Đào tạo nguồn lực: Cần một cuộc đại phẫu
Bẵng đi một thời gian, gần đây câu chuyện “thừa thầy, thiếu thợ” lại rộ lên. Người ta nhận thấy rằng đây là “khối u ác tính” khó trị, đang làm hại đất nước và cần cấp cứu, hội chẩn ngay để tìm bằng được cách chữa trị.
Hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực theo nguyện vọng người học là một hướng đi thoát ly nhu cầu xã hội, đại lãng phí là tất yếu.
Có thể nói nhiều năm qua ta đã thả nổi đào tạo nguồn nhân lực: các trường đào tạo theo khả năng mình có, tuy có chút điều chỉnh theo thị trường nhưng nhìn chung là xa, cách rất xa nhu cầu thật của nền kinh tế -xã hội nên tất yếu luôn đào tạo thừa và thiếu theo nhu cầu. Người học (bản thân và gia đình) cũng có tâm lý, nguyện vọng cá nhân, làm sao biết được thông tin học xong làm gì, làm ở đâu. Do không biết được như vậy nên tất yếu có xu hướng chen chân vào cao đẳng, đại học rồi xem xét sau, nghĩa là khi học cũng không có hướng sẽ làm gì, làm ở đâu thì làm sao mà yên tâm, nỗ lực học tập rèn nghề được. Từ tâm lý này lại tạo điều kiện cho phát triển lệch hướng theo: Cho thi cao đẳng, đại học nhiều nguyện vọng, biến nhiều trường nghề, trung học chuyên nghiệp thành cao đẳng nghề, nhiều trường cao đẳng thành đại học, làm suy yếu cả hệ thống đẫn đến thừa thầy, thiếu thợ là tất yếu như đang diễn ra.
Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông cũng biến tướng trở thành hình thức, gọi là có học nghề để lấy điểm chống trượt, nghĩa là điểm đó được cộng vào điểm thi tốt nghiệp THPT nên nhiều người nói là hướng nghiệp theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” ít bổ ích, lãng phí vì đại bộ phận vẫn lo học thêm để thi vào cao đẳng, đại học nào cho “dễ ăn” mà thôi.
Đào tạo xong không có việc làm, lại phải “ra hội chợ việc làm” để tìm việc như là “bán hàng ế” rồi lại bị đơn vị tuyển dụng đứng ngoài đào tạo chê chất lượng kém, tạm tuyển để đào tạo lại!?
Cần một cuộc “đại phẫu thuật”
Nghị quyết trung ương về GD-ĐT có nhấn mạnh phải “đổi mới căn bản và toàn diện về đào tạo”, có thể hiểu phải đổi mới căn bản và toàn diện về hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực thực cần cho xã hội, phải “đại phẫu thuật” “khối u ác tính đặc biệt này”. Xin có vài suy nghĩ đề nghị:
Trước hết phải đại phẫu thuật về “tư duy đào tạo nguồn nhân lực thực cần cho đất nước”. Buộc phải tìm mọi cách nắm được tương đối thông tin nhu cầu nhân lực cho các vùng, các ngành nghề mà xã hội cần, sẽ cần mới có cơ sở mà làm công tác hướng nghiệp, chuyển hướng học gì, ngành nghề gì, làm gì, làm ở đâu. Từ đó lại phải nghĩ đến có loại học xong THCS phải chuyển ngay sang học nghề cụ thể để sau này sẽ hành nghề đó, có loại chủ yếu học nghề, tinh giản học văn hóa để phục vụ học nghề cho tinh, thiết thực như kiểu trung học chuyên nghiệp trước đây chỉ học 2 – 3 năm có tay nghề, có kiến thức đủ tiếp thu nghề và cũng đủ để học lên đại học cùng ngành nghề khi cần. Như vậy lại phải nghĩ đến việc đưa dạy nghề vào hệ thống GD-ĐT thành thể thống nhất, hỗ trợ nhau thiết thực, không tách rời thuộc 2 bộ, 2 sở khác nhau như hiện nay.
