Đào tạo cử tuyển, tiếp tục hay không?

Theo dõi VGT trên

Vấn đề cử tuyển vào đại học lại nóng lên khi tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay trong thời gian đầu từ 2006 – 2014 chính sách này phát huy hiệu quả rất cao, nhưng gần đây xem ra không hiệu quả do học sinh học xong về địa phương không bố trí được việc làm.

Đào tạo cử tuyển, tiếp tục hay không? - Hình 1

Trường dự bị ĐH TP.HCM, nơi đào tạo giai đoạn đầu sinh viên hệ cử tuyển – ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN

Như vậy, vấn đề đặt ra là có nên duy trì chế độ cử tuyển hay không, khi hình thức tuyển sinh này lâu nay luôn tồn tại tiêu cực?

Gian lận về hồ sơ

Khi thực hiện chế độ cử tuyển, nhiều tỉnh đã làm sai quy định. Ngày 11.9.2013, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 năm thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, TC. Trong đó, có số liệu về việc cử người đi học cử tuyển không đúng quy định.

Trong giai đoạn 2007 – 2013, số lượng học sinh (HS) các dân tộc thiểu số được cử tuyển vào các trường ĐH, CĐ là 12.805 người, đạt 8% chỉ tiêu; vào các trường TC là trên 2.000. Theo quy định của chế độ cử tuyển, ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, một số tỉnh đã xét tuyển tỷ lệ HS người Kinh cao hơn quy định. Năm 2011, tỉnh Lâm Đồng cử 22 HS người Kinh trên tổng số 60 chỉ tiêu, Đắk Nông cử 38 HS người Kinh trên tổng số 117 chỉ tiêu. Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cử hoàn toàn người Kinh đi học. Nhiều dân tộc thiểu số trong nhiều năm không có HS cử tuyển.

Đó là chưa kể những vụ việc gian lận hồ sơ như tại Trường ĐH Y – Dược TP.HCM. Theo Quyết định số 1230/QĐ-ĐHYD ngày 8.5.2017 của Trường ĐH Y – Dược TP.HCM, có 6 sinh viên (SV) bị buộc thôi học từ năm 2016 – 2017. Đây là các SV thuộc diện cử tuyển của tỉnh Bình Phước nhưng gian lận hồ sơ (giả học bạ, giả hộ khẩu thường trú…). Trước đó, vào ngày 10.11.2016, Trường ĐH Y – Dược TP.HCM cũng ra Quyết định số 4364/QĐ-ĐHYD-ĐT buộc thôi học đối với một SV ở tỉnh Bình Phước vì làm giả hồ sơ. Đáng chú ý là các trường hợp gian lận hồ sơ này đều được cơ quan phụ trách xác nhận để đi học diện cử tuyển.

Video đang HOT

Chất lượng đầu vào thấp

Theo thạc sĩ Lê Hữu Thức, Hiệu trưởng Trường dự bị ĐH TP.HCM, giai đoạn đầu áp dụng chính sách cử tuyển SV học trực tiếp tại các trường ĐH, nhưng do các trường than phiền nên chuyển qua trường dự bị đào tạo 1 năm để “lọc” trước một bước. Nhìn chung, sau 1 năm học tại Trường dự bị ĐH TP.HCM, chỉ có khoảng 50% SV đủ trình độ để học tiếp chương trình tại các trường ĐH. Việc siết chuẩn tại trường dẫn đến chuyện một số tỉnh không chuyển HS về trường dự bị ĐH mà chuyển vào khoa dự bị của các trường ĐH rồi vào học thẳng ĐH. Theo ông Thức, việc này rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào.

Dù đã được “lọc” trước một bước ở giai đoạn dự bị nhưng nhiều SV diện này vẫn không thể theo được chương trình bậc ĐH. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ở những năm 1990, khi trường còn đào tạo bậc CĐ, SV cử tuyển chỉ được xét vào học bậc này. Sau này ở bậc ĐH, trường cũng chuyển từ đào tạo riêng sang học cùng SV đại trà. Dù vậy, có những thời điểm SV diện cử tuyển có thể tốt nghiệp tại trường không quá 50%. Tình hình tương tự ở các trường khác. Ở Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, học kỳ 1 năm học 2016 – 2017, trong số 19 SV diện cử tuyển mới chỉ có 3 người tốt nghiệp. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong số 16 SV cử tuyển chỉ 2 SV tốt nghiệp.

