển khai áp dụng SGK theo chương trình GDPT mới, với việc bảo đảm tuần tự trong từng cấp học. Chậm nhất, từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu của cấp THCS và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu của cấp THPT.
Trả lời câu hỏi: "Học sinh làm được những gì?"
Điểm đổi mới rõ nhất là chương trình được xây dựng theo hướng giảm tải tối đa cho học sinh, trước tiên là giảm số môn học. Ở bậc tiểu học, chương trình GDPT mới có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; có 9 môn học ở lớp 3; 10 môn học ở lớp 4 và lớp 5 (chương trình hiện hành có 10 môn học ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5). Ở bậc THCS, các khối lớp đều có 12 môn học (theo chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học). Ở bậc THPT, các lớp đều có 13 môn học (theo chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học).
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM, cho hay trong quá trình phối hợp biên soạn bộ SGK phục vụ chương trình GDPT mới giữa Sở GD-ĐT TPHCM và Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam đã nảy sinh nhiều tranh cãi. Để có bộ SGK tối ưu nhất cho học sinh, cả 2 phía đều đấu tranh mạnh mẽ để giữ đội ngũ viết sách của mình.
Phía NXB giới thiệu những người có học hàm cao, kinh nghiệm lâu năm về nghiên cứu khoa học; còn đội ngũ do sở tuyển chọn là những giáo viên có nhiều năm giảng dạy thực tế. Tuy nhiên, chúng tôi xác định về chuyên môn là không thể "nhân nhượng" và phải làm để có sản phẩm tốt nhất.
Tiếp đó là giảm số giờ học. Chương trình GDPT mới cấp tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Với chương trình hiện hành là một buổi/ngày (5 buổi/tuần), trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học. Ở cấp THCS, học sinh học 3,070 giờ/lớp/buổi (giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành). Ở cấp THPT, học sinh học 2,284 giờ/lớp/buổi (giảm 262 giờ so với chương trình ban cơ bản và giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành).
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, nếu như chương trình hiện hành cũng như các chương trình trước đây trả lời cho câu hỏi: "Học xong chương trình, học sinh biết được những gì?", thì chương trình GDPT mới trả lời cho câu hỏi: "Học xong chương trình, học sinh làm được những gì?". Vì vậy, chương trình GDPT mới được thiết kế theo định hướng "tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên".
Giáo dục tích hợp giúp học sinh đẩy nhanh quá trình huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng để trưởng thành. Cùng với tích hợp, chương trình GDPT mới thực hiện giáo dục phân hóa - cá thể hóa, đặc biệt là đối với cấp THPT (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp). Học sinh được chọn những nội dung học tập mà các em yêu thích, qua đó tự phát hiện năng lực của mình để rèn luyện và trưởng thành. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.
Chương trình GDPT mới cũng tăng nội dung dạy đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức công dân toàn cầu; khuyến khích sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh và giáo viên.
Đặc biệt, nội dung giáo dục hướng nghiệp được thiết kế thành các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và doanh nghiệp nhằm cung cấp tri thức về nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh; giúp học sinh tự đánh giá sở trường, nguyện vọng, quan niệm về giá trị và điều kiện của bản thân. Từ đó lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp và có ý thức chuẩn bị cho việc thực hiện sự lựa chọn đó.
NHÓM PV
Theo sggp
Học thạc sĩ được 'trả lương' và cấp bằng quốc tế xịn Để thu hút người giỏi, từ đó rút ngắn khoảng cách đào tạo sau đại học trong nước với thế giới, Viện Toán học Việt Nam đã thực hiện chính sách "trả lương" cho học viên chương trình cao học quốc tế, từ năm học này. PGS Nguyễn Việt Dũng (ngoài cùng bên phải) trao đổi với các chuyên gia Pháp trong hội...