Muốn biết rõ nhu cầu thật về nguồn nhân lực thì buộc phải tìm mọi cách để chính các đơn vị có nhu cầu nguồn nhân lực phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của chính mình, rồi chủ động có kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thực cần cho chính mình, không thể đứng ngoài cuộc như hiện nay rồi ra “hội chợ việc làm” để tuyển chọn kiểu ăn sẵn thường không đáp ứng về trình độ, tay nghề.
Video đang HOT
Thế hệ trẻ – tương lai của đất nước – Ảnh: T.L
Chính ngành GD-ĐT – ngành dễ tính toán nhu cầu các loại giáo viên nhất nhưng cũng đào tạo theo chỉ tiêu áng chừng nên đa số học xong SV sư phạm khó tìm việc, luôn vừa thừa, vừa thiếu.
Tóm lại chừng nào còn thả nổi đào tạo theo nguyện vọng cá nhân, theo khả năng của nhà trường mà các nơi có nhu cầu nguồn nhân lực lại đứng ngoài cuộc chưa coi đào tạo là quốc sách của chính mình thì chừng đó còn đại lãng phí trong đào tạo cho mọi gia đình, cho mọi người, chất lượng đào tạo càng xa yêu cầu của sản xuất, xã hội thực cần. Ai chịu trách nhiệm để sự nghiệp giáo dục và đào tạo trượt dài, đại lãng phí nhiều năm nay như thế này? Hãy giải phẫu, cắt cái khối u này trước thì mới có điều kiện đổi mới căn bản và toàn diện về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.
Kiến nghị
Phương thức đào tạo nguồn nhân lực buộc phải tuân thủ quy trình cơ bản sau:
- Phải từ thực tế cuộc sống, từ nhu cầu thật mà xác định nhu cầu, số lượng thời gian đào tạo theo từng ngành nghề rất cụ thể. Nhà nước trung ương, các địa phương phải làm bằng được việc này. Đây là trách nhiệm trước dân, trước kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Thời trước ta đã làm tương đối tốt việc này. Bây giờ có khó hơn nhưng buộc phải làm, phải tìm mọi cách để làm bằng được.
- Các nơi có nhu cầu tuyển dụng, sẽ tuyển dụng buộc phải xây dựng kế hoạch đào tạo này, coi giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu của chính mình, coi đây là điều kiện rất cần thiết cho chất lượng sản xuất, kinh doanh của mình. Các đơn vị này có thể tuyển sinh gửi đào tạo mà nhà trường phải tìm cách đáp ứng; trong quá trình đào tạo lại đón học sinh học nghề đến đơn vị của mình thực hành, thực tập, kể cả thi thực hành tốt nghiệp, trên cơ sở này mà xét tuyển chọn, nghĩa là người học sẽ ham học, phấn đấu học tốt để được ưu tiên tuyển dụng vừa không lãng phí trong đào tạo, lại có chất lượng sát thực tế. Khó đấy nhưng bắt buộc phải làm như vậy mới đào tạo không thừa, không thiếu lại có chất lượng cao hơn nhiều.
- Nhà nước cần có cơ chế để buộc các nơi có nhu cầu phải thực sự tham gia vào tuyển sinh, tham gia vào đào tạo từ đầu đến khi thi tốt nghiệp. Việc này khó đấy nhưng thế giới, nhiều nước đã làm được việc này, hãy tìm hiểu mà vận dụng cho phù hợp với các bước đi với đa dạng các thành phần kinh tế. Không được thả nổi việc này như đã từng diễn ra.
Đúng như nghị quyết trung ương về GD-ĐT: Hãy đổi mới căn bản và toàn diện vấn đề đào tạo nguồn nhân lực như đề nghị trên để không thừa thầy, thiếu thợ, đại lãng phí, chất lượng lại kém như đang diễn ra.
NGƯT Nguyễn Đức Thuần
Theo Đại đoàn kết
5 nghề lý tưởng cho tuýp người hướng nội
Sau đây là những ngành nghề phù hợp với những bạn có tính cách e thẹn và nhút nhát.