Số liệu thống kê của UBND tỉnh Bình Phước mới đây cho thấy trong giai đoạn 2006 – 2015, số SV cử tuyển đi học CĐ và ĐH tự ý nghỉ học không có lý do chính đáng và kỷ luật buộc thôi học của địa phương này là 32…

Không phân bổ được việc làm khi ra trường

Ngày 13.8 vừa qua, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc cử HS đi học chưa trúng. Chất lượng học của các cán bộ cử tuyển cũng chưa cao. Đặc biệt là việc cử đi và khi sử dụng không khớp nên học về không có việc làm. Bên cạnh đó, nhiều HS dân tộc miền núi học rất giỏi, nhưng không nằm trong hệ cử tuyển khi trở về cũng không được bình đẳng trong vấn đề việc làm.

Tính đến năm 2016, theo số liệu của Sở Nội vụ Gia Lai, địa phương đã cử 278 trường hợp theo học hệ cử tuyển từ năm 2009 đến nay để tăng cường nhân lực cho địa phương. Có 147 SV tốt nghiệp được tiếp nhận và bố trí việc làm. Số chưa bố trí được việc làm vẫn đang phải làm những việc trái ngành nghề, tự bươn chải và chờ việc làm trong vô vọng.

Theo Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, tính đến hết năm 2016, tỉnh có 648 trường hợp học cử tuyển nhưng còn 118 người chưa bố trí được công việc, cho đến năm 2019 sẽ có 312 SV chưa thể bố trí được công việc khi tốt nghiệp ra trường. Chính vì vậy, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ đề xuất tạm dừng cử tuyển đến năm 2020 để xử lý tình trạng tồn đọng về việc giải quyết việc làm cho SV sau khi ra trường vì tình hình phân bổ biên chế tại địa phương không được tăng.

Ngày 4.12.2014, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 11 khóa VIII HĐND tỉnh Bình Phước, ông Trần Văn Lân, Giám đốc Sở Nội vụ Bình Phước, đưa ra con số SV được tỉnh cử đi đào tạo tại các trường ĐH, CĐ và được bố trí công tác. Cụ thể, từ năm 2006 – 2013 là 741 trường hợp được cử tuyển, nhưng chỉ kịp bố trí được 61 người. (Còn tiếp)

Hơn 10 năm thực hiện

Ngày 14.11.2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, TC thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, ngày 15.5.2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2006/NĐ-CP.

Theo thanhnien.vn

Có nên tiếp tục chính sách cử tuyển hay không?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho rằng, chính sách cử tuyển đối với đồng bào dân tộc, miền núi thời gian qua chưa hiệu quả. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục chính sách này?

Có nên tiếp tục chính sách cử tuyển hay không? - Hình 1

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại - ẢNH GIA HÂN

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.8, giải đáp vấn đề chính sách cử tuyển trong giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay, trong thời gian đầu từ 2006-2014 thì chính sách này phát huy hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, gần đây, việc cử tuyển xem ra không hiệu quả do khi học sinh học xong về địa phương không bố trí được việc làm.

Theo Bộ trưởng Giáo dục, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc cử học sinh đi học chưa trúng. Chất lượng học của các cán bộ cử tuyển cũng chưa cao. Đặc biệt là việc cử đi và khi sử dụng không khớp nên học về không có việc.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh dân tộc miền núi học rất giỏi, nhưng không nằm trong hệ cử tuyển khi trở về cũng không được bình đẳng trong vấn đề việc làm.

Theo ông Nhạ, sắp tới Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ làm việc với Ủy ban Dân tộc để tham mưu cho Chính phủ, địa phương cử những người thực sự gắn với đầu ra, đảm bảo những người được đào tạo ra thực sự trở thành những "hạt giống" cho địa phương.

Chưa thỏa mãn với phần giải đáp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho rằng, hiện nay, nhiều học sinh người dân tộc do điều kiện hạn chế nên không phải cái gì cũng học được.

"Ví dụ các cháu muốn học nghề sư phạm thì các môn học cơ bản như toán, lý, hoá không học được, lại học thể dục và các môn phụ khác thì về địa phương không bố trí được do thừa giáo viên", ông Cương nêu.

