Đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS: Cần xây dựng chương trình phù hợp
Đề xuất đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh và phụ huynh.
Các ý kiến cho rằng, để thực hiện tốt mô hình này cần thiết phải có chương trình đào tạo phù hợp với năng lực cũng như lứa tuổi của học sinh.
Học sinh trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ thực hành tại xưởng động cơ.
Mô hình 9 cộng rút ngắn thời gian học tập
Mô hình 9 cộng đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở theo phương thức đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Cụ thể, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ học trung cấp nghề (2 năm), song song với chương trình văn hóa trung học phổ thông 4 môn hoặc 7 môn. Tốt nghiệp trung cấp, học sinh tiếp tục học liên thông lên trình độ cao đẳng (từ 1 – 2 năm). Như vậy, người học liên thông theo mô hình này sẽ hoàn thành chương trình cao đẳng trong khoảng từ 3 – 4 năm.
Mô hình này hiện được nhiều trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh triển khai, thu hút nhiều học sinh theo học. Thực hiện thí điểm từ năm 2015, số học sinh theo học mô hình 9 cộng tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên khá nhiều. Năm 2015, trường tuyển hơn 650 chỉ tiêu, đến năm 2019 là hơn 2.000 chỉ tiêu. Năm 2020, trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh 7.500 học sinh ở 50 ngành đào tạo, có khoảng 3.400 chỉ tiêu dành cho học sinh hệ 9 cộng.
“Do không phù hợp với môi trường học tập mới, những năm đầu thí điểm, có đến 30% học sinh nghỉ học sau năm đầu nhập học. Trường đã đưa ra các giải pháp học tập phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở. Ngoài các môn học cơ bản, trường bổ sung vào chương trình đào tạo các môn kỹ năng mềm; chương trình được xây dựng linh hoạt hơn, giáo viên tìm phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh… Qua đó, kết quả học tập được nâng dần từng năm, số học sinh bỏ học cũng giảm dần, đến nay tỷ lệ học sinh nghỉ học còn khoảng 7%” – Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Tại trường Cao đẳng quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình 9 cộng cũng đã được triển khai từ nhiều năm nay. Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, mô hình này giúp học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở rút ngắn thời gian học cao đẳng, tiết kiệm chi phí học tập. Sau thời gian 3,5 đến 4 năm, các em có thể hoàn thành chương trình cao đẳng và tham gia thị trường lao động. Nếu có nhu cầu, các em cũng có thể dễ liên thông các bậc học cao hơn. Chương trình đào tạo được nhà trường cập nhật thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động.
Video đang HOT
Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2019, cả nước có 1.914 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.053 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Trong số đó có 244 trường cao đẳng và 437 trường trung cấp có tuyển sinh và đào tạo trình độ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Chia sẻ về hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, thời gian qua công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được các ngành, các trường trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện. Cùng với đó, chất lượng nhân lực sau đào tạo, giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vị thế với xã hội, kiến thức và kỹ năng nghề của người học ngày càng tiệm cận thực tế sản xuất, nhu cầu của doanh nghiệp… Từ đó, nhận thức xã hội về giáo dục nghề nghiệp cũng dần thay đổi. Dù vậy, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông tại nhiều quận, huyện cũng chưa được như mong muốn.
Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp
Học sinh trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trong giờ thực hành tại xưởng hệ thống điều hòa không khí.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Hiện đề án thí điểm đang được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ. Đề xuất này đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh và phụ huynh. Nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương này sẽ góp phần thu hút được người học, giúp các trường cao đẳng chủ động xây dựng một kế hoạch đào tạo tốt hơn.
Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, với mô hình 9 cộng như hiện nay, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở phải tốt nghiệp trung cấp rồi thi liên thông lên cao đẳng. Như vậy, quá trình này cũng làm gián đoạn việc học của học sinh, kéo dài thời gian hơn. Việc thực hiện mô hình đào tạo cao đẳng không cần qua trung cấp sẽ rất có lợi cho người học và cho cả các trường. Nhà trường cũng chủ động trong xây dựng chương trình đào tạo xuyên suốt hơn, phù hợp với học sinh trung học cơ sở.
Theo Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, khi triển khai thí điểm mô hình này, vấn đề quan trọng nhất là nhà trường phải xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp. Đặc biệt, dù chuẩn đầu vào của các hệ đào tạo có khác nhau nhưng chuẩn đầu ra của học sinh học tốt nghiệp cao đẳng phải ngang bằng nhau.