Bạn chẳng hề thích buôn chuyện nơi công sở, la cà với đồng nghiệp sau giờ tan sở hay tham gia các buổi event để tạo các mối quan hệ? Thực ra, đây không hẳn là những trở ngại khiến bạn khó tìm thấy công việc phù hợp cho mình. Theo bà Lisa Andrews, Giám đốc Dịch vụ Nghề của trường Đại học Maryland, cho biết: "Bất kỳ ngành nghề làm việc trên số liệu hay ý tưởng thay vì với con người sẽ là công việc phù hợp với những bạn có tính cách hướng nội".
Vì thế, những công việc không cần bạn phải có tài ăn nói hay tiếp xúc với khách hàng sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nghề nghiệp #1: Thiết kế đồ họa
Những người làm công việc sáng tạo thường có xu hướng thích làm việc độc lập và không gianriêng tư để tìm tòinhững ý tưởng đột phá để làm hài lòng kháchhàng. Do đó, nếu bạn chọn công việc này, Một điểm cộng nữa là bạn có thể làm việc tự do hoặc ở nhà nếu bạn theo đuổi công việc này.
Bằng cấp liên quan:Cử nhân ngành thiết kế đồ họa hoặc mỹ thuật.
Công việckế toán yêu cầu sự chính xác của thông tinvà các con số.Nếu bạn thíchlàm việccác dãy số, phép tính và ngại tiếp xúc với khách hàng, thì đây là công việc hoàn toàn phù hợp với bạn.
Bằng cấp có liên quan: Cử nhân kế toán hoặc tài chính; thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) chuyên ngành kế toán.
Nghề nghiệp #3: Lập trình viên máy tính
Lập trình viên máy tính là những người tạo ra các phương pháp tương tác với thiết bị từ iPad đến xe hơi cũng như các dịch vụ trực tuyến và các ứng dụng kinh doanh . Ông Casey Miller, trợ lý giám đốc thực hành chuyên môn của trường Đại học Maryland Baltimore County cho biết: "Theo tôi, đây là công việc lý tưởng dành cho các bạn trẻ có tính cách nhút nhát bởi bạn có thể làm việc độc lập và rất hiếm khi tiếp xúc với khách hàng".
Bằng cấp liên quan: Cử nhân lập trình máy tính, thạc sĩ chuyên ngành lập trình máy tính là một lợi thế. Các bằng cấp tương tự như quản trị mạng và công nghệ thông tin .
Nghề nghiệp 4: Chuyên viên t ính toán bảo hiểm
Chuyên viên tính toán bảo hiểm chuyên đánh giá rủi ro dựa trên các số liệu thống kê về con người mà không phải tiếp xúc với họ. Ông Miller nói: "Chuyên gia tính toán và các nhà toán học thường vùi đầu vào cơ sở dữ liệu và các thuật toán".
Bằng cấp liên quan: Cử nhân ngành toán và thống kê, tài chính và quản trị kinh doanh.
Nghề nghiệp #5: K ỹ thuật viên nha khoa
Kỹ thuật viên nha khoa thường hỗ trợ nha sĩ và vệ sinh viên, làm việc trên cácmẫu hàm miệnghơn là tiếp xúc trực tiếp vớibệnh nhân.
B ằng cấp liên quan: Bằng tốt nghiệp trung học, bằng được cấp bởi các khóa học đào tạo kỹ thuật viên phục hình răng đã chứng nhận.
Theo mực tím
Top 3 ngành "hot" trong năm 2013 Khảo sát của mạng cộng đồng các nhà quản lý Anphabe đưa dự đoán trong năm 2013 top 3 ngành vẫn duy trì mức tăng lương tốt gồm Hàng tiêu dùng nhanh, Dược phẩm và Dầu khí. Các ngành vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao như: Bán hàng, marketing, nhân sự, bộ phận cung ứng, phòng thu mua và sản xuất, trong...