Bên cạnh đó, địa phương có chỉ tiêu nào thì con cán bộ chiếm hết, con đồng bào dân tộc không đến lượt.

Tiếp tục giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, chính sách cử tuyển là chính sách dân tộc lớn của Đảng, Nhà nước, trong giai đoạn vừa qua đã đào tạo một thế hệ cán bộ của nhiều ngành, lĩnh vực cho dân tộc, miền núi.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng thừa nhận, trong hoạt động vừa qua, chính sách này đã phát sinh một số bất cạp và cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Chiến cho hay, hiện nay, trong 53 dân tộc thiểu số anh em có 32 dân tộc tỷ lệ tốt nghiệp ĐH dưới 1%, còn 3 dân tộc chưa có người học đại học. Đây là những đối tượng cần ưu tiên. Bên cạnh đó, cần tránh ưu tiên con cán bộ, hay người có lợi thế.

Bên cạnh đó, ông Chiến đề nghị thay đổi chính sách cử tuyển qua đơn vị chứ không cử tuyển như hiện nay đồng thời không châm chước về mặt trình độ, nếu cần phải cho học dự bị để đảm bảo mặt bằng văn hóa mới học đại học được.

"Chúng tôi thấy cần có ưu tiên, cử tuyển nhưng không châm chước về trình độ. Ít nhất phải một tám một mười, đuối quá không học được đâu, học xong ra trường cũng không làm được việc", ông Chiến nói.

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Mỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tàiMỹ nam Việt đẹp tới mức không một ai chê nổi: Nhìn tưởng siêu sao xứ Hàn lại hao hao Hứa Quang Hán mới tài
21:33:42 01/02/2025
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!
19:00:59 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hoa hậu Tiểu Vy gây bất ngờ trong "Bộ tứ báo thủ"

Hậu trường phim

23:33:30 01/02/2025
Bộ tứ báo thủ của đạo diễn Trấn Thành đang dẫn đầu phòng vé dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, Hoa hậu Việt Nam 2018 Tiểu Vy gây nhiều bất ngờ về diễn xuất.
Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Tình trạng sức khỏe tinh thần của Justin Bieber khiến người hâm mộ lo lắng

Sao âu mỹ

23:30:54 01/02/2025
Nam ca sĩ Justin Bieber tiếp tục khiến nhiều người lo lắng khi xuất hiện với vẻ ngoài tiều tụy. Anh cũng liên tục có những hành động gây chú ý trên mạng xã hội.
Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Hoa hậu Vbiz đóng phim trăm tỷ của Trấn Thành mỉa mai gây sốc về phát ngôn chê phim nhạt nhẽo của MC Quốc Thuận

Sao việt

23:27:48 01/02/2025
Sau Lê Giang thì người đẹp này có bài đăng dài nhắc thẳng tên MC Quốc Thuận về status ám chỉ phim Trấn Thành vô tri, nhạt nhẽo .
Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Jennie (BLACKPINK) cảm thấy khó theo kịp xu hướng của giới trẻ

Nhạc quốc tế

23:14:59 01/02/2025
Vào cuối tháng 1, một video có sự góp mặt của Jennie với tư cách là khách mời đã được tải lên kênh YouTube SsookSsook .
Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Một nam ca sĩ Vbiz trừng mắt quát fan mà không ai tranh cãi

Nhạc việt

23:11:03 01/02/2025
Nhiều người thừa nhận, chỉ có đu idol quốc nội mới cảm nhận được sự mắng mỏ đầy đanh đá nhưng lại ngập tràn yêu thương đến từ thần tượng như vậy.
Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim Tết dở đến mức bị nhà rạp thẳng tay cắt suất chiếu, mang tiếng "kiếp nạn đầu tiên của 2025" cũng chẳng oan

Phim châu á

22:06:34 01/02/2025
Theo 163, ngày 2/1, tức Mùng 4 tết, suất chiến của phim Anh Hùng Xạ Điêu: Hiệp Chi Đại Giả đã tụt xuống còn 6,3%, trong khi ngày đầu phim đạt hơn 10%.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Sao châu á

20:51:04 01/02/2025
Cuộc hôn nhân của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy lộ nhiều dấu hiệu bất ổn. Dù tin đồn ly hôn ầm ĩ dư luận cặp đôi vẫn nhất quyết không lên tiếng
Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Thế giới

20:30:45 01/02/2025
Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.