Ngoài chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy mô hình này cần được chú trọng. Ngoài chuyên môn vững, giáo viên cần có phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, thích thú hơn; cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh, bởi ở lứa tuổi này có rất nhiều chuyển biến về tâm lý cần sự động viên chia sẻ.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, từ thực tế mô hình đào tạo 9 cộng cao đẳng trường đang thực hiện cho thấy, việc đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hoàn toàn có thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả mô hình này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần có một khung đào tạo chung về chương trình văn hóa trung học phổ thông, chương trình đào tạo nghề cho hệ này. Trên cơ sở đó, các trường nghề xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với năng lực học sinh. Bên cạnh đó, cùng với chuẩn đầu ra về chuyên môn, kỹ năng nghề, học sinh cần được đào tạo và đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, cũng còn có những ý kiến băn khoăn về năng lực học tập của các em học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, liệu có đáp ứng được chương trình học cao đẳng hay không. Thạc sĩ Lê Hồng Việt, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Việt Á cho rằng, thực tế hiện nay, rất nhiều học sinh khong đu suc vao lop 10 cong lap nen chon huong hoc trung cấp nghe và liên thông cao đẳng. Như vậy, nếu bo qua chương trình trung cap mà len thang cao đẳng, nhiều em đuối sức không theo kịp, sẽ rất áp lực.
Thạc sĩ Lê Hồng Việt nêu quan điểm, neu thực hiện đào tạo cao đẳng cho học sinh sau trung học cơ sở, cần xây dựng chương trình đào tạo, giao an va lo trinh phù hợp, để học sinh có thể học tốt, đam bao chất lượng đầu ra. Thực tế, dù có bằng cao đẳng nhưng không có kỹ năng nghề tốt vẫn đồng nghĩa với việc thất nghiệp.
Lần đầu tiên học sinh Nghệ An đạt giải tại cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2020
Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" (SV- STARTUP) nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.
Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" năm 2020 được phát động từ tháng 7/2020 trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia của học sinh hơn 60 tỉnh, thành và sinh viên của hơn 400 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước.
Qua 5 tháng triển khai, cuộc thi đã nhận được gần 600 bài dự thi và có 72 dự án xuất sắc nhất lọt vào chung kết (20 dự án của học sinh phổ thông và 52 dự án của sinh viên đại học, cao đẳng).
Các tác giả và giáo viên hướng dẫn đang triển khai dự án. Ảnh: P.V
Tham dự cuộc thi, các học sinh được thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đây đồng thời là môi trường quan trọng để kết nối "3 nhà": Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. Với Nhà nước, sản phẩm của giáo dục và đào tạo chính là nguồn nhân lực chất lượng cao; Với doanh nghiệp, đây là một sân chơi bổ ích để tìm kiếm ý tưởng, dự án mới để có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình cũng như lợi ích cho cộng động, xã hội.
Năm 2020, Nghệ An có 1 dự án được lọt vào vòng chung kết, đó là Dự án "Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe" của học sinh Long Hoàng Bảo (học sinh lớp 12), Vi Đức Quân và Nguyễn Thị Minh (học sinh lớp 11) và do cô giáo Bùi Thị Thùy Dung - Trường THPT 1-5 Nghĩa Đàn hướng dẫn trực tiếp.
Các học sinh Nghệ An đang thuyết trình về dự án tại ngày hội khởi nghiệp học sinh, sinh viên toàn quốc. Ảnh: PV
Chung cuộc, Dự án "Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe" đã được lọt vào TOP những dự án xuất sắc nhất của cuộc thi. Trải qua phần thi thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện của Ban Giám khảo, dự án đã được Ban Tổ chức trao giải Nhì, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen và được nhận 20 triệu đồng tiền thưởng. Ngoài ra, dự án còn được nhận giải dự án có số lượng bình chọn nhiều nhất.
Cuộc thi tổ chức lần thứ 3, nhưng đây là lần đầu tiên Nghệ An đạt giải ở cuộc thi này. Dự án "Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe" do học sinh Trường THPT 1/5 thực hiện đã chế xuất ra sản phẩm thảo mộc có nguồn gốc sinh học, được làm từ những nguyên liệu như thầu dầu tía, sài đất, ớt cay, cúc dã quỳ, mồng tơi, bồ kết. Sản phẩm vừa có thể phòng trừ các loại sâu bệnh, vừa an toàn với sức khỏe con người và môi trường đất.
Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng cho cây rau khi trong giai đoạn thu hoạch, không gây độc hại tới sản phẩm, ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch và giúp giảm chi phí trong bảo vệ thực vật.
Các tác giả và giáo viên Trường THPT 1/5 tại ngày hội khởi nghiệp quốc gia được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: P.V
Trước đó, dự án đạt giải Nhì tại cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên nhi đồng của tỉnh Nghệ An 2020 và lọt vào Top 10 cuộc thi khởi nghiệp do Sở Khoa học Công nghệ tổ chức và là 1 trong 5 dự án xuất sắc lọt vào vòng bán kết khởi nghiệp thanh niên nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ.
Trao học bổng Vừ A Dính tặng học sinh, sinh viên dân tộc vượt khó hiếu học Ngày 22/12, tại Trường Đại học Tây Nguyên, Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức trao tặng 155 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc vượt khó hiếu học tỉnh Đắk Lắk. Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa dự buổi lễ. Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch...