Đào tạo liên thông trái quy định
Trường cao đẳng đào tạo cả thạc sĩ, không liên kết cũng trưng biển để “lòe” học sinh… Đó là thực tế tuyển sinh liên thông năm 2012 của một số trường trên địa bàn TP.HCM.
Bằng cấp lung tung, liên kết thoải mái
Trường ĐH Điện lực (Hà Nội) liên kết với Trường Trung cấp Đông Dương đã được 4 khóa và hiện tại vẫn tiếp tục tuyển sinh. Theo quy định hiện hành, việc liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ-ĐH hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ được cấp bằng tốt nghiệp vừa học vừa làm (tức không chính quy).
Nhưng khi liên kết với Trường Trung cấp Đông Dương, Trường ĐH Điện Lực không tuyển sinh hệ vừa học vừa làm mà tuyển sinh hệ chính quy và sinh viên ra trường nghiễm nhiên với tấm bằng không đúng quy định.
Danh sách các trường liên kết đào tào được đăng trên trang web của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex
Ngoài ra, Trường ĐH Điện lực còn liên kết với rất nhiều trường ĐH và CĐ trên khắp cả nước như CĐ Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi, CĐ Điện lực TP.HCM, ĐH Quy Nhơn… và cũng công bố tuyển sinh chính quy chứ không phải hệ vừa học vừa làm.
Video đang HOT
Nghiêm trọng hơn, trên website của Trường CĐ Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu đăng thông báo năm 2012 tuyển sinh liên kết đào tạo với Trường ĐH Điện lực để lấy bằng thạc sĩ. Đã có 3 khóa liên thông lấy bằng thạc sĩ kết thúc. Một cán bộ tuyển sinh trường này cho biết: “Trường đang nhận hồ sơ chương trình liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH và thạc sĩ hệ chính quy với Trường ĐH Điện lực một số ngành như: Kế toán, tài chính ngân hàng… Học tại trường nhưng bằng ĐH và thạc sĩ sẽ do Trường ĐH Điện lực cấp”.
Tương tự, hàng loạt trường khác cũng công khai quảng cáo học liên thông cấp bằng chính quy như Trường CĐ Công thương liên kết với ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đào tạo chính quy 3 chuyên ngành Trường Trung cấp Phương Nam liên kết với Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) đào tạo 4 ngành để lấy bằng ĐH chính quy. Trường trung cấp Kinh tế – kỹ thuật Quốc Việt (Lâm Đồng) liên kết với Trường ĐH Kinh tế – kỹ thuật Bình Dương để đào tạo liên thông từ trình độ CĐ lên ĐH chính quy ngành Kế toán.
Tuyển trước, xin sau!
Trong tháng 8/2012, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex (TP.HCM) đăng tải trên website của trường về việc liên kết với các Trường ĐH Nông lâm, ĐH Tài chính Marketing, ĐH Bách khoa TP.HCM tổ chức đào tạo hệ liên thông từ CĐ lên ĐH với nhiều chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, kế toán…
Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Trong năm vừa rồi, chúng tôi đã đình chỉ tuyển sinh rất nhiều trường vì liên kết đào tạo không đúng quy định. Đến thời điểm này, nếu trường nào làm sai tiếp sẽ bị xử lý nghiêm”.
Tuy nhiên, trao đổi với NTNN, đại diện cả 3 trường ĐH nêu trên đều khẳng định là không liên kết đào tạo với Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex.
Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long cũng đăng tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH (hệ chính quy) liên kết với các Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Tài chính Marketing. Liên hệ với Ban giám hiệu Trường CĐ Cộng đồng Vĩnh Long, phóng viên được cho biết: “Việc liên kết này chúng tôi chỉ đăng thông tin thăm dò thôi chứ hiện tại, chúng tôi còn đang làm công văn gửi cho các trường ĐH để đề nghị liên kết và gửi công văn để xin ý kiến của Bộ GDĐT”.
Theo dân việt
Năm học mới, thanh tra ít nhất 12% giáo viên
Bộ GD&ĐT vừa ra thông báo sẽ thanh tra 20% đơn vị thuộc sở và ít nhất 12% giáo viên trong năm học mới này.
Bộ Giáo dục tăng cường hoạt động thanh tra trong năm học này. Ảnh Mai Châm.
Chiều qua (14/8), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi thông báo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra cho năm học 2012-2013. Theo đó, đối tượng thanh tralà các phòng chuyên môn thuộc cơ quan Sở, các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghịêp (TCCN), trường trung học phổ thông (THPT), Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), Trung tâm hướng nghiệp thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở, các Dự án, doanh nghiệp trực thuộc Sở.
Trong năm học này, Bộ sẽ thực hiện thanh tra khoảng 20% số đơn vị trực thuộc Sở.
Đối với Giáo dục phổ thông chú trọng triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, việc thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục giáo dục THCS xây dựng trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, đại học: Tăng cường thanh tra, đối với các hoạt động thành lập trường, thực hiện cam kết thành lập trường, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo việc thực hiện quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực.
Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp. Theo đó, các ngành chức năng sẽ thanh tra việc thực hiện các quy định chung đối với nhà giáo, việc tuân thủ các hành vi nhà giáo không được làm chấp hành quy chế của ngành.
Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: thực hiện qui chế chuyên môn quy chế thi cử kết quả giảng dạy thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra.
THỦY NGUYÊN
Theo Infonet
Học phí tăng theo điện, xăng Năm nay, tại TPHCM có khoảng 76.500 học sinh (HS) tốt nghiệp THCS nhưng suất học lớp 10 ở các trường công lập chỉ có 59.547 HS. Như vậy, sẽ có hơn 16.000 HS không có cơ hội vào học lớp 10 công lập mà phải học tại các trường ngoài công lập hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung...