Đào tạo khởi nghiệp cho học sinh… không dễ
Giáo dục về khởi nghiệp là nhân tố quan trọng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên, các trường phổ thông đã gặp bất cập khi triển khai.
Phải có cách để đào tạo khởi nghiệp là vấn đề được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đặt ra để các chuyên gia, nhà trường tìm giải pháp.
Trở ngại khi dạy STEM
Đến nay, sau 3 năm thực hiện giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các trường phổ thông theo Quyết định số 1665 của Thủ tướng Chính phủ đã cho thấy thực tế còn rất nhiều khó khăn, bởi vấn đề nhận thức, nội dung chương trình vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành.
Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả vẫn nặng về điểm số. Bởi vậy, khi triển khai giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS), cô Dương Thị Thu Hà – Giáo viên trường THPT Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã gặp những trở ngại.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của NXB Giáo dục Việt Nam tại Ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: Trần Oanh
“Phụ huynh hỏi làm một dự án STEM tốn nhiều thời gian, liệu con tôi thi tốt nghiệp có đỗ không? Khi tôi bảo HS lớp 12 làm cái này đi, các con nói làm suốt thì không có thời gian học thi tốt nghiệp THPT và đại học. Còn bảo các con làm dự án để tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật thì gặp khó khăn rất nhiều.” – cô Dương Thị Thu Hà chia sẻ. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến băn khoăn, trường phổ thông sẽ triển khai dạy học STEM như thế nào khi chuẩn đầu ra là thi tốt nghiệp THPT sẽ giữ ổn định đến năm 2025?
Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT Đỗ Đức Quế, giáo dục STEM không nên quá phức tạp. STEM là giáo dục đời sống hằng ngày, bài học STEM có thể là trồng cây ngoài cửa sổ để giúp HS phát triển năng lực và phẩm chất, chứ chưa cần đến dự án lớn lao.
Giáo dục cho HS học hằng giờ, hằng tuần, thời gian dài chứ không phải trong 2 – 3 tháng hướng dẫn các em nghiên cứu một dự án lớn, đỉnh cao của khoa học kỹ thuật rồi đi thi. Mục tiêu giáo dục của STEM là trải dài từ THCS đến THPT.
Rất cần những câu lạc bộ khởi nghiệp chuyên nghiệp
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, để giáo dục khởi nghiệp thì trước tiên phải gieo vào cho HS hiểu về khởi nghiệp và quy trình thực hiện. Muốn tạo ra được môi trường đó, chính là câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp và các tổ chức trải nghiệm. CLB khởi nghiệp là một loại hình trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – trường Đại học (ĐH) Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, HS có năng lực, năng khiếu với loại hình nào thì lựa chọn và tham gia CLB ở lĩnh vực đó để vừa phát triển sở thích đồng thời hướng nghiệp. Việc lập ra các CLB không khó nhưng duy trì hoạt động không dễ. Chính vì thế, các trường cần hỗ trợ để CLB trở thành đời sống của HS.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, muốn các CLB hoạt động chuyên nghiệp phải dựa trên những bằng chứng khoa học, đặc điểm nhân cách của tất cả HS và những nhóm nghề nghiệp. Thậm chí, CLB khởi nghiệp hoạt động theo sự phát triển của vùng miền, nhu cầu của địa phương, xã hội.
Người phụ trách CLB là giáo viên chuyên trách, được bồi dưỡng tìm hiểu thêm kiến thức để phát triển CLB. Cũng cần có những tài liệu chính quy để xây dựng và phát triển CLB theo từng giai đoạn. Khởi nghiệp đối với HS phổ thông không dễ, vì thế, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong giáo viên là người giúp gieo vào HS sự đam mê, đồng thời, hướng HS học không phải để thi mà có năng lực để sau này ra cuộc sống, giải quyết công việc tốt hơn là đã thành công.
“Nền giáo dục hiện đang chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang giáo dục tiếp cận năng lực, phẩm chất. Bước chuyển này đòi hỏi phải có nhiều cố gắng và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ. Bộ GD&ĐT đã từng bước thay đổi cách đánh giá. Chắc chắn sẽ thay đổi ma trận, mô hình kiểm tra sắp tới theo hướng mở.” – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Giáo dục phải phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học
Ngày 28.12, tại Đà Nẵng, Hội đồng quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Ủy ban về Giáo dục và phát triển nhân lực) tổ chức hội thảo Đổi mới GD-ĐT vì mục tiêu phát triển bền vững.
Đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao - AN DY
Hội thảo là diễn đàn để các thành viên Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực, các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia trình bày, thảo luận, phân tích, đóng góp ý kiến, giải pháp định hướng đổi mới GD-ĐT. Đổi mới trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế của đất nước.
Chủ trì hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ tịch Ủy ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhận định: Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam đang đi theo hướng phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học. Giáo dục vì sự phát triển bền vững hướng tới các kiến thức, kỹ năng, giá trị và năng lục hành động để thực hiện các mục tiêu quốc gia theo các trụ cột của phát triển bền vững, để trong phát triển kinh tế nhưng các mục tiêu kinh tế - văn hóa, xã hội và môi trường vẫn giữ được.
Đi theo hướng phát triển nhân lực bền vững, hội thảo tập trung thảo luận về đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới trong đào tạo đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới trong quản lý giáo dục để cải thiện công bằng và bình đẳng trong giáo dục.
Cụ thể, đối với ngành GD-ĐT, mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam là "Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người".
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất rằng đường lối, chiến lược, chính sách đổi mới và phát triển bền vững hệ thống giáo dục đại học và sau đại học là một trong những chiến lược cần quan tâm và đầu tư phát triển lâu dài tại Việt Nam.
Để bắt nhịp với xu thế phát triển giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới, gắn liền với bối cảnh mới do đại dịch Covid-19 tác động, cần có sự đầu tư đổi mới về chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học.
Sinh viên thời 4.0 phải nghĩ khác, làm khác! Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khiến cho những chủ nhân trẻ của đất nước, những sinh viên thời 4.0 cũng thấy mình không thể đứng yên. Những sinh viên đầy nhiệt huyết và sức trẻ tại đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM - MỸ QUYÊN Tại Